Cần người chịu trách nhiệm với Quỹ

TP - Với Bộ Giao thông Vận tải, việc tù mù quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trì đường bộ cũng được coi là một trong những vấn đề của cơ quan này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây đã kết luận và dự kiến sẽ có nghị quyết xung quanh việc giao lại cho Chính phủ đánh giá chi tiết một số quỹ đang hoạt động hiện nay; để Chính phủ xem quỹ nào hoạt động không hiệu quả, không phù hợp với luật, quỹ nào không cần thiết, từ đó báo cáo Quốc hội quyết định. Với Bộ Giao thông Vận tải, việc tù mù quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trì đường bộ cũng được coi là một trong những vấn đề của cơ quan này.

Theo Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ Sở GTVT TP.HCM, nguồn thu phí sử dụng đường bộ tại TP.HCM tăng nhanh hằng năm, tuy nhiên Quỹ Bảo trì đường bộ trung ương cấp về lại TP.HCM quá ít. Cụ thể, năm 2014 quỹ thu được 847 tỷ đồng, nhưng Quỹ Bảo trì đường bộ trung ương chỉ cấp về thành phố này 73 tỷ đồng. Đến năm 2017, TPHCM thu 1.116 tỷ đồng, chỉ được cấp lại 226 tỉ đồng, năm 2018 cấp 107 tỷ đồng. Việc quỹ thu hàng nghìn tỷ đồng nhưng các địa phương không được hưởng lợi từ việc trích sử dụng quỹ khiến nhiều chuyên gia, người dân bức xúc.

Với lĩnh vực xăng dầu, việc giữ hay bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cũng được đặt ra thời gian gần đây khi các doanh nghiệp trong ngành phải chịu khoản âm hàng trăm tỷ đồng do các điều hành của cơ quan quản lý. Đề nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu không phải lần đầu tiên được đặt ra. Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) cũng nhiều lần kiến nghị các bộ, ngành và Chính phủ xem xét lại việc sử dụng, duy trì quỹ này. Trong văn bản gửi Chính phủ hồi tháng 4, hiệp hội này lập luận: Việc trích lập Quỹ 300 đồng một lít theo quy định tại Nghị định 83 đang khiến người tiêu dùng chịu thiệt. Còn theo số liệu của Bộ Tài chính, số dư Quỹ này cuối năm 2018 là hơn 3.500 tỷ đồng, nhưng đã được chi rất mạnh trong 6 tháng đầu năm 2019. Hết quý I/2019, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu âm gần 621 tỷ đồng và quý II âm xấp xỉ 500 tỷ đồng. Lợi cho người dân chưa thấy rõ nhưng với các doanh nghiệp, việc âm quỹ hàng trăm tỷ đồng là vấn đề cực lớn.

Cũng với Bộ Công Thương, sau nhiều năm đến hẹn lại lên, trong báo cáo “phá sản” ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ quan này đã chủ trì xây dựng đề án phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ với số vốn 100.000 tỷ đồng. Đây có thể coi là một quỹ mới?

Tới cả trăm nghìn tỷ đồng được đưa ra chỉ để bơm vốn cho các DN, dự án là vấn đề khiến người dân hết sức quan ngại. Đành rằng, các loại quỹ, nếu được hình thành từ nguồn của doanh nghiệp, của dân, giúp cho các DN phát triển sẽ là tín hiệu tốt cho nền kinh tế. Việc tiêu quỹ không được kiểm soát thông qua các dự án lập quỹ sẽ dẫn đến những hệ lụy của người dân, đất nước ngày càng tăng lên.

Nếu các loại quỹ được thành lập, duy trì, cần cơ chế chịu trách nhiệm rõ ràng của người, đơn vị đề xuất, cơ quan cấp bộ đề xuất để những trường hợp tiêu tiền của đất nước không còn nữa.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.