Sự điều chỉnh cần thiết

TP - Thị trường chứng khoán đã bước sang ngày thứ hai nhuốm màu đỏ rực với đà giảm điểm sâu kỷ lục trong lịch sử. Điều gì thực sự đang diễn ra và đang tác động đến thị trường lúc này?

Thị trường đã có 2 phiên giảm sâu, VN- Index mất hơn 12%, vốn hoá thị trường bay mất khoảng 20 tỷ đô la Mỹ. Lý do, ngoài bị ảnh hưởng việc giảm điểm của thị trường thế giới thì việc thị trường Việt nam thời gian qua tăng điểm mạnh, giá các cổ phiếu “Big Cap” lên nhanh hơn so với hiệu quả kinh doanh P/E tăng cao, hàng loạt các công ty lớn nhà nước thoái vốn nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia đấu giá sắp đến ngày nộp tiền và sắp nghỉ tết, mọi người sẽ thoát danh mục để giảm chi phí margin... cũng là những yếu tố tác động tiêu cực đến thị trường.

Việc giảm giá sâu đã làm nhà đầu tư thiệt hại đáng kể và nhiều người suy nghĩ lo ngại khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính.  Tuy nhiên, là một người trong cuộc quan điểm cá nhân của tôi là không lo ngại điều này. Và trong một chừng mực nào đó đợt giảm giá cũng có tác động tích cực, giúp nhà đầu tư thận trọng tỉnh táo hơn khi tham gia thị trường, qua đấy thị trường sẽ sớm ổn định trở lại và tăng trưởng có chọn lọc phù hợp với sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Tuần trước UBS, ngân hàng nhiều năm được nhận giải ngân hàng có đội ngũ nghiên cứu phân tích uy tín đứng đầu thế giới đã ra báo cáo “Việt Nam quá lôi cuốn để không thể bỏ qua”, trong đó dự báo Việt Nam có thể đạt được kịch bản GDP tăng trung bình 7,2%/năm.

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng bền vững chứ không quá nóng, lý do họ đưa ra nhận định trên là Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ nhưng vẫn kiểm soát tốt lạm phát, đây là yếu tố khác biệt so với những thời kỳ tăng trưởng mạnh trong quá khứ luôn đi kèm với lạm phát ở mức rất cao.

Tóm lại, thị trường tăng nhanh khi xuất hiện yếu tố ảnh hưởng sẽ xảy ra điều chỉnh sốc là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, giá giảm là cơ hội để nhà đầu tư lựa chọn cho mình những cổ phiếu có nền tảng tốt, tránh đầu tư theo phong trào. Nền kinh tế của chúng ta đang tăng trưởng mạnh và bền vững thì chắc chắn không thể xảy ra khủng hoảng nội tại vào thời điểm này, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 là năm phát triển tốt!

Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch SII)

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Đột phá từ cán bộ

Đột phá từ cán bộ

TP - Từ ngày 1/7 tới đây, Việt Nam chính thức chuyển mình qua một dấu mốc quan trọng: bộ máy hành chính không còn 63 tỉnh, mà chỉ còn 34 đơn vị cấp tỉnh. Cấp huyện – vốn từng là một tầng nấc trong bộ máy cũ - sẽ được gỡ bỏ, nhường chỗ cho mô hình hai cấp: tỉnh và xã, đi thẳng, gọn, và gần dân hơn bao giờ hết.
Trước lạ sau quen

Trước lạ sau quen

TP - Tân hoa hậu Hà Trúc Linh là đại diện đầu tiên và có lẽ cũng là cuối cùng của tỉnh Phú Yên đăng quang Hoa hậu Việt Nam. Vì chỉ còn vài ngày nữa, tên gọi tỉnh Phú Yên không còn.
Bao giờ thi cử hạ nhiệt?

Bao giờ thi cử hạ nhiệt?

TP - Hơn 1 triệu thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Sau các công cuộc điều chỉnh, thay đổi, kì thi tốt nghiệp THPT vẫn giữ nguyên sự cồng kềnh với sự vào cuộc của toàn xã hội.
Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

TP - "Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi". Câu trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận được chia sẻ của đông đảo dư luận mấy ngày qua. Nó đánh thẳng vào suy tư và cảm xúc của mỗi người, về thái độ nhìn nhận hiện thực đời sống.
Làm sạch thị trường

Làm sạch thị trường

TP - Hôm 16/6, giữa cuộc họp tại Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói một câu rất ngắn – nhưng như một lát cắt rạch thẳng vào lớp sương mù đang bao phủ thị trường: Bản chất của việc các quầy hàng đóng cửa là do hàng giả, hàng gian.
Khối C

Khối C

TP - Tổ hợp C00 gồm 3 môn Văn, Sử, Địa, mà hồi xưa vẫn gọi là khối C, đang bị nhiều nơi đào thải khỏi phương án tuyển sinh đại học năm nay. Toàn những lò đào tạo khoa học xã hội thuộc top đầu cả nước. Như trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, trường ĐH Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền,... Học báo chí, luật, công tác xã hội, tâm lý học, văn hóa học, Việt Nam học, xã hội học... mà lại né xa chùm ba môn Văn, Sử, Địa?!
Ám ảnh thi cử

Ám ảnh thi cử

TP - Đầu tháng Sáu, hơn 103.000 học sinh Hà Nội cùng hàng vạn em tại TP.HCM và cả nước bước vào kỳ thi vào lớp 10 công lập – một kỳ thi tưởng như chỉ là “chuyển cấp” nhưng lại đang là cuộc đua khốc liệt bậc nhất trong lộ trình học tập của một đứa trẻ.
Tư nhân mở 'cao tốc'

Tư nhân mở 'cao tốc'

TP - “Tư nhân mở cao tốc kinh tế” - phát biểu đầy hàm súc của ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tại Hội thảo “Mở cao tốc cho kinh tế tư nhân”  do báo Tiền Phong tổ chức - không chỉ là một nhận định mang tính khuyến nghị, mà là một mệnh đề phát triển mang tính thời sự.