Cường quốc bắt nạt qua mạng

TP - Việt Nam nằm trong số 5 nước ứng xử trên mạng kém văn minh nhất. Kết quả Microsoft vừa công bố.

Việt Nam nằm trong số 5 nước ứng xử trên mạng kém văn minh nhất. Kết quả Microsoft vừa công bố. Khảo sát nhằm tìm hiểu những trải nghiệm của người dùng internet đối với 21 rủi ro do các hành vi cư xử không đúng mực gây ra.

Có 25 nước được mang ra mổ xẻ. Tại Việt Nam, cuộc khảo sát được tiến hành trên 500 người tuổi từ 13 đến 74. Dù sao thì Việt Nam cũng vẫn còn sau 4 nước Nga, Columbia, Peru và Nam Phi. Trong nhóm được xem là văn minh nhất, Mỹ dẫn đầu sau đó là Malaysia, Đức, Hà Lan, Anh.

Nhiều người đăng ảnh chụp màn hình cho thấy ngay dưới thông tin này là dòng bình luận thể hiện sự bất bình bằng một câu chửi tất nhiên bằng tiếng Việt. Bức ảnh có thể là chế nhưng phản ứng này hoàn toàn logic nếu đối chiếu với thói quen “chửi bậy như ranh” từ nhà ra đường của không ít người Việt...

Liệu có phải người Việt vốn hiền lành nhẫn nhịn trong đời thực nên đành phải trút hết các bực dọc lên mạng? Câu trả lời là không. Nhan nhản những bằng chứng sống động đang được mạng lưu giữ cho thấy nào là bảo mẫu bạo hành trẻ, nữ sinh đánh bạn hội đồng, phụ nữ đánh ghen, tài xế taxi loạn đả, cảnh sát giao thông cũng bị hành hung…

Mạng chỉ phản ánh và rồi lại tác động vào thực tế mà thôi. Tấn công qua mạng gây ra không ít những vụ tự tử ở người trẻ những năm gần đây. Hành vi này được xem là nguy hiểm hơn cả bắt nạt ngoài đời vì chúng diễn ra 24/24 và bằng chứng có thể được lưu giữ mãi mãi trong không gian ảo.

Mới đây, báo chí dẫn vụ fan của Jack kỳ thị K-ICM như một ví dụ của bắt nạt qua mạng. Chả là sau khi cặp đôi chia tay trong căng thẳng, thay vì đổ lỗi cho công ty ICM, fan quay ra tấn công K-ICM. Kết quả là MV mới của K-ICM đang giữ kỷ lục “video nhạc Việt bị ghét nhất” với 800.000 lượt bấm dislike sau gần 15 tiếng công chiếu. Qua vụ việc có thể thấy rõ ràng khán giả nhìn nhận nghệ sĩ không chỉ qua sản phẩm.

Đôi khi người nổi tiếng quá bức xúc vì bị xử tệ trên mạng cũng hết cả bình tĩnh. Một nam ca sĩ nổi tiếng sau khi bị các trang tin điện tử đặt điều về hôn nhân của mình vừa làm một bài chửi hoành tráng trên Facebook.

Không biết những lời lẽ cay độc ấy có đến tai những kẻ vu khống, nhưng khán giả của anh được “hưởng” trước tiên. Lại có “danh hài” nổi tiếng cõi Facebook do chuyên bày những trò tục tĩu, đến một ngày cũng lại được một ca sĩ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam vào khen “duyên lắm”...

Không phải vô cớ mà người ta nổi tiếng. Ngoài tài năng, sự phấn đấu, dễ thường họ còn có những điểm chung cơ bản nào khiến đám đông thấy gần gũi, thu hút. Biết đâu “nghiên cứu” những sao nổi nhất của một nước, cũng ra được phần nào mức độ văn minh của nước đó.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.