V.League ế ẩm ngày giáp Tết

Khán giả Nghệ An góp phần quan trọng vào những chiến thắng của đội nhà khi thường xuyên tới sân rất đông để cổ vũ cho thầy trò HLV Hữu Thắng. ảnh: VSI
Khán giả Nghệ An góp phần quan trọng vào những chiến thắng của đội nhà khi thường xuyên tới sân rất đông để cổ vũ cho thầy trò HLV Hữu Thắng. ảnh: VSI
TP - Số lượng khán giả đến sân theo dõi các trận đấu ở lượt trận thứ 2 V.League giảm mạnh so với ngày khai mạc. Hai vòng đấu của V.League không nhận được nhiều sự quan tâm của truyền thông và dư luận như các mùa giải trước.

Điều này theo lý giải của Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF), một phần do hiệu ứng của đội tuyển U19 quốc gia. Giải giao hữu quốc tế của U19 với sự tham gia của các đại diện mạnh trên thế giới đã thu hút toàn bộ sự chú ý của báo chí và người hâm mộ. Con số trung bình hơn 8.000 khán giả/trận đấu ở lượt trận đầu tiên cũng được VPF nhìn nhận lạc quan khi so với mức trung bình 6.000 khán giả/trận ở các trận đấu thuộc giải Vô địch quốc gia Thái Lan.

Tuy nhiên, cho đến lượt trận thứ 2 diễn ra cuối tuần qua, lượng khán giả đến sân đã giảm mạnh hơn. Cụ thể, tổng số khán giả chỉ đạt khoảng trên 35.000 người. Con số này thấp hơn 10.000 so với 46.000 người ở lượt trận đầu tiên.

Thu hút nhiều khán giả đến sân nhất lượt trận thứ hai là trận đấu giữa Sông Lam Nghệ An và QNK Quảng Nam. Trên sân Vinh, đã có khoảng 11.000 CĐV theo dõi và cổ vũ thầy trò HLV Nguyễn Hữu Thắng thi đấu.

Theo thống kê của BTC, một số sân, số lượng CĐV chỉ được vài nghìn người. Trận đấu giữa Đồng Tâm Long An và Hải Phòng, sân Long An chỉ vỏn vẹn 2.000 khán giả. Nhỉnh hơn một chút, sân An Giang trong trận đấu giữa Hùng Vương An Giang và Đồng Nai, tổng cộng có 3.500 CĐV. Tương tự, sân Ninh Bình cũng chỉ đạt con số 4.000 CĐV khi chủ nhà The Vissai Ninh Bình tiếp Than Quảng Ninh.

 Thu hút nhiều khán giả đến sân nhất lượt trận thứ hai là trận đấu giữa Sông Lam Nghệ An và QNK Quảng Nam. Trên sân Vinh, đã có khoảng 11.000 CĐV theo dõi và cổ vũ thầy trò HLV Nguyễn Hữu Thắng thi đấu. Ở trận này, Sông Lam Nghệ An thắng giòn giã đối phương 6-1.

Ngoài việc thời điểm cận Tết nên sự quan tâm của người hâm mộ cũng giảm, thì một lý do khác khiến lượt trận vừa qua của V.League có ít khán giả đến sân là một số đội bóng vốn có nhiều CĐV như Hải Phòng hay SHB Đà Nẵng đều không được thi đấu trên sân nhà. Hải Phòng phải làm khách trên sân Long An của Đồng Tâm Long An, trong khi SHB Đà Nẵng thi đấu với Thanh Hóa. Trận đấu giữa Thanh Hóa và SHB Đà Nẵng cũng thu hút được khoảng 8.000 CĐV đến sân. Ở thời điểm bình thường, sân Lạch Tray và Chi Lăng đều có khoảng trên dưới 10.000, thậm chí 20.000 CĐV.

“Đây là thời điểm cận tết nên người hâm mộ cũng phải dành sự quan tâm cho nhiều việc cuối năm. Xét về góc độ chuyên môn, chúng tôi cho rằng giải năm nay có sự cải thiện. Các đội bóng lớn vẫn có sự đầu tư về lực lượng nên sức mạnh không suy giảm nhiều mà chỉ tăng lên. Qua tết thời tiết thuận lợi hơn, chúng tôi tin rằng lượng CĐV sẽ tăng. Đây mới chỉ là những vòng đấu đầu tiên nên không có gì phải lo lắng nhiều. Với sự ủng hộ của truyền thông, chúng tôi tin có thể khiến V.League trở nên hấp dẫn hơn”-một quan chức VPF hôm qua nói.

Cũng theo vị này, sau khi trở lại Việt Nam nhận nhiệm vụ Trưởng BTC giải, chuyên gia người Nhật Bản Tanaka Koji sẽ có những tư vấn cho VPF trong công tác tổ chức, điều hành giải. V.League 2014 có thể sẽ có nhiều nét mới, từ đó cải thiện cả hình ảnh và chất lượng của giải đấu.

“Điều chúng tôi cần ở báo chí và dư luận lúc này là sự kiên nhẫn. Mọi thứ đều cần thời gian. Giải Vô địch quốc gia Nhật Bản được như ngày nay cũng cần một quá trình nhiều năm trời xây dựng và phát triển. V.League mới ở giai đoạn đầu tiên đi lên chuyên nghiệp nên không thể ngay một lúc đòi hỏi phải thành công như họ”-lãnh đạo VPF trên nói.

Trao đổi với Tiền Phong mới đây, TGĐ VPF Phạm Ngọc Viễn cũng từng đề nghị sự hỗ trợ của giới truyền thông đối với VPF trong quá trình tổ chức giải. Theo ông Viễn, truyền thông đóng vai trò cầu nối, giúp chuyển tải hình ảnh của V.League tới đông đảo người hâm mộ.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.