U22 Việt Nam: Làm lại sau nỗi đau

TP - Năm 2001 ở Kuala Lumpur, tại kỳ SEA Games đầu tiên mà môn bóng đá nam đưa ra giới hạn độ tuổi U23 cho các cầu thủ, ĐT U23 Việt Nam đã bị loại ngay sau vòng bảng, và 16 năm sau, cũng tại Kuala Lumpur, ĐT bóng đá nam Việt Nam một lần cũng phải ra về mà không được dự bán kết, chỉ khác là độ tuổi U22 thay vì U23 như 16 năm trước. 

Thất bại của U22 Việt Nam thực sự là một dấu ấn rất đáng buồn với bóng đá Việt Nam, nhất là trong bối cảnh bóng đá trẻ ở ĐTQG đang có nhiều thành tích đáng kể như ĐT U20 Việt Nam giành vé tham dự U20 World Cup 2017 hay ĐT U15 Việt Nam đoạt chức vô địch giải U15 Đông Nam Á năm 2015.

Những thành tích này cho thấy bóng đá trẻ Việt Nam có tiềm năng thực sự và lẽ ra một sân chơi khu vực như SEA Games hẳn không phải là rào cản bất khả chinh phục với chúng ta.

Tuy nhiên, 16 năm đã qua đi, và nếu tính từ SEA Games năm 1991, khi BTC còn chưa đưa ra giới hạn độ tuổi và đấy là thời điểm bóng đá Việt Nam bắt đầu hội nhập trở lại với đấu trường khu vực, thì giấc mơ giành HCV bóng đá SEA Games của chúng ta đã kéo dài xấp xỉ 30 năm.

Sau thất bại nặng nề ở SEA Games năm 2001, VFF đã bắt tay làm lại với lứa cầu thủ Công Vinh, Minh Phương, và chỉ 2 năm sau, họ đã lọt vào chung kết SEA Games năm 2003, và sau đấy lứa cầu thủ này còn lập thêm những chiến công kỳ vĩ như lọt vào tứ kết Asian Cup 2007 và đáng kể nhất là chức vô địch AFF Cup 2008.

Rất có thể VFF một lần nữa sẽ phải làm lại một lần nữa, và chúng ta đang sẵn có một lứa cầu thủ đầy tài năng là những người vừa trở về từ U20 World Cup 2017.

Hy vọng rằng ở SEA Games 2019, người hâm mộ Việt Nam sẽ không còn phải trải qua nỗi đau như ở SEA Games năm nay.

U22 Việt Nam: Làm lại sau nỗi đau ảnh 1
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.