Ngẫm từ giải cứu

TP - Mấy ngày nay, những chuyến xe “giải cứu” nông sản Hải Dương tự phát gợi lên nhiều suy nghĩ. Cuộc chiến với COVID-19 không chỉ riêng của bác sỹ, bộ đội, công an… mà nó thực sự của toàn dân. Có thể trong tương lai gần, dạng thị thực (visa) xuất-nhập cảnh có ý nghĩa nhất khắp toàn cầu chính là “visa vắc xin”.

Chưa bàn chuyện xa. Hãy bàn chuyện gần. Hãy bắt đầu từ cuộc “giải cứu” nông sản. Không phải lúc này, các cuộc “giải cứu” nông sản trước đây phần lớn mang tính tự phát. Một chiếc ô tô đậu đỗ, lấn vỉa hè và đám đông đến mua chớp nhoáng; sau đó có khi là những lời than phiền trên mạng xã hội về chất lượng sản phẩm... Giữa thời dịch dã, Hà Nội cấm các quán vỉa hè nghiêm ngặt, nhưng những chuyến xe “giải cứu” su hào, cải bắp, cà rốt… từ Hải Dương lên thu hút lượng người chen chúc tới mua trên vỉa hè đường Giải Phóng (gần Bệnh viện Bạch Mai- nơi năm ngoái bị phong tỏa vì COVID). Trên các clip, chị chủ xe kéo khẩu trang xuống cằm nói rất cảm động trước sự ủng hộ của bà con. Còn người “giải cứu” tấp xe máy, ngổn ngang giữa lòng đường, có người chở theo con nhỏ. Sự việc đã diễn ra nhiều ngày.

Dường như chính quyền, cơ quan chức năng vị tình lờ đi chuyện giãn cách mà chính UBND thành phố đang nghiêm ngặt đặt ra. Bài học Bệnh viện Bạch Mai sát cạnh địa điểm “giải cứu” không khiến những người có trách nhiệm tỉnh ngộ ư? Hà Nội có bao nhiêu sân vận động, nhà thi đấu, địa điểm rộng thông thoáng… sao không bố trí, giãn cách thực hiện 5K như các cây gạo ATM trước đây để “giải cứu”.

Ở cấp chính quyền, những người lãnh đạo các địa phương gần Hải Dương sao không tổ chức họp trực tuyến để bàn cách “giải cứu” (bằng truy nguồn gốc sản phẩm, cách vận chuyển và bán...). Hải Dương không thể đơn độc, bị cấm đoán như tại Hải Phòng. Ai cũng biết, trong lúc dịch bùng phát, cần nhất lúc này là sự động viên, trợ giúp và định hướng dập dịch bằng không bằng cảm tính.

Thực tế, cuộc chiến với COVID tuy diễn ra trực tiếp với nhiều ca dương tính ở Hải Dương nhưng cháy nhà, hàng xóm không thể khoanh tay nhìn. Chúng ta tuyên truyền 5K ở ngoài xã hội, nhưng tại các khu cách ly tập trung càng phải siết chặt hơn việc này. Nếu không, việc lây chéo ở đó khó tránh khỏi.

Trong bối cảnh thế giới đang giảm dần ca mắc COVID, sức mạnh của “ngoại giao vắc xin” đang lên ngôi; cấp nhà nước đang nỗ lực với nhiều biện pháp, như: Tìm cách nhập vắc-xin ngoại và đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vắc-xin nội… Cấp địa phương không thể chống dịch như “giải cứu” tự phát hoặc quá sợ hãi dẫn tới “ngăn sông cấm chợ”.

Dự báo cuối năm hoặc năm sau, “visa vắc-xin” sẽ giúp con người kết nối trở lại. Bài toán toàn dân sớm được tiêm vắc-xin bên cạnh các bài toán quốc kế-dân sinh khác cần sớm được giải.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.