V-League 2011: nghiệp dư lĩnh lương cao

Bầu Thắng của Đồng Tâm Long An với nỗi buồn rớt hạng.
Bầu Thắng của Đồng Tâm Long An với nỗi buồn rớt hạng.
Không đâu như tại Việt Nam, người ta thưởng cao cho các cầu thủ với mong muốn đội bóng trụ hạng (vốn là mục tiêu tối thiểu của mọi đội bóng). Mùa giải 2011, lần đầu tiên xuất hiện tiếng thở dài ngao ngán của các ông bầu vì đã quá mệt mỏi khi đầu tư làm bóng đá.
Bầu Thắng của Đồng Tâm Long An với nỗi buồn rớt hạng.
Bầu Thắng của Đồng Tâm Long An với nỗi buồn rớt hạng..

Nguồn thu bằng 0

Trong mùa giải 2011 không hề thấy các ông bầu, cũng là những doanh nhân thành đạt, nói về những thành công mà thay vào đó là sự chán nản khi đầu tư cho đội bóng. Đầu mùa giải, khác thường lệ, ông bầu Đoàn Nguyên Đức chẳng nói gì về tham vọng. Bầu Thắng của Đồng Tâm Long An luôn kín tiếng nhưng mùa này lại nói khá nhiều nhưng chủ yếu là đánh giá trọng tài “bẻ còi” hay bày tỏ quan điểm bất lực trước cách làm bóng đá dựa vào tiền của các đội khác. Bầu Tuấn của Hòa Phát Hà Nội ở vòng 23 đã tuyên bố sẽ bỏ bóng đá. Trong khi đó, dù xuống hạng như bầu Kiên của Hà Nội ACB cũng chẳng lấy làm buồn khi ông chỉ xem bóng đá như một trò chơi không hơn không kém, nghĩa là lúc nào không còn thích nữa thì… nghỉ chơi. Thậm chí, dù đang nổi như cồn nhưng bầu Thụy của Xuân Thành Sài Gòn đang xem xét lại việc gắn thương hiệu lên CLB vì sợ bị ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh sự chán nản, có thể thấy dấu hiệu mệt mỏi của các doanh nhân trên trong quá trình đầu tư cho bóng đá. Cũng phải, tiền thì cứ tung ra nhưng nguồn thu lại chẳng là bao.

Ở mùa giải năm nay, đội Navibank Sài Gòn thậm chí còn phải thuê dàn trống kèn để tạo không khí trên khán đài. Đội còn tổ chức chương trình xem bóng đá có thưởng, phát miễn phí thẻ ATM để mời mọc CĐV đến sân nhưng kết quả cũng chẳng khá hơn.

Nếu như với các CLB phương Tây, nguồn thu chủ yếu đến từ bản quyền truyền hình, bán vé, bán sản phẩm ăn theo CLB và đây là những bầu sữa cực lớn nuôi sống mọi đội bóng chuyên nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, với V-League, nguồn thu vừa nêu vẫn là một khái niệm xa xỉ. Thành ra, bàn về một CLB bóng đá Việt Nam là bàn về một cỗ máy ngốn tiền thuộc vào loại vô địch. Doanh số hoạt động trung bình của 1 CLB trong nước là vào khoảng 40 – 60 tỷ đồng, cá biệt có đội còn chi trên 80 tỷ đồng/mùa, trong khi nguồn thu gần như bằng 0.

Nhìn hầu bao mà đá

Như đã từng đề cập, không ít đội bóng hiện đang tồn tại ở V-League xuất phát từ những mục đích riêng của những người chủ sở hữu đội bóng ấy. Tiền được rót từ hầu bao của ông chủ, từ doanh nghiệp mẹ để duy trì hoạt động của CLB.

Thực tế ấy cũng kéo theo hệ lụy là cầu thủ cũng lao vào vòng xoáy kim tiền, họ cố công chạy từ chỗ tiền thưởng ít sang chỗ tiền thưởng nhiều, đến nỗi thành một thói quen cứ có tiền mới chịu đá, rồi trước khi ra sân là lại ngóng tiền thưởng.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà 2 đội nổi tiếng chi tiêu dè xẻn nhất V-League vài năm qua là Đồng Tâm Long An và Hà Nội ACB lại rớt hạng. Ngược lại những người sẵn sàng bỏ bạc tỷ cho mỗi trận thắng trong giai đoạn cuối mùa giải như Hòa Phát Hà Nội hay V.Hải Phòng lại về đích an toàn. Tuy nhiên, ngay cả những người trong cuộc cũng khó nhận định chính xác rằng việc chi bạo như Hòa Phát Hà Nội (2 tỷ đồng/trận thắng) hay V.Hải Phòng (10 tỷ đồng nếu trụ hạng thành công) là cách làm đúng của bóng đá chuyên nghiệp.

Có một sự thật, sau khi giành chức vô địch lịch sử, Sông Lam Nghệ An nhận tổng cộng khoảng 6 tỷ đồng tiền thưởng, tức chỉ hơn phân nửa số tiền mà Khánh Hòa, Hòa Phát hay Hải Phòng nhận khi… trụ hạng thành công. Nếu điều bất hợp lý này vẫn còn xảy ra, rõ ràng, bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam vẫn chỉ là nghiệp dư lãnh lương cao mà thôi.

Theo Sài Gòn Giải Phóng

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.