Khoán… chờ lòng tin

TP - Biết rồi, khổ lắm, nói mãi thôi… Chuyện cứ thế lặp đi lặp lại như một vòng xoáy luẩn quẩn kéo dài nhiều năm nay quanh việc khoán chi, khoán sử dụng xe công sao cho hiệu quả.

Theo tính toán, hiện cả nước có khoảng gần 40.000 xe ôtô công. Dù so với những loại tài sản công khác, tổng giá trị mua sắm số ôtô này không lớn. Tuy nhiên, chi phí bình quân để vận hành một xe công gồm bảo dưỡng, nhiên liệu, bảo hiểm... lại là con số khổng lồ khi ngân sách phải chi ra tới 320 triệu đồng/xe/năm. Còn nếu thực hiện việc khoán chi sử dụng ước tính lượng xe công sẽ giảm rất lớn, như mục tiêu Chính phủ đặt ra là số lượng xe công sau năm 2020 sẽ giảm khoảng 30%-50% so với hiện nay.

Sau nhiều chờ đợi, hồi đầu năm 2019, Chính phủ ban hành nghị định về tiêu chuẩn định mức và sử dụng xe công. Theo nghị định này, cơ chế khoán chỉ dừng lại tự nguyện đối với một số chức danh như thứ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, phó trưởng các ban Đảng ở trung ương… thay vì áp dụng bắt buộc với một số chức danh sử dụng xe công như Bộ Tài chính đề xuất.

Nghị định cũng quy định "điều khoản mở" nếu chức danh nào tự nguyện khoán, Nhà nước sẽ không trang bị xe công cho nữa. Còn với lãnh đạo dưới chức danh có hệ số lương từ 0,7-1,25- tức là dưới cấp thứ trưởng như lãnh đạo sở và cấp cục thì buộc phải áp khoán, không được sử dụng xe công.

Đến nay dù đã có 20 bộ, ngành và một vài địa phương thực hiện thí điểm khoán xe công nhưng việc có thể tiết kiệm ngân sách một khoản lớn không như mong đợi. Chưa kể mô hình khoán chi phí này chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ đi cùng nên cũng khó xác thực được tác dụng.

Việc để “cơ chế mở” và dù Chính phủ cũng đã có yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình khoán xe công, nhưng việc tiết giảm ngân sách, được kỳ vọng lên tới hàng nghìn tỷ đồng, dường như không mấy hiệu quả. Việc khoán xe công nhiều chuyên gia đánh giá kết quả khó được như mong đợi.

Thực tế, ở khía cạnh các địa phương, cũng khó thuyết phục các quan chức chịu thiệt để dùng xe khác mỗi khi có nhu cầu sử dụng. Đi xe biển xanh, xe công, ở khía cạnh nào đó cũng thuận tiện và đặc biệt là “oai” hơn rất nhiều so với đi taxi hay xe ôm.

Việc khoán dùng tài sản công theo kiểu “mắt nhắm, mắt mở” hiện nay cũng dẫn đến thực tế, các bộ ngành, địa phương nếu không nghiêm túc thực hiện thì không mấy đơn vị, cá nhân bị xử lý.

Tâm lý so sánh, sao tôi phải chịu thiệt khi người khác "không oách bằng tôi" vẫn dùng xe công hàng ngày, chưa kể các "va chạm không cần thiết" ở thời điểm nào đó sẽ là trở lực nếu quyết tâm khoán xe công không được thực hiện nghiêm.

Những quy định ban hành nhưng không có đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm thực thi đến cùng, như kiểu cấm tè bậy, hút thuốc lá nơi công cộng... sẽ là thứ thuốc làm nhờn công dụng của luật pháp, làm suy yếu lòng tin của người dân.

Khi quan chức không gương mẫu, lòng dân khó phục, mệnh lệnh sẽ bất tuân và lâu dài sẽ là ẩn họa cho đất nước khi nạn lạm quyền, lạm dụng tài sản công vẫn diễn ra hàng ngày.

 
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.