Khoảng trống giám sát

TP - Cho đến chiều qua 29/8, một cán bộ thuộc Sở KH&CN Hà Nội từng có nhiều năm gắn bó với dự án tàu nạo vét bùn cho tôi biết gần như không có hy vọng gì về dự án này. Đơn vị được thành phố giao tiếp nhận và đưa vào sử dụng là Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội vẫn “không thấy có ý kiến gì”.

Gần 8 năm qua, tàu nạo vét bùn là kết quả nghiên cứu được đầu tư lên tới 3 tỷ đồng từ ngân sách sau khi chạy thử nghiệm vẫn nằm “đắp chiếu”, hoen gỉ theo thời gian. Cách đây 4 năm, tôi có dịp được cận cảnh con tàu. Con tàu hút bùn từng được mệnh danh là con tàu “công nghệ đặc biệt”, kết quả hợp tác giữa Viện nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) với UBND thành phố Hà Nội. Tàu xuống cấp, nằm bẹp như người bệnh hấp hối bên rãnh thoát nước hôi thối trong khuôn viên Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở (thuộc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội). Nhiều thiết bị do không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên đã hoen gỉ, mục nát, rêu phong bám đầy. Phần buồng lái hai bên kính vỡ vụn, hoang tàn.

Mặc dù được HĐND thành phố Hà Nội thực hiện 3 lần giám sát, trong đó có 2 lần tái giám sát và đã chỉ ra rất cụ thể trách nhiệm của các cơ quan chức năng như Sở Xây dựng, Sở KH&CN, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội, UBND thành phố nhưng, dường như việc đưa con tàu vào khai thác sử dụng vẫn gặp nhiều chông gai.

Một thực trạng khác là hàng trăm dự án ôm đất bỏ hoang khắp các huyện như Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai, Hà Đông…dù được HĐND các quận huyện và thành phố giám sát nhiều lần nhưng vẫn “chứng nào tật ấy”. Kết quả là thành phố Hà Nội vẫn loay hoay với hàng loạt dự án thuộc diện “chạy” quy hoạch ngay trước khi mở rộng Thủ đô.

Tại không ít phiên họp của HĐND thành phố Hà Nội, nhiều người cũng dễ nhận thấy tình trạng “đông đủ” ngày khai mạc rồi sau đó lại nhiều ghế trống trong các phiên thảo luận. Lý do là tỷ lệ đại biểu kiêm nhiệm khá lớn, ngoài chức trách là đại biểu hội đồng, họ còn là cán bộ lãnh đạo nhiều sở ngành, quận, huyện. Phải chăng cũng vì phải “đóng hai vai” nên không ít phiên chất vấn rất thiếu những cánh tay giơ lên từ ghế của đại biểu kiêm nhiệm. Phần chất vấn quyết liệt nhất vẫn thuộc về những đại biểu chuyên trách, những gương mặt vốn quá quen thuộc với cử tri!

Một cán bộ nguyên lãnh đạo HĐND thành phố Hà Nội cho rằng, hiệu quả giám sát phụ thuộc rất lớn vào sự tiếp thu, hành động của người đứng đầu cơ quan hành pháp. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng phải làm hết chức năng nhiệm vụ của mình như giám sát đến cùng, công khai rộng rãi thông tin giám sát, kết quả giám sát đến cử tri, đến báo chí.

Khoảng trống trong giám sát, trong thực thi trách nhiệm với cử tri vẫn còn đó. Bao giờ khoảng trống đó được lấp đầy hiệu quả? Những người đại diện cho tiếng nói của cử tri phải trả lời câu hỏi đó.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.