Tịch thu tiền “chùa”

TP - Đảng viên, quan chức kê khai tài sản không trung thực sẽ bị xử lý ra sao, xử lý ở mức nào? Tịch thu tài sản hay đánh thuế số tài sản bất minh… là vấn đề đang được bàn thảo xung quanh dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi).

Như với trường hợp bà Hồ Thị Kim Thoa, dù bà đã bị bãi nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công Thương, nhưng công luận vẫn đặt nhiều dấu hỏi về hiệu quả chống tham nhũng khi chưa thấy đề cập việc điều tra tính pháp lý số tài sản lên tới gần 1.000 tỷ đồng của bà và gia đình. Câu hỏi có thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát trong quá trình trước, trong và sau cổ phần hóa Công ty Bóng đèn Điện Quang đến nay cũng vẫn chưa chạm đến điểm mấu chốt nhất: Bà Thoa có lợi dụng chức vụ để gây thất thoát tài sản Nhà nước về tay gia đình mình trong quá trình cổ phần hóa? Khối tài sản “khủng” lên tới gần 1.000 tỷ đồng về sau này bị phát lộ đối với gia đình công chức như bà Thoa càng làm dấy lên những nghi ngờ về việc tài sản chỉ được hình thành trong thời gian bà Thoa nắm giữ chức quyền.

Những từ khóa quan chức cấp bộ, ngành có tài sản “khủng” được báo chí gần đây nhắc đến nhiều ở Bộ Công Thương (như bà Hồ Thị Kim Thoa hay nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng), ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ hay các quan chức các địa phương như ông Nguyễn Sỹ Kỷ - Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk rồi ông Phạm Sỹ Quý - nguyên Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái…

Những khối tài sản cả trăm tỷ đồng sau khi bị “phát lộ” được chứng minh một cách dễ dàng thông qua việc “làm giàu không khó” trong suốt thời thanh niên cũng như trong thời gian các quan chức, cựu quan chức đã nghỉ hưu. Hay như ông Nguyễn Sỹ Kỷ phải “chạy xe ôm từ thời trai trẻ” để xây biệt thự cùng với sở hữu các bất động sản có giá trị khác. Trong khi đó, ông Trần Văn Truyền trở thành tỷ phú nhờ “lao động giỏi” - nhờ vào việc khi đã nghỉ hưu, ông làm vườn, lao động đến thối cả móng tay.

Thực tế thời gian qua cho thấy, lao động cực nhọc với trăm kế sách, nghìn mẹo kinh doanh hay và chớp thời cơ thuận lợi đã giúp một số quan chức, cựu quan chức bỗng nhiên giàu có. Những bài học kinh doanh, làm giàu của quan chức các bộ ngành, nếu tổng hợp lại, sẽ là những mô hình làm giàu kinh điển xứng đáng cho hàng triệu triệu người trên thế giới đăng ký học tập. Cũng không loại trừ việc có thể có cả những tỷ phú tự thân ở các nước cũng phải cắp cặp sang Việt Nam học hỏi.

Nhiều đề xuất về khi điều tra phát hiện, kết luận tài sản cán bộ, công chức có được từ những việc làm bất minh, từ tiền “chùa” thì phải kê biên, thu hồi ngay đã được đưa ra. Việc này về tổng thể cần sớm làm. Vì nếu cảnh cáo, cách chức nhưng không thu hồi được thì người vi phạm vẫn có thể dùng số tiền hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ “về vườn” sống một cuộc đời an nhàn mà nhiều đời con cháu cũng không tiêu hết.

Việc lật lại để xử lý nghiêm đối với số tài sản nếu có nguồn gốc bất minh của gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa cũng như các cựu quan chức khác để những cán bộ thuộc diện kê khai nhìn vào đó chấp hành đúng góp phần loại trừ bệnh hình thức trong kê khai tài sản cho thấy đây là việc cần phải làm.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Đột phá từ cán bộ

Đột phá từ cán bộ

TP - Từ ngày 1/7 tới đây, Việt Nam chính thức chuyển mình qua một dấu mốc quan trọng: bộ máy hành chính không còn 63 tỉnh, mà chỉ còn 34 đơn vị cấp tỉnh. Cấp huyện – vốn từng là một tầng nấc trong bộ máy cũ - sẽ được gỡ bỏ, nhường chỗ cho mô hình hai cấp: tỉnh và xã, đi thẳng, gọn, và gần dân hơn bao giờ hết.
Trước lạ sau quen

Trước lạ sau quen

TP - Tân hoa hậu Hà Trúc Linh là đại diện đầu tiên và có lẽ cũng là cuối cùng của tỉnh Phú Yên đăng quang Hoa hậu Việt Nam. Vì chỉ còn vài ngày nữa, tên gọi tỉnh Phú Yên không còn.
Bao giờ thi cử hạ nhiệt?

Bao giờ thi cử hạ nhiệt?

TP - Hơn 1 triệu thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Sau các công cuộc điều chỉnh, thay đổi, kì thi tốt nghiệp THPT vẫn giữ nguyên sự cồng kềnh với sự vào cuộc của toàn xã hội.
Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

TP - "Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi". Câu trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận được chia sẻ của đông đảo dư luận mấy ngày qua. Nó đánh thẳng vào suy tư và cảm xúc của mỗi người, về thái độ nhìn nhận hiện thực đời sống.
Làm sạch thị trường

Làm sạch thị trường

TP - Hôm 16/6, giữa cuộc họp tại Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói một câu rất ngắn – nhưng như một lát cắt rạch thẳng vào lớp sương mù đang bao phủ thị trường: Bản chất của việc các quầy hàng đóng cửa là do hàng giả, hàng gian.
Khối C

Khối C

TP - Tổ hợp C00 gồm 3 môn Văn, Sử, Địa, mà hồi xưa vẫn gọi là khối C, đang bị nhiều nơi đào thải khỏi phương án tuyển sinh đại học năm nay. Toàn những lò đào tạo khoa học xã hội thuộc top đầu cả nước. Như trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, trường ĐH Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền,... Học báo chí, luật, công tác xã hội, tâm lý học, văn hóa học, Việt Nam học, xã hội học... mà lại né xa chùm ba môn Văn, Sử, Địa?!
Ám ảnh thi cử

Ám ảnh thi cử

TP - Đầu tháng Sáu, hơn 103.000 học sinh Hà Nội cùng hàng vạn em tại TP.HCM và cả nước bước vào kỳ thi vào lớp 10 công lập – một kỳ thi tưởng như chỉ là “chuyển cấp” nhưng lại đang là cuộc đua khốc liệt bậc nhất trong lộ trình học tập của một đứa trẻ.
Tư nhân mở 'cao tốc'

Tư nhân mở 'cao tốc'

TP - “Tư nhân mở cao tốc kinh tế” - phát biểu đầy hàm súc của ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tại Hội thảo “Mở cao tốc cho kinh tế tư nhân”  do báo Tiền Phong tổ chức - không chỉ là một nhận định mang tính khuyến nghị, mà là một mệnh đề phát triển mang tính thời sự.