V.League trong chiếc áo bao cấp

Những đội bóng tư nhân như CLB Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh luôn có động lực mạnh mẽ hướng tới sự phát triển.
Những đội bóng tư nhân như CLB Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh luôn có động lực mạnh mẽ hướng tới sự phát triển.
TPO - Lợi ích dẫn dắt hành động, phản ứng của các CLB V-League trước tình hình dịch COVID-19 ở Đà Nẵng phần nào cho thấy bức tranh bóng đá Việt Nam hiện nay.

Một số đội bóng đã gửi công văn hoặc rậm rịch làm công văn lên LĐBĐVN (VFF) và Công ty cổ phần bóng chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đề nghị dừng giải đấu, không có đội xuống hạng. Cụ thể gồm: Nam Định, Quảng Nam, Sông Lam Nghệ An, SHB Đà Nẵng, Thanh Hoá.

Điểm chung dễ nhận thấy, các đội bóng này đều đang trong khu vực có nguy cơ rớt hạng.

Quảng Nam đang đứng cuối bảng với 8 điểm sau 11 trận, thành tích tệ hại  nhất kể từ khi đội bóng này vô địch V-League năm 2017. Nam Định được 10 điểm, bằng với điểm số của đội xếp thứ 13 là Hải Phòng. Thanh Hoá 14 điểm, Đà Nẵng 13 điểm, Nghệ An 12 điểm. Nếu không có đột biến thì sau giai đoạn 1, gần như các đội bóng này sẽ rơi xuống nhóm B, nhóm các đội tranh suất trụ hạng ở giai đoạn 2.

Điểm chung thứ 2 của các đội bóng trên, đa phần đều được bao cấp, hỗ trợ của các địa phương, như Thanh Hoá hay SLNA, mùa giải nào cũng được hỗ trợ mạnh từ UBND tỉnh. Hải Phòng từ lâu sa sút, khiến cho Lạch Tray mất lửa. Cũng không khó để nhận thấy, những đội bóng kể trên kém năng động hơn hẳn so với những đội bóng có tính chất tư nhân như CLB Hà Nội, HAGL hay Sài Gòn FC.

Công tác làm truyền thông, xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu để kiếm tiền của những đội bóng này khá yếu. Qua mỗi mùa giải, mục tiêu của những CLB nói trên cơ bản chỉ là trụ hạng, trường hợp Thanh Hoá chỉ nghĩ tới cuộc đua vô địch ở thời điểm nhận được tài trợ mạnh mẽ từ tập đoàn FLC cách đây mấy mùa giải. Nhưng ngay khi nhà tài trợ rút lui, đội bóng của bầu Đệ lại trở về vòng quay trụ hạng.

V.League trong chiếc áo bao cấp ảnh 1 Những đội bóng đang đứng trước nguy cơ rớt hạng hoặc được bao cấp có động cơ để muốn V-League phải dừng ngay, thay vì nghĩ tới giải pháp tháo gỡ trước dịch COVID-19.

Dịch COVID-19 đang gây nên những hệ quả nghiêm trọng tới đời sống kinh tế-xã hội, tác động mạnh tới bóng đá. Chống dịch là ưu tiên, nhưng trong cơn khủng hoảng, phản ứng của từng chi tiết trong hệ thống bóng đá cũng cho thấy sự khác biệt. Đối với một số đội bóng, dừng giải đồng nghĩa với sự an toàn (cho CLB hoặc một số người).

Sông Lam Nghệ An có lẽ là trường hợp đáng tiếc nhất khi là một địa phương giàu tiềm năng về bóng đá, nhưng năm này qua năm khác không có sự đột phá. Sự trì trệ của bóng đá xứ Nghệ thể hiện rõ qua sự xuống cấp của sân Vinh, thành tích tụt lùi kéo theo sự sụt giảm CĐV trên khán đài. Việc tìm kiếm nguồn tài trợ vì vậy cũng gặp khó khăn, chỗ dựa quen thuộc của lãnh đạo CLB là UBND tỉnh.

Bóng đá Việt Nam khó có thể phát triển nếu dựa trên những nền tảng thiếu tham vọng, yên ổn trong chiếc áo bao cấp.

MỚI - NÓNG
Kế hoạch mới của Ban Chỉ đạo Trung ương về tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy
Kế hoạch mới của Ban Chỉ đạo Trung ương về tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy
TPO - Ngày 4/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng - kiêm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) đã ký ban hành Kế hoạch số 56-KH/BCĐ của Ban Chỉ đạo về tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Đột phá từ cán bộ

Đột phá từ cán bộ

TP - Từ ngày 1/7 tới đây, Việt Nam chính thức chuyển mình qua một dấu mốc quan trọng: bộ máy hành chính không còn 63 tỉnh, mà chỉ còn 34 đơn vị cấp tỉnh. Cấp huyện – vốn từng là một tầng nấc trong bộ máy cũ - sẽ được gỡ bỏ, nhường chỗ cho mô hình hai cấp: tỉnh và xã, đi thẳng, gọn, và gần dân hơn bao giờ hết.
Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

TP - "Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi". Câu trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận được chia sẻ của đông đảo dư luận mấy ngày qua. Nó đánh thẳng vào suy tư và cảm xúc của mỗi người, về thái độ nhìn nhận hiện thực đời sống.
Làm sạch thị trường

Làm sạch thị trường

TP - Hôm 16/6, giữa cuộc họp tại Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói một câu rất ngắn – nhưng như một lát cắt rạch thẳng vào lớp sương mù đang bao phủ thị trường: Bản chất của việc các quầy hàng đóng cửa là do hàng giả, hàng gian.
Khối C

Khối C

TP - Tổ hợp C00 gồm 3 môn Văn, Sử, Địa, mà hồi xưa vẫn gọi là khối C, đang bị nhiều nơi đào thải khỏi phương án tuyển sinh đại học năm nay. Toàn những lò đào tạo khoa học xã hội thuộc top đầu cả nước. Như trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, trường ĐH Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền,... Học báo chí, luật, công tác xã hội, tâm lý học, văn hóa học, Việt Nam học, xã hội học... mà lại né xa chùm ba môn Văn, Sử, Địa?!
Tư nhân mở 'cao tốc'

Tư nhân mở 'cao tốc'

TP - “Tư nhân mở cao tốc kinh tế” - phát biểu đầy hàm súc của ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tại Hội thảo “Mở cao tốc cho kinh tế tư nhân”  do báo Tiền Phong tổ chức - không chỉ là một nhận định mang tính khuyến nghị, mà là một mệnh đề phát triển mang tính thời sự.
Chốt chặn

Chốt chặn

TP - Hàng loạt vụ án nghiêm trọng liên quan đến sản xuất, buôn bán lưu thông hàng giả đã và đang được phanh phui khiến dư luận nhức nhối. Những vụ sữa giả, thuốc giả, thực phẩm và thực phẩm chức năng giả... quy mô lên tới gần 600 nhãn hiệu sữa bột giả, hơn 900 nhãn hiệu gồm hàng trăm tấn thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả...
Thuế

Thuế

TP - Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trao đổi với phía Mỹ để đưa mức thuế nhập khẩu về 0% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời đề nghị Mỹ áp dụng mức thuế tương tự đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Thiếu quê hương?

Thiếu quê hương?

TP - Có lẽ chưa khi nào chúng ta nói nhiều, nghĩ nhiều về quê hương đến thế. Khi công cuộc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính đang diễn ra vô cùng khẩn trương. Trong cuộc đổi dời kì vĩ ấy, sẽ có vô vàn những cuộc chia tay. Chia tay với những tên tỉnh tên huyện tên làng xã đã bao đời thấm đẫm thương yêu như máu thịt. Chia tay những tháng năm “một cõi bên trời” để “ta về với người”...
Thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tăng trưởng

TP - Thúc đẩy quyết liệt giải ngân đầu tư công, bơm vốn ra nền kinh tế… là những nhiệm vụ được Chính phủ nêu rõ và quyết liệt yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.