VPF kêu lên Bộ Tư pháp

VPF kêu lên Bộ Tư pháp
TP - Cùng với Bộ Tư pháp, công văn của VPF do Phó chủ tịch HĐQT Nguyễn Đức Kiên ký đồng thời được gửi lên Bộ VH-TT&DL và Bộ TT&TT với đề nghị các Bộ xem xét lại tính hợp pháp bản hợp đồng VFF ký với AVG.

> AVG và VTC trình bày quan điểm

Trong một diễn biến khác, VFF tiếp tục khẳng định quyền sở hữu đối với bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp.

Trong công văn gửi ba Bộ, VPF (Công ty cổ phần bóng đá VN) đã trích dẫn Khoản 2 Điều 53 Luật Thể dục thể thao năm 2006 và Điều 12 Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26-6-2007 của Chính phủ, khẳng định quyền sở hữu bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp “thuộc về VFF và các CLB bóng đá chuyên nghiệp”.

Tuy nhiên, theo VPF, khi ký hợp đồng với AVG, VFF đã chưa có được sự đồng ý của người có thẩm quyền của các CLB bóng đá chuyên nghiệp về việc ủy quyền cho VFF đại diện các CLB đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp.

Không dừng lại ở đó, viện dẫn Luật Báo chí năm 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật Báo chí năm 1999, Nghị định 51/NĐ-CP của Chính phủ quy định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Báo chí và Luật sửa đổi bổ sung một số Điều luật Báo chí và Khoản 3, Điều 3 Thông tư số 07/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin truyền thông ngày 1-3-2011 “Giấy phép hoạt động truyền hình là giấy phép hoạt động báo hình gắn với sự ra đời của tổ chức hoạt động phát thanh, truyền hình, quy định tôn chỉ, mục đích hoạt động của kênh chương trình truyền hình quảng bá…”; khoản 1 Điều 4 Thông tư số 07/2011/BTTTT quy định “Bộ trưởng Bộ thông tin Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động phát thanh, Giấy phép hoạt động truyền hình…”, VPF cho rằng, vào thời điểm ký hợp đồng với VFF ngày 8-12-2010, AVG không có giấy phép hoạt động truyền hình theo các quy định của pháp luật.

VPF đã đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ VH-TT&DL và Bộ Thông tin Truyền thông xem xét tính hợp pháp của Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình của VFF cho AVG.

VPF không tôn trọng VFF

Những tranh cãi giữa các bên liên quan đến bản quyền truyền hình Super League và các giải bóng đá chuyên nghiệp khác cho đến ngày hôm qua vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cùng ngày với công văn VPF gửi ba Bộ, VFF cũng có công văn gửi VPF, với nội dung khẳng định lại quyền sở hữu đối với bản quyền truyền hình các giải đấu.

"Các Bộ xem hợp đồng của VFF và AVG có hợp pháp không"?

Ông Kiên

"Eximbank sẽ rút nếu chiến sự tiếp diễn"

Ông Dũng

VFF đồng thời khẳng định, việc VFF chuyển quyền quản lý, tổ chức và điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp VN cho VPF vẫn chưa hoàn tất về mặt thủ tục. “Về mặt thủ tục, việc ủy quyền của VFF cho VPF chỉ có hiệu lực sau khi VPF có đủ tư cách đại diện cho VFF.

Như vậy, VPF phải đáp ứng hai điều kiện: 1. VPF hoàn thành các thủ tục để trở thành thành viên VFF (Điều 72 Điều lệ VFF) và 2. VPF phải hoàn tất việc ký kết hợp đồng nhận ủy quyền điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp VN (Điều 3 Nghị quyết 426/NĐ-LĐBĐVN) từ VFF.

Đến ngày hôm nay, VPF vẫn chưa đáp ứng cả hai điều kiện này nên việc ủy quyền của VFF cho VPF chưa đủ hiệu lực pháp lý”. Bên cạnh đấy, để được ủy quyền, VFF còn đặt ra một số điều kiện khác đối với VPF.

Theo VFF, việc VPF không thừa nhận quyền sở hữu các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp VN của VFF như vừa qua là cố tình không hiểu các quy định tối thiểu cần thiết của pháp luật thể thao và Điều lệ VFF cũng như “không tôn trọng VFF”.

Thường trực BCH VFF đã yêu cầu HĐQT VPF “nghiêm túc rút kinh nghiệm về những phát biểu mang tính cá nhân của lãnh đạo VPF trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với VFF”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG