Có hay không mốt “sống thử” trong sinh viên Việt Nam?

Có hay không mốt “sống thử” trong sinh viên Việt Nam?
(TPO) Sau khi Tiền phong Online đưa lên mạng bài “Sống thử – Mốt thời thượng của sinh viên Trung Quốc và những tranh cãi”, nhiều sinh viên đã gửi ý kiến về tòa soạn và cho rằng, đây không chỉ là chuyện riêng của giới sinh viên Trung Quốc. Chúng tôi xin đăng bài viết của một nhóm sinh viên phản ánh thực trạng trên.  Xin mời bạn đọc, đặc biệt là các bạn sinh viên tham gia thảo luận về vấn đề rất đáng được quan tâm này tại đây.

Sau khi đọc bài “Sống thử – Mốt thời thượng của sinh viên Trung Quốc và những tranh cãi” trên Tiền phong Chủ nhật, chúng tôi cảm thấy rất tâm đắc nhưng cũng kèm đôi chút băn khoăn. Bài báo đã phản ánh một thực trạng trong đời sống xã hội của giới sinh viên Trung Quốc. Đó là tình trạng sống thử hay nói thẳng ra là sinh hoạt tình dục trước hôn nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến.

Tuy nhiên, cái phát hiện của bài báo này là ở chỗ tác giả đã chỉ rõ cuộc sống “vợ chồng” đó chỉ diễn ra trong một thời gian khá ngắn ngủi, chủ yếu vào các ngày nghỉ cuối tuần, nhưng với mức độ thường xuyên. Đây chính là điều khiến tôi chú ý. Bởi sao nó giống ở Việt Nam quá!

Đó là sự chớp nhoáng không phải là 1 tuần, 1 tháng, 1 năm của các cuộc tình hiện đại mà là những “tuần trăng mật” kéo dài… 1 ngày, 2 ngày, thậm chí 1 giờ, 2 giờ của những đôi uyên ương không hôn thú trong các nhà nghỉ, khách sạn hay các phòng trọ, các ô ngăn của các quán cà phê bình dân.

Dạo một vòng quanh khu vực các trường Đại học – Cao đẳng ở Hà Nội, không khó để nhận ra sự xuất hiện như nấm sau cơn mưa của các khu nhà trọ, quán cà phê, mà đặc biệt là các nhà nghỉ tư nhân. Tiêu biểu và “tiếng tăm” nhất phải kể đến dãy nhà nghỉ trên đường Phạm Văn Đồng, đoạn đối diện ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội).

Mới mẻ hơn có thể kể đến 2 khu nhà nghỉ cùng nằm trên đường Hoàng Quốc Việt, một đối diện các trường ĐHDL Phương Đông, Trung cấp Du lịch, Học viện Kỹ thuật Quân sự, một nằm ngay cạnh Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo TW I… (Bài viết này không đề cập đến những khu nhà nghỉ vốn nổi tiếng là “bãi đáp” cho giới chị em “chuyên nghiệp”). Qua tìm hiểu thực tế, có 3 xu hướng “thịnh hành” trong việc chọn lựa địa điểm cho chuyện phòng the của sinh viên.

Tổ ấm quen thuộc: Nhà nghỉ tư nhân 20.000đ/giờ

Đó là sự lựa chọn số một. Lý do: Kín đáo, điều kiện cơ sở vật chất tốt, phục vụ tận tình và đặc biệt, giá cả rất sinh viên, 20.000đ/giờ hoặc 50.000đ/hai - ba tiếng đồng hồ; 100.000 – 150.000đ/ngày đêm. Vào dịp cuối tuần mới thường có các cặp thuê qua đêm hoặc ở hẳn 2 - 3 ngày. Thời gian vào thuê trong ngày tập trung chủ yếu vào giữa buổi trưa hoặc chiều tối. Lý do không quá khó đoán bởi đó là thời điểm giờ tan học của các trường ĐH – CĐ, khi những người trong cuộc chưa phải “trình diện” tại nơi ở.

Cảnh các cô cậu vai còn đeo cặp sách cứ thản nhiên phóng xe vù một cái vào trong các nhà nghỉ, hỏi số phòng rồi tay trong tay đưa nhau “động phòng hoa chúc” diễn ra khá tấp nập. Có cặp vào đến nơi, chẳng nói chẳng rằng, cứ thẳng một lèo lên cầu thang như tìm về một tổ ấm đã quá quen thuộc. Nhân đây, cũng phải nói qua về sự đón tiếp nhiệt tình của các nhà nghỉ. Bất kỳ đôi trai gái nào, dù vô tình đi ngang qua là y rằng một đám “tiếp thị” gọi với theo: “Nhà nghỉ, anh chị ơi!”.

Khu vực nhiều đối thủ cạnh tranh thì những biển hiệu X, Y, Z nào đó được xướng tên rất cụ thể. Vào đến trong, xe cộ được nhân viên đón ngay, số vé được xác định theo số của căn phòng thuê. Đặc biệt, đâu cũng thế, một nguyên tắc bất thành văn là tất cả xe của khách đều được dựng quay biển số vào phía trong tường nên khách khỏi lo bị “đụng hàng”.

Không ít ông bà chủ nhạy bén đến mức bố trí sẵn trong một ngăn kéo bàn tủ, ở vị trí dễ thấy nhất, mấy cái “Đồng ý” hay “Niềm tin” phục vụ khách miễn phí bởi họ quả quyết: “100% sinh viên vào đây là để làm chuyện ấy. Nếu không, hoạ có điên (?)”…

Âu, cũng là một chiêu câu khách! Dùng cụm từ “tuần trăng mật” quả cũng không quá bởi sự nồng nàn khiến các đôi vào trong phòng, chẳng mấy khi thấy thò đầu ra. Có đôi cả hai ngày nghỉ cuối tuần không bước ra đường một phút nào. Điện thoại nội bộ là con đường liên lạc duy nhất khi có nhu cầu về tiếp tế lương thực…

Cà phê vườn và hồ câu

Mặc dù không tiện nghi bằng các nhà nghỉ nhưng những nơi này cũng vẫn hội đủ những yếu tố cơ bản cho những cuộc mây mưa kiểu “tàu nhanh”.

“Chốn tang bồng” loại này có khi chỉ rộng khoảng 4 mét vuông là cùng, thậm chí chưa bằng 1/4 diện tích đó. Cái diện tích siêu nhỏ chỉ có thể đứng hay ngồi kia thuộc về những ô ngăn trong các quán cà phê vườn.

Chúng xuất hiện ở khắp các ngóc ngách trong thành phố, tiêu biểu phải kể đến dãy quán trên đường Hoàng Hoa Thám, Yên Phụ. Nguyên vật liệu được sử dụng để quây và che chắn chủ yếu là cót ép hoặc mành tre, bên trong chỉ vẻn vẹn một cái ghế băng dài và một chiếc bàn nhỏ xíu.

Không có điều kiện về thời gian, kinh phí nên nhiều đôi không ngần ngại chọn những “chuồng cọp” như vậy để thể hiện tình yêu. Vì chật chội như vậy nên không ít hoạt động riêng tư của cặp này lại trở thành câu chuyện của “chuồng” bên cạnh.

Hiện nay, một vài quán, với ưu thế về diện tích, đã nâng cấp thành những căn phòng tường gạch đàng hoàng (khu vực đối diện ĐH Thủy Lợi, gần HV Ngân hàng). Vào những ngày cuối tuần, nếu không đến sớm, những kẻ chậm chân đừng mong tìm được chỗ, dù là những góc tồi tàn nhất trong những quán cà phê vườn kể trên.

Lãng mạn và thú vị hơn là những cuộc picnic trong ngày đến các hồ câu ở ngoại ô, bên bờ bắc cầu Thăng Long hoặc cầu Chương Dương. Chỉ mất khoảng nửa tiếng đồng hồ là các đôi đã được hoà mình vào không khí mát mẻ và trong lành của cảnh đồng quê.

Ngoài một vài lán rộng dùng cho những nhóm dã ngoại tập thể, đa số còn lại là các chòi câu chỉ thích hợp cho các nhóm nhỏ dưới 5 người. Chỉ mất khoảng 20.000đ - 30.000đ là có thể sở hữu những căn chòi xinh xinh đó cả ngày trời. Câu cá là cả một nghệ thuật, đòi hỏi người ta phải kiên trì. Trong cuộc sống gấp gáp này, quả là “khùng” nếu các cặp nam thanh nữ tú nhà ta bỏ ra nửa hay cả ngày trời chỉ để đợi cá cắn câu.

Thế nên mới có những căn chòi, bốn phía, mành trúc buông kín mít. Và trong khung cảnh trời nước, cây cỏ và vạn vật giao hòa như thế, thật “vô duyên” nếu con người không biết “đồng điệu” với thiên nhiên (?)! Đến hồ câu những ngày cuối tuần, quá nửa các chòi câu biến thành những “lô cốt” bất khả xâm phạm. Cá lôi mất cần lúc nào cũng khối người không hay!…

Phòng trọ và ký túc xá

Sự lựa chọn này có vẻ mạo hiểm, nhưng không ít đôi dám liều. Cái cảnh cầm tay, ôm ấp, thủ thỉ với nhau dưới tán cây, trên ghế đá, trong khuôn viên các trường ĐH – CĐ đã quá cũ. Chuyện mới ngày nay là việc cả gan “hành sự” ngay trong phòng KTX. Thường là khi bạn bè lên giảng đường, không biết vô tình hay hữu ý, một số người ở lại rất hay được người yêu đến thăm. Rồi chẳng hiểu sự tình ra sao mà cứ dần thấy khép cửa, cài chốt và cuối cùng là… tắt đèn.

Đôi khi, cái chuyện riêng tư này được ngầm thoả hiệp giữa các sinh viên cùng phòng. Cứ hễ thấy đối tác của ai đến, những người còn lại có “bổn phận” tự giác ra ngoài. Công chuyện tự kết thúc sau một vài tiếng, khi cửa phòng đã mở toang. Đáng lưu ý là tình trạng này không cứ chỉ diễn ra ở phòng sinh viên nữ…

Dường như ánh mắt hay sự đàm tiếu của người khác không làm những người trong cuộc ngượng ngùng hay hoang mang. Có sinh viên còn quả quyết được chứng kiến những cảnh “khủng khiếp” ngay ở khu thể thao, trong phòng học, hay khu vệ sinh…

Đối với sinh viên ngoại trú, dĩ nhiên, mức độ còn phổ biến và nóng bỏng hơn nhiều! Việc góp gạo thổi cơm chung của các đôi hầu như trường nào cũng có. Những khu nhà trọ chỉ toàn “hộ” sinh viên ở với nhau đã dần xuất hiện. Sống kiểu này vừa tiết kiệm, vừa tha hồ chăm sóc nhau. Những kẻ hơi nhát gan thì chọn giải pháp thuê 2 nhưng chỉ ở 1 phòng, đề phòng trường hợp thầy u ở dưới quê lên thăm.

Việc này, các ông bà chủ nhà trọ hầu như biết nhưng vì lợi nhuận nên nhiều người làm ngơ. Hãn hữu lắm mới có trường hợp: ông chủ phục kích, bắt quả tang để đuổi một cô sinh viên, mà ngày nào cũng thấy bạn trai đến chơi và cửa lúc nào cũng đóng im ỉm… để khỏi ảnh hưởng đến sự “trong sáng” của phòng bên cạnh. Lại còn chuyện, có cô sinh viên bị đuổi khỏi nơi trọ vì quá nhiệt tình cho một cô bạn cùng lớp mượn phòng để “vui vầy” với anh bạn trai.

Không nên lấy quan điểm cấm đoán để giải quyết thực trạng này

Thập kỷ 60 – 70 của thế kỷ trước, châu Âu đã trải qua một cuộc “Cách mạng tình dục”. Tất nhiên, không tránh khỏi những thái quá nhưng cũng nhờ nó mà quan điểm về tình dục được giải phóng. Từ đó, họ đã xây dựng thành những mô hình giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản cho đối tượng thanh thiếu niên phù hợp và có hiệu quả. 

Ở Trung Quốc, trước thực trạng “sống thử” ngày càng phổ biến trong sinh viên, các cấp quản lý đã đề ra biện pháp ngăn chặn chủ yếu là kiểm soát chặt chẽ việc cho thuê và thuê nhà nghỉ. Thậm chí, Bộ Giáo dục còn ra lệnh cấm sinh viên thuê nhà trọ bên ngoài ký túc xá. Tuy nhiên, đây có phải là những biện pháp hữu hiệu?

Trong xã hội, sinh viên là đối tượng có học vấn, có tri thức. Hành động của họ, về cơ bản, không còn bột phát, thiếu suy nghĩ. Kể cả trong hoạt động sinh lý. Chính vì vậy, nếu lấy quan điểm cấm đoán để giải quyết một vấn đề tế nhị trong môi trường xã hội hiện đại thì đương nhiên không phù hợp.

Thử đặt câu hỏi: Tại sao các buổi sinh hoạt về chủ đề sức khoẻ sinh sản, giới tính, tình yêu trong các trường ĐH – CĐ lại thu hút đông đảo sinh viên tham gia? Tại sao, ngay cả sinh viên các trường quân sự cũng không ngần ngại đặt những câu hỏi hết sức cụ thể về các biện pháp tránh thai hay về các bệnh lây truyền qua đường tình dục? Tại sao, trong những buổi giao lưu đó, hàng nghìn bao cao su hay viên thuốc tránh thai vẫn không đáp ứng đủ trước những cánh tay chìa ra của sinh viên?…Rõ ràng, không phải là vấn đề của bản thân thì chẳng ai lại quan tâm!

BS Nguyễn Thu Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản Ánh Sáng (207 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) nói : 70% khách hàng đến những trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên là đối tượng sinh viên. Đa phần trong số đó là các bạn nữ đến để nạo hút thai.

Ngoài ra, mỗi ngày, hàng chục cuộc điện thoại gọi đến xin tư vấn từ khắp các tỉnh trong cả nước và trong số đó, trên 70% cũng đều của sinh viên. (Điều tương tự cũng diễn ra ở 2 trung tâm có tiếng khác ở Hà Nội là Tuổi trẻ - Hạnh phúc (đường Nguyễn Chí Thanh), và Ngôi nhà Tuổi trẻ (phố Nguyễn Quý Đức). BS Giang tâm sự: Thời đại này, nếu không “vẽ” một cách chính quy, “hươu” sẽ còn “chạy” lầm “đường” mãi!

Bài viết xin khép lại bằng một thực tế: Không chỉ Trung Quốc mà cả sinh viên Việt Nam đang phải đối diện với tình trạng QHTD trước hôn nhân.

Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA BẠN ĐỌC

Tên: Nguyễn Đức Quân, lưu học sinh tại Trung Quốc

Khoan hãy phê phán !

Tôi là LHS Việt Nam tại Trung Quốc. Xin nêu ra một con số nhỏ: trong hơn 30 bạn LHS Việt Nam học tập tại trường ĐH TT thì đã có 4 đôi bạn thuê nhà ra ở riêng. Con số đó có thể không phản ảnh đúng thực tế thực trạng sống thử của LHS Viêt Nam tại TQ, nhưng cũng đủ nói lên rằng hiện tượng đó khá phổ biến.

Nguyên do thì có nhiều: Ở trong kTX thì đắt đỏ và điều kiện sống không thoải mái ( vệ sinh chung, tiền điện nước khá cao...). Khi sống chung họ có điều kiện chăm sóc nhau, động viên nhau học tập. Vì đều đã khá lớn nên tuy có hơi vội vàng nhưng họ có thể chịu trách nhiệm về bản thân. Thực tế, các bạn sống khá tình cảm và chưa xảy ra chuyện gì đáng tiếc.

Tên: Trần văn Quân

Email: tranquan175@yahoo.com

Đúng là có trải qua thời kì yêu nhau mới thấu hết được cái cảm giác khao khát được gặp nhau đến thế nào. Sáng mong mau tối, tối mong mau sáng...để suốt ngày ta lại được ở bên nhau.

Nhưng sống thử, đây quả là biện pháp quá mạo hiểm ! Ngoài đời sống tâm lý bị ảnh hưởng, sinh viên còn phải chịu rất nhiều hậu quả khác của việc sống chung. Khi sống với nhau, 100% các cặp sống thử không thể sinh con. Chính vì thế họ phải dùng các biện pháp tránh thai. Lúc quan hệ có khi cũng chẳng cần quan tâm đến hậu quả có thể gây ra cho bạn tình. Còn các bạn gái trước khi sống thử đã có bao nhiêu bạn có quyển cẩm nang gối đầu giường hay đi tư vấn?

Việc sống thử đôi khi bất ngờ, vì trót nhẹ dạ rồi nên không thể từ chối. Việc tránh thai hoàn toàn do các bạn gái chịu trách nhiệm và chịu hậu quả. Nếu có thai, may mắn thì được bạn trai đưa, nếu không thì lủi thủi một mình đến bệnh viện hay cơ sở y tế tư nhân nào đó giải quyết...

Để ngăn chặn tình trạnh sống thử không phải bằng việc kiểm tra gắt gao hay nghiêm cấm mà giải quyết được. Đây chính là nhận thức của sinh viên. Chính các bạn sinh viên mới là người quyết định cuộc sống của mình, giữ gìn sức khoẻ và hạnh phúc thực sự cho mình. Hãy tạo cho mình một cuộc sống lành mạnh, trong sáng để góp phần tạo nên một xã hội văn minh theo đúng nghĩa.

Tên: MINH TÂM

Email: mita852002@yahoo.com

KHÔNG NÊN "THỬ " VỚI TÌNH YÊU !

Là người đang yêu và cũng được yêu, nhưng cả hai chúng tôi đều rất tôn trọng tình yêu của mình, bản thân tôi cũng rất nghiêm túc trong chuyện này. Tôi và người yêu của tôi đều phản đối cách nghĩ buông thả, trong tình yêu không thể có chuyện "thử", phải nghiêm khắc và biết quý trọng bản thân, để nhận được sự tôn trọng từ đối tượng của mình. Yêu là để phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp. Nếu chỉ vì đam mê nhất thời mà sớm dấn thân vào cuộc sống vợ chồng thì đó cũng chỉ là một đôi vợ chồng trẻ con mà thôi.

Tên: Vũ Văn Nhượng

Email: huongvs36@yahoo.com

Tôi xin nói một sự thật là bây giờ sống thử đã trở thành một nạn trong trường ĐH, tôi là một giáo viên ở ĐHSP TN thấy việc này xảy ra thường xuyên, Các "SV" sống với nhau như vợ chồng, và có thai đó là 1 điều tôi không thể tin được.

Tên: NGUYEN NHU NAM

Email: contimgiabang2007

Tôi nghĩ giới sinh viên ngày nay không nên sống thử. Do không phải là một thứ mốt thời hiện đại. Nó sẽ làm cho sinh viên không thể tập trung vào học đợc mà còn dẫn đến nhiều vấn đề khác nữa.

Tên: romatic

Email: thuytrieudo_762@yahoo.com

Có nên sống thử hay không? theo tôi thì không!

Vấn đề sống thử trong sinh viên hiên nay diễn ra rất nhức nhối, có nhiều bạn trẻ có thể nói là tuổi con rất trẻ vậy mà họ sống quá buông thả với chính bản thân mình. Đây cũng là mặt trái của cơ chế thị trường hiện nay, cuộc sống xô bồ đưa họ đến như vậy.

Tôi đã đến nhiều xóm trọ mà các cặp" vợ chồng" hờ kiểu này rất nhiều, có thể nói họ sống như ở với nhau từ lâu lắm rồi, kiểu sống này khiến tôi băn khoăn, liệu rồi sau này họ sẽ ra sao? nói chuyện với vài người bạn, họ cho rằng nếu yêu mà không sống thử thì xem như chưa yêu? Tình yêu thời hiện đại quá phải không các bạn? còn tôi, tôi không hề thích kiểu sống như thế này, nếu thực sự yêu nhau thì có cần vậy không?

Tên: nguyễn thanh tuấn

Email: thanhtuanpage@yahoo.com

Qua tiền phong online về chủ đề nóng trong sinh viên có nên hay không nên chuyện sống thử trong sinh viên. Tôi không phản đối cũng không phủ nhận điều đó là một tệ nạn, nhưng theo tôi là một người sinh viên cũng từng trải cả ở hai phía dân sự và quân sự thì điều mà tôi lo là niềm hạnh phúc của chúng ta có được bảo vệ hay không hay chỉ là một bộ phận của sinh viên làm thay đổi không khí sống theo mốt của một số nước mà thôi.

Nếu như tôi được biết thì hầu hết sinh viên ngoại thành hoàn toàn không có điều kiện như vậy có cũng chỉ là một số ít đua đòi mà thôi họ không hiểu rằng hạnh phúc chỉ thật sự khi cả hai đã xác định được rõ tương lai và cuộc sống có đảm bảo cho hạnh phúc của họ hay không mà thôi.

Nếu họ cảm thấy thật sự cần nhau thi họ vẫn có thể sống theo lối đó mà cả hai cùng tiến nhưng ngược lại nếu họ không xác định đúng con đường thì thật là tệ hại mà thiệt thòi có thể là các bạn nữ . Nếu các bạn nữ hiểu thì có thể xác định cho mình còn nếu không xác định đưọc hạnh phúc sau này thì có thể các bạn sẽ ân hận nhiều. Nhưng điều đó cung không nhiều chỉ là một bộ phận như tôi nói ở trên .

Nếu theo phong tục việt nam ta thì các cụ hoàn toàn không đồng ý như vậy vì phẩm chất và đức hạnh của người phụ nữ việt nam ta , nếu nói theo thời @ thì có lẽ các bạn chỉ co thể biết rằng hạnh phúc trong khoảng thời gian đó mà thôi, mà thâm tâm cũng không an tâm chút nào. mà theo tôi được biết thì có đến 99% hoàn toàn nói dối bố mẹ, điều đó thật tệ đúng không các bạn, mong rằng trong chúng ta thế hệ @, học nhiều tìm tòi nhiều đó là cái tốt nhưng các bạn hãy nhớ " ... hãy giữ lấy lề".

Tên: Duy Đức

Email: vanphongluu_macdoicaydang@yahoo.com

SỐNG THỬ - NIỀM VUI QUÁ ÍT SO VỚI NỖI BUỒN

Đừng nói với tôi rằng bạn không nhận ra điều đó. Nếu bạn nói không có nghĩa là bạn đang ngụy biện mà thôi . Trước khi viết bài này tôi đã đọc nhiều bài viết của nhiều bạn khác .Có ý kiến không đồng tình với tình trạng SỐNG THỬ của giới trẻ hiện nay .

Trái lại , cũng có ý kiến nhìn chung là chấp nhận điều đó . Cho nên nếu bây giờ mà tôi đưa ra một ý kiến , thì cũng chỉ làm cho bạn đọc thêm rắc rối khi nhận ra đâu là đúng và đâu là sai . Vậy nên trước tiên tôi sẽ kể ra một chuyện về bản thân tôi - chuyện của người đã từng sống thử .

Tôi và cô ấy quen nhau khoảng đầu tháng 10 - 2004 . Và chỉ một tháng sau đó chúng tôi yêu nhau , bắt đầu cho một cuộc SỐNG THỬ . Chúng tôi đã hứa hẹn với nhau rất nhiều . Nhưng bạn biết không , giờ thì chúng tôi đã chia tay rồi . Lý do ư ? cô ấy nói rằng chúng tôi đã sai lầm vì chúng tôi không hợp nhau (Rất đơn giản phải không bạn?) .

Giờ thì tôi muốn các bạn hãy nhận xét chúng tôi đã đúng hay sai trong việc sống thử này - chắc chắn đó là sai phải không bạn ? Cô ấy nói rằng chúng tôi không hợp nhau nên không thể tiếp tục yêu nhau .Để rồi giờ đây mọi người chung quanh nhìn chúng tôi bằng con mắt khác , chỉ vì chúng tôi quá dễ dãi với bản thân . Và đâu chỉ có những người chung quanh , mà con chính bản thân chúng tôi phải hối hận về những gì đã qua nữa chứ . . .

Bạn thử nghĩ khi SỐNG THỬ bạn sẽ nhận được gì và sẽ mất những gì ? Để tôi nói nhé . Cái được chỉ là thỏa mãn sự tò mò của tuổi mới lớn , của việc được tự do sống xa nhà mà thôi . Còn cái mất thì nhiều hơn thế : thứ nhất , đây là mối quan hệ khó đi tới hôn nhân bởi các bạn chỉ là đang tranh thủ thời gian và thân xác của nhau ; thứ hai , mọi người chung quanh coi thường bạn với việc sống thử của bạn ; thứ ba , gia đình các bạn sẽ nghĩ sao khi biết chuyện ; thứ tư , bạn có đủ trách nhiệm với hậu quả của việc SỐNG THỬ hay không ; thứ năm , giả sử bạn lập gia đình thì bạn có dễ dàng chấp nhận việc vợ hoặc chồng của mình trước đó đã SỐNG THỬ với người khác , coi SỐNG THỬ là chuyện bình thường hay không ...

Còn bây giờ tôi xin được được đưa ra ý kiến rằng qua chính câu chuyện của mình và qua nhìn nhận thực tế tôi nhận thấy SỐNG THỬ là điều mà mỗi chúng ta nên tránh vì mặt trái của nó quá nhiều . Tôi biết có những người sống thử đã lấy nhau và có được hạnh phúc . Nhưng điều đó là hi hữu mà thôi .

Bạn không nên nghĩ rằng khi tình yêu chín muồi thì SỐNG THỬ có thể chấp nhận được nếu như bạn không đảm bảo được một hôn nhân hạnh phúc . Bạn ơi , hãy vì chính bạn , vì gia đình và vì cộng đồng mà cân nhắc kỹ những gì tôi nói :SỐNG THỬ - NIỀM VUI QUÁ ÍT SO VỚI NỖI BUỒN

Tên: MAC THANH HAI

Email: machai36@yahoo.com

HÃY DÀNH THỜI GIAN CHO VIỆC HỌC!

Khi đọc những bài báo trên. Tôi thật thất vọng về lối sống của một bộ phận giới trẻ hôm nay. Yêu là cho nhau, là dâng hiến, là quấn quýt lấy nhau, là...ngủ với nhau...Tình yêu chỉ có thế thôi ư?

Hãy để cho tình cảm tuổi học trò, thời sinh viên thật trong sáng, hồn nhiên. Đừng để tình dục làm vẩn đục lứa tuổi này. Hãy dành thời gian thật nhiều cho việc học, nghiên cứu. Đừng phí thời gian quý báu vào những việc yêu đương vô bổ. Hãy biến tình yêu trong sáng thành "động lực" để chính bản thân mình học tập tốt hơn. Mong lắm thay những cuộc tình trong sáng, hồn nhiên!!!

Tên: tran manh hung

Email: changtraihanquoc_yahoo.com

Mỗi người tôi không ngờ là đề có ý kiến như tôi, nhưng tôi hoàn toàn phàn đối cái mốt sống thử đang là một mốt sống trong giới sinh viên hiện nay. Tôi luôn mong những nếp sống thật lành mạnh trong xã hội ngày càng được nhân rộng để dần đẩy lùi những tệ nạn trong xã hội.

Tên: Tong Van Thang

Email: thangeotech@vnws.com

Tôi nghĩ việc sống thử trong sinh viên ngày nay có thật và phổ biến. Đó không phải là điều bàn cãi hay tranh luận nữa. Tôi đã từng là lớp trưởng ở ĐH hai năm cuối nên tôi biết rất rõ điều đó. Họ dựa vào nhau về tinh thần lẫn vật chất, mượn xe của nhau, nấu cơm ăn chung và cùng sinh hoạt. Vấn đề là xã hội nhìn nhận vấn đề này như thế nào, là tệ nạn, hay chỉ là con sâu làm rầu nồi canh. Vai trò của nhà trường, Đoàn thanh niên ở đây được đặt ra như thế nào.

Tên: rockballaddtt

Email: rockballaddtt@yahoo.com

Đôi lời về sống thử

Sống thử, nên hay không? Mình thấy có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc sống thử là tốt hay xấu. Nhưng theo cá nhân mình. Bạn nữ là người quan trọng nhất có vai trò quyết định vấn đề này. Bởi vì sống thử mà không dẫn đến hôn nhân thì người thiệt thòi nhất chính là các bạn nữ.

Cứ cho là bạn nữ sống thử trước hôn nhân với bạn nam với mục đích tốt là để tìm hiểu nhau kỹ hơn về nhau. Nhưng nếu không thành thì sao??? Theo mình được biết, thì đa số các bạn nam dù rất yêu người con gái nhưng khi đứng trước vấn đề là người con gái đó đã quan hệ với người đàn ông khác trước khi lấy mình thì họ ... và đa số các trường hợp đó là không dẫn tới hôn nhân hoặc nếu có hôn nhân thì người con gái cũng phải chịu nhiều thiệt thòi. Mặt khác, cũng có rất nhiều bạn nam dù mới bắt đầu sống thử với mục đích tốt nhưng sau khi đã sống thử thì họ lại thay đổi.

Bởi có câu "Cái gì nhanh đạt được thì cũng dễ nhanh mất đi", "Cả thèm chóng chán". Vậy nên bạn nữ phải là người sáng suốt thận trọng khi quyết định có nên sống thử hay không. Vẫn biết tình yêu là tình cảm của trái tim, bị tình cảm chi phối rất nhiều nhưng các bạn nên tỉnh táo !!!! Ngoài cách nhờ sống thử để biết thêm được nhiều điều về nhau, để hiểu nhau hơn thì vẫn còn rất nhiều cách khác. Chỉ cần thêm một chút quan sát, tìm hiểu về nửa kia của mình, mình tin các bạn nữ sẽ thành công hơn trong việc lựa chọn một nửa của mình!!!!!!!!

Tên: ho thinh

Email: ayoihayvedaybento286@yahoo.com

Theo tôi vấn đề sống thử trong sinh viên VN hiện nay rất phổ biến, ngay trong trường tôi đang theo học là trường ĐH Lâm Nghiệp, tình trạng cũng rất nhiều, Nhưng trong cách sống thử đó nếu cả hai cùng tiến bộ thì điều đó sẽ tốt, sống với nhau sau đó thành vợ chồng như vậy thì cũng tốt còn không, khi sống với nhau sau khi giận nhau, chia tay nhau lại đem hận thù đến cho nhau thì sẽ không tốt.

Nhiều người cứ cho rằng sống thử là không nên nhưng theo đó thì cũng không sao. Sống với nhau cả hai người sẽ được trao đổi kiến thức trong lĩnh vực tình yêu nhiều hơn, chẳng hạn  biết về nhau những tật xấu mà lúc ở gần không biết thì theo tôi là nên.

Tên: dung

Email: boy25251325_cp@mailyahoo.com

Hãy sống và làm việc theo pháp luật, trong đó có cả tình yêu và cách sống thử.

Tên: tran anh minh

Email: tranminhbt@yahoâ.com

Tôi cũng đã là một sinh viên và bây giờ tôi đã ra trường, đi làm được 7 năm. Nhưng thời bây giờ so với thời của bọn chúng tôi thì cách nhau quá xa, bởi bây giờ tôi thấy một bộ phận sinh viên học sinh xuống cấp qua. Về vấn đề sống thử thì theo tôi nghĩ đơn giản thế này thôi: “Ai mà sống thử, nhất là nữ thì họ quá coi nhẹ về tương lai và chính mình quá”

Tên: Hoang Trong Nhiên

Email: hoang_trong_nhien@yahoo.com

"Sống thử" là sống buông thả và ích kỷ !

Trong xã hội hiện nay, hiện tượng sinh viên sống thử tương đối phổ biến, Nếu ở nước ngoìai đặc biệt là các nước phương Tây thì đấy la fmột chuyện bình thường nhưng đối với các nước phương Đông nói chung và nước ta nói riêng thì nó lại là một vấn đề đạo đức. Ở nước ta coi trọng đạo đức và có thể nói đây là một tệ nạn.

Ở đây  tôi không thể đề cập lại việc đây là lối sống buông thả vì có rất nhiều ý kiến đã nói, nhưng ở  một khía cạnh khác, tôi cho nó là ích kỷ. Chúng ta có thể nghĩ được ra ngay rằng tỉ lệ sống thử nên vợ nên chồng rất ít, tôi không phủ nhận có những người sống thử đã nên vợ nên chồng nhưng mà liệu tỉ lệ này có được 1% hay không? Đây là một câu hỏi lớn mà theo tôi nghĩ thì chỉ đến thế là cùng bởi vì đa số là những sinh viên sống thử với nhau mỗi người một quê, do đó chuyện nên vợ nên chồng sau nay là chuyện rất khó. Chỉ với lý do như vậy thôi, chúng ta có thể phần nào hình dung được cùng với những lý do khác như không hợp rồi chia tay cũng không phải là hiếm thì tỉ lệ này sẽ là bao nhiều %?

Với vài lý do đơn giản như vậy chúng ta có thể thấy được chuyện trăm năm đối với họ mong manh thế nào rồi.  Người trong cuộc đừng biện hộ rằng hãy để chúng tôi tự chịu trách nhiệm hay hãy để họ tự chịu mọi hậu quả của chuyện này hay đại loại như vậy. Như vậy là họ quá ích kỷ bởi vì có phải là sau này có mỗi một mình họ phải chịu hậu quả đau khổ đâu, mà còn bao nhiều người khác, đặc biệt là cha mẹ người yêu của người đó, chẳng lẽ không phải chịu sao? Họ sẽ không đau khổ khi biết rằng người thân yêu của mình như vậy sao?

Với phép nhân đơn giản mõi một người như vậy sẽ có mấy người đau khỏ thì thử nghĩ xem có bao nhiều người sẽ đau khổ không chỉ mình họ, Họ nghĩ như vậy là quá ích kỷ, không nghĩ đến người khác. Theo tôi đó chỉ là lý do biện hộ của những người trong cuộc mà thoi nhưng qua đó thấy rằng như vậy có phải họ sống quá ích kỷ không?

Tôi đồng ý rằng đây là một tệ nạn cần gây dư luận để ngăn cản vì nó đang có xu hướng tăng nhanh. Cứ đà này thì cuộc sống đạo đứa sau này, thuần phong mỹ tuch mà chúng ta tự hào, bảo vệ sẽ ra sao? Điều này xin hỏi những người trong cuộc hay đang có ý định sống thử.

Trên đây là nữhng suy nghĩ của tôi về vấn đề này,c òn các bạn quan tâm thì nghĩ sao?

Chúng ta hãy cùng nhau góp mọt phần nhỏ bé lên phê bình và cố gắng ngăn chặn nó nhé!

Tên: Tran Thi Hien

Email: tran.thi.hien.bimson

Tôi cũng từng là một sinh viên, và cũng có tình yêu khi đang học đại học, thiết nghĩ "sống thử " trong tình yêu sinh viên không phải để đi đến "sống thật" ( số này rất ít) vì tình yêu thời sinh viên rất ít khi thành. Cái cơ bản của sống thử là họ buông thả khi lí trí không chiến thắng nổi sự ham muốn tình dục tầm thường, phát sinh từ chỗ họ chưa biết mình sẽ phải chịu trách nhiệm, phải sợ trước ai và cái gì. Đừng nói rằng họ có lý trí khi quyết định sống thử, một tình yêu đẹp và kết quả học tập khá có ai dám chắc đó là kết quả của "sống thử". Tôi phản đối " sống thử" trong sinh viên.

Tên: Nguyen Huy Thanh

Email: thanhbeerhd

Sống thửa là một tệ nạn cần loại bỏ

Tôi phản đối quan điểm sống thử của các sinh viên.

Thứ nhất: Khi ở lứa tuổi đó còn là tuổi học, phấn đấu cho sự nghiệp, trau dổi kiến thức trí tuệ để phục vụ đất nước, cuộc sông.. thì phải xác định mục đích, con đường, hướng phấn đấu của mình là gì.

Thứ hai: Khi sống thử như vậy. ĐẶt trường hợp sau này không nên vợ nên chồng thì sẽ ra sao? Có phải như vậy họ đã quá coi thường đức hạnh của một con người, đặc biệt là người phụ nữ Phương Đông. Phải chăng những người như vậy họ không còn phẩm giá của một cong người? Cho nên theo tôi, sống thử là biểu hiện của sự tha hóa về tư cách đạo đức cần phải tránh xa, triệt để đẩy lui. Bới tôi coi khinh những con người như vậy  (Muốn nói nhiều, nhưng hết giờ, xin tạm dừng)

Tên: Duong Dinh Khang

Email: khangcdtours@yahoo.com

Không nên sống thử

Theo tôi việc sinh viên sống thử có thể xem là một tệ nạn bởi vì trong đó tuổi đó còn biết bao nhiều điều cần nỗ lực cố gắng nhất là việc học hành. Khi sống thử với nhau thì học hành sẽ bị giảm xút do đó xã hội sẽ bị thiệt hại trong tương lai.

Tên: N2D

Email: laudaitrencat_83@yahoo.com

Can phan biet ro Song thu voi Loi song buong tha !

Truoc het chung ta can phan biet ro giua song thu va loi song buong tha ! Toi thay hau het ca ban da nhin` song thu nhu 1 dieu suy thoai dao duc dang len an .....va hon nua .... Nhu toi duoc biet song thu la khi 2 nguoi` yeu nhau da thuc su truong thanh,da du suc de chiu trach nhiem cho cuoc doi va tuong lai cua minh ,du suc dam bao cuoc song vat chat va tinh than cho ca hai ...Vi` 1 ly do nao do chua the lam dam cuoi ....Ho song voi nhau, de hieu nhau hon,de thuan tien hon trong to chuc cuoc song cua ca hai ...

Di nhien noi nhu vay khong co nghia toi dong y voi song thu va toi dam bao song thu se deu mang lai ket qua tot dep...ma` de chung ta co 1 thai do dung' hon ve song thu. Song thu ko phai la loi yeu duong tao bao va thieu hieu biet cua lop tre ...

Con voi nhung ban tre da du truong thanh` thi cung nam bay loai "song thu" .Thuong thi ai cung noi nguoi thiet thoi la cac ban gai Nhung toi da tung biet nhung truong hop co nhung ban gai da vi` long tham (la gai ngoai tinh yeu trai Ha Noi ) , co ban gai co y nghi lam vay de rang buoc ban trai cua minh`,hay cung co nhung trong hop do chan nan ,bat man voi hoan canh ma song buong xuoi.

Toi cung biet nhieu truong hop cac ban gai da qua yeu va tin ban trai de khi suc tinh thi da qua muon va dau kho ....Truoc het ta ko the coi loi song do la song thu, Con de dan den tinh trang do co the do rat nhieu nguyen nhan nhung trach hiem chinh van thuoc ve ban than moi nguoi` trong so ho ! Ve chu quan ,toi khong dong y voi loi song thu , toi nghi song thu la mao hiem va it mang lai nhung ket qua cuoi cung` tot dep . Ve khach quan toi khong coi song thu nhu 1 dieu xau xa ,suy thoai dao duc ,do la cach lua chon cuoc song cua moi nguoi` va toi nghi ho da du truong thanh de chiu trach nhiem voi cuoc song cua minh ! N2D.

Tên: NGUYEN VAN TINH

Email: nguyentinhdhy2YAHOO.COM

KHONG NEN SONG THU

Toi nghi rang sinh vien viec hoc tap la quan trong bac nhat , tat nhien khong chi don thuan la hoc ma khong yeu nhung tinh yeu bao gio minh cung phai biet tran trong gioi han cua no. song thu keo theo rat nhieu phien toai , ve phia bo me neu biet thi sao ?Nhung nguoi song thu co nghi nhu vay khong?Mat khac thi hau qua cua no ve mat suc khoe sinh san , dac biet doi voi phai nu, lieu rang ho co nhan thuc duoc het ?Theo toi sinh vien can nhan thuc ro hon ve van de nay , dac biet ve cong tac tu van ve suc khoe sinh san .

Tên: Hoàng Ánh

Email: ap- vp@yahoo.com

HÃY VƯƠN LÊN ĐỂ CÙNG NHAU SỐNG ĐÚNG MÌNH

Cuộc sống có thể mang lại cho bạn cho tôi rất nhiều điều thú vị . Có thể bạn và tôi chưa kịp nhận biết thì đã bị cuộc sống xã hội đưa đẩy làm cho chúng ta quyên mất rằng chúng ta đang tồn tại và chúng ta đang là ai . Có thể nhiều lúc chúng ta tự hỏi chúng ta đang tồn tại hay là chúng ta không tồn tại ?

Do đó tôi muốn nói với các bạn rằng : Cuộc đời thì rất dài mà cuộc sống của mỗi chúng ta thì có hạn . Nhưng bạn chớ đừng hiểu rằng tôi đang khuyên bạn hãy sống gấp , sống hết mình . Mà tôi chỉ lưu ý bạn một điều rằng hãy sống làm sao cho có ích , hãy biến tình yêu của cá nhân mình thành tình yêu của đồng loại. Hãy sống có ích lên các bạn ơi. Bởi vì trong cuộc sống có rất nhiều những điều mà ta cần phải vươn tới ...

Nhất là các bạn đang là những người trẻ tuổi, bạn hãy ra nhập vào những đội thanh niên tình nguyện để được sống hết mình để được đốt cháy mình vì những chân lý sống đích thực để chứng minh một điều rằng : Chúng ta là thanh niên , là đoàn viên, là những người trẻ tuổi.

Chúng ta sống hết mình, yêu hết mình nhưng chúng ta yêu , chúng ta sống vì một mục đích cao cả vì một lý tưởng sống đích thực : Đó là sống có ý nghĩa. Cố gắng lên các bạn nhé ! Để chúng ta tự hiểu và để cho các bậc cha anh đi trước và thế hệ đi sau chúng ta biết rằng trong thế kỷ 21 này có một lớp người trẻ tuổi đã sống hết mình đã yêu hết mình.

Nhưng đó là sống và yêu hết mình vì đồng loại, vì một thế giới , một xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển hơn. Hãy sống thử và yêu thử đi các bạn nhé nhưng các bạn nên sống thử và yêu thử trên tinh thần đó nhé ! Bởi vì trong các chương trình hành động của đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam vẫn cần những tinh thần yêu thử và sống thử của các bạn nhưng trên lý tưởng của người thanh niên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là lý tưởng sống thử, yêu thử của thanh niên chúng ta ngày nay.

"Hãy sống cùng những bà mẹ Việt Nam anh hùng, ta sẽ nhận được tinh thần hy sinh , tấm lòng cao cả . Hãy cùng sống vói những lớp thanh niên xung phong đi trước ta sẽ hiểu ta phải sống như thế nào ? Hãy đến và cùng sống với những người nghèo khó, những người ốm đau bệnh tật để chúng ta cùng chiêm nghiệm và cùng yêu thương để làm sao chúng ta cùng sống, cùng yêu có lý tưởng và cùng có trách nhiệm hơn với xã hội với nhân loại này bạn nhé. Chúng ta cùng nhau sống thử và yêu thử trên tinh thần đó để xem ai là người sống hết mình và yêu hết mình. 

Tên: phung van Dat

Email: P_v_dat@yahoo.com

BẠN HÃY VƯỢT QUA THỬ THÁCH VÀ HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI

Nếu bạn là sinh viên, bạn có thể tự hào rằng mình đã vượt qua thử thách rất nhiều để được là sinh viên trong trường ĐH. Mà điều đó là mơ ước của bao bạn trẻ không rễ gì đạt được. Vì vậy theo tôi nghĩ trặn đường tiếp theo khi bạn đã là sinh viên mục tiêu chính là hấp thụ kiến thức tạo ra một tư duy mói một cách nhìn về thế giới xung quanh chung ta. các bạn là sinh viên có kiến thức và trí tuệ trước hết bạn sẽ tự tin khi buớc vào cuộc sống có nghĩa là kiến thức là số vốn quý báu phục vụ trước mắt là cho bạn.

Nếu nhân rộng ra các bạn sinh viên là nhân tố tương lai của đất nước của cả dân tộc sự phồn vinh chính là phụ thuộc vào nhân tố tương lai.Vậy mọi việc chi phối khác là đi ngược lai với lợi ích của các bạn sau này và đi ngược lại với truyền thống tốt đêp của người Á Đông chúng ta. Chúc các bạn sinh viên VƯỢT QUA MỌI THỬ THÁCH VÀ SỐNG CÓ MỘT LÝ TƯỞNG TỐT ĐẸP ĐỂ HƯỚNG TỚI MỘT TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG.

Tên: Thục Nguyễn

Email: lifesgood_4f@yahoo.com

Sống thử hay sống thật ?

Những bài viết trên " tienphongnline" đã giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về suy nghĩ của giới trẻ hiện nay : có tán dương , có phản đối và cũng có những ý kiến chung chung . Thực tế , truyền thống " giữ gìn " của những người Á Đông không bị mất đi, nó vẫn đươc duy trì và ủng hộ bởi số đông.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận Văn hoá phương Tây đã ảnh hưởng lớn đến không ít một bộ phận giới trẻ , và họ đón nhận một cách hào hứng mà không mảy may nghĩ đến những ranh giới phải dừng lại. Họ đã sống thật , sống hết mình để rồi sau đó xem như chưa có chuyện gì xảy ra. Nhận thức của người trẻ không phải là bị sai lệch , cái sai của họ là không biết tự kiềm chế bản thân và không biết tự chịu trách nhiệm với bản thân và những gì họ để lại cho gia đình và xã hội .

Thực tế , họ hiểu rằng khi họ sống chung với nhau sẽ vi phạm những giá trị truyền thống , nhưng cái tôi trong họ không cho phép họ dừng lại . Để điều chỉnh đuợc tình trạng "sống thử " hay nói thẳng ra là " sống thật " thì đó lại là viêc của toàn xã hội , của nhà trường va gia đình chứ không đơn thuần là những người thích kiểu Sống thử . Có lẽ vấn đề này cần đưa vào chương trình hành động của Đoàn Thanh niên và của các trường Đại học , Cao đẳng trên toàn quốc.

Tên: hoang ngoc thanh

Hay song that dung song thu

Gửi những ai đang sống thử mà laị vậy thì thật là không đúng mà chúng ta phải biết về nó chứ không thể sống thử được, Mà chúng ta là thế hệ sinh viên tương lai của đất nước, do vậy chúng ta cần phải kiên quyết việc này kết hợp nhà trường và gia đình cùng quản lý thì tôi chắc chắn việc này ngăn chặn được cùng với sự nhắc nhỏ, tôi tin việc này sẽ làm được.

Tên: Một bạn đọc thế hệ 8x

Email: conyeumenhat5882@yahoo.com

Không nên cho rằng" sống thử "là một tệ nạn xã hội !

Nhiều người cho rằng sống thử là mặt trái của xã hội ,nhiều người phê phán, phỉ bác thậm chí có thể nói là khinh bỉ những người sống thử trước hôn nhân. Nhưng thử hỏi bản thân họ sống ở trong hoàn cảnh như thế nào?Họ có khả năng hiểu hết hoàn cảnh của những nguời sống thử trước hôn nhân hay ko? Họ có nắm chắc được kết quả của những mối tình đã trải qua những năm tháng sống thử ko?

Tôi ko ca ngợi hay bênh vực những người đang sống thử.Thậm chí tôi cũng hoàn toàn lên án những thanh niên sinh viên coi tình yêu như tròn đùa,coi tình dục là điều cốt yếu trong tình yêu, những người con gái coi rẻ sự trong trắng của mình. Nhưng tôi biết rằng ko ít những đôi bạn sống thử đã nên vợ nên chồng, họ sống cùng nhau và cùng nhau tiến bộ, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình với người mà qua năm tháng sống thử họ đã hiểu và yêu.

Hiện nay có rất nhiều đôi vợ chồng trẻ sống với nhau được một thời gian ngắn thì chia tay vì lí do "ko hợp"chỉ vì khi yêu họ che dấu những mặt xấu của mình đi cho đến khi lấy nhau mới khám phá ra chàng thế nọ nàng thế kia.

Mọi người đừng nên quan niệm rằng sống thử tức là sẽ quan hệ tình dục, mà cứ quan hệ tình dục trước hôn nhân là xấu xa, là đáng khinh bỉ. Tại sao những người ăn cơm trước kẻng rồi cưới thì ko sao, ko bị coi là mặt trái của xã hội ? sinh viên thanh niên ngày nay có tri thức, có bản lĩnh và có trách nhiệm với những việc họ làm. Tại sao chúng ta ko tìm ra những biện pháp giúp họ bảo vệ sức khoẻ sinh sản một cách tốt hơn, trang bị cho họ nhiều tri thức đời sống hơn, khuyến khích họ sống tự tin ,trách nhiệm và bản lĩnh.

Trong khi chúng ta đang ngồi đây để bàn về những việc họ làm, phê phán chỉ trích họ thì có lẽ họ cũng đang cống hiến cho xã hội một sức trẻ ở một lĩnh vực khác. Không phải họ sống thử thì họ là những người ko có ích cho xã hội, họ là tệ nạn của xã hội, họ ở mặt trái của xã hội, mà tôi nghĩ rằng hãy để " sống thử "là việc riêng của mỗi người và để họ chịu trách nhiệm với những gì họ làm.

Tên: Minh Giang

Sống sao cho cuộc sống thật ý nghĩa !

Một tâm trạng buồn, hụt hẫng xâm chiếm lấy tôi khi đọc xong chuyên mục "Sống thử" trên TPO, cho dù tôi không hoàn toàn phản đối. Tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng, với những tri thức hiểu biết của một sinh viên thời đại mới, các bạn sẽ biết sống sao cho cuộc sống có ý nghĩa nhất, tự chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình. Và những câu chuyện tình yêu lãng mạn sẽ không bao giờ chỉ là "cổ tích". Thân mến !

Tên: vu thi lien

Email: handler711

Tôi hoàn toàn bất ngờ với những cách sống như vậy !

Là 1 người có quan niệm toàn mỹ về nhân cách, tôi rất quan tâm vấn đề không còn là mới mẻ này, người ta hay gọi đó là "tình cho không biếu không" của lớp trẻ hiện nay, nhất là giứoi sinh viên và công nhân xa nhà.

Họ đến với nhau với mục đích đôi bên cùng có lợi, do cuộc sống xa nhà thiếu thốn tình cảm, hoặc muốn thử cảm giác. Đó hẳn là một sự chắp nối tạm bợ và mang dáng vẻ của sự buông thả. Sống thử ư ? Tôi cũng như bao người lớp trẻ khác hoàn toàn bất ngờ với những cách sống như vậy. Cuộc sống là nhữung gì ta mong ước, mong muốn xây dựng chứ không phải là sự tạm bợ. Rời xã hội sẽ ra sao nếu chỉ có sống thử ?

Tên: Noi chon thi thanh

Email: Dem suong uot mua@yahoo.com

Phải coi đây là một dạng tệ nạn xã hội trong tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Nhiều sinh viên đã quên đi trách nhiệm của một người công dân đang tham gia vào quá trình xã hội hoá có ích và bảo đảm tính lành mạnh cho các thế hệ noi theo.

Tình trạng này đã có diễn ra từ lâu, khi phong trào "Tình Yêu Ri Đô" của các cựu anh chị sinh viên đã diễn ra như một "cao trào", một "phong trào" được xem là "mốt thời thượng" trong cuộc sống, làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục vốn là truyền thống quý báu ngàn đời của người Việt Nam.

Việc sinh viên sống chung là vấn nạn rất lâu nhưng không được quan tâm đúng mức. Nếu cần thiết có thể ban hành các quy định cấm triệt để và xử phạt thật nặng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Hiện tượng như vậy tuy không nguy hiểm trực tiếp như tai nạn giao thông, như cúm gà nhưng nó ảnh hưởng gián tiếp đến môi trường mà chúng ta đang sống hiện tại.

Cần quan tâm và có chính sách quy hoạch đúng đắn về hiện tượng tâm lý - xã hội nói trên để bảo đảm môi trường sống lành mạnh, không ô nhiễm. Đề nghị nhà trường, xã hội và gia đình có chương trình quản lý, kiểm tra rõ ràng. Đề nghị thành lập các đội, tổ, nhóm để giám sát, theo dõi và xử lý, không cho lây lan nhanh trong xã hội.

Tên: hoang hai

Email: congchuahoaingoc2003

Tại sao phải sống thử

Sau khi đọc bài viết này chính bản thân chúng tôi đã từng qua một thời sinh viên cũng không thể nghĩ rằng trong một giai đoạn hiện nay, vấn đề sống thử lại được mở ra quá phổ bioến và rầm rộ như vậy

Phải chăng chúng tôi đã quá cổ hủ khi mới trải qua thời sinh viên chỉ với một thời gian ngắn là vài ba năm ư?  Tôi tin chắc rằng các bạn trong lứa tôi đang và đã sống thử nhe vậy vẫn biết rằng những gì các bạn đó đã làm sẽ không thể đem lại cho bản thân những kết quả tốt đẹp, vậy vì sao lại như vậy?

Một phong trào hay bất cứ một hiện tượng tâm lý nào cũng đều có thể hiểu hay giải thích được, còn vấn đề này ai cũng biết nhưng khi chính trong bản thân của mỗi người tự mình chưa đánh giá được bản thân mình thfì làm sao có thể nói với họ những điều phải trái, Vậy cho nên mới có những suy nghĩ rằng chỉ cần làm sao thỏa mãn được nhu cầu hay là sự tò mò hoặc là không thể thua kém đứa này hay đứa khác được bởi vì nó cũng là người như mình thôi, kém sành điệu hơn hay sao nhỉ?

Chúngh ta nên cùng nhau góp sức để giúp cho những người đã đang và sẽ có những hành động như vậy hãy suy nghĩ thật sự đúng nghĩa với việc con người chúng ta trong thời đại ngày nay  được tự do là tự do để phát triển con người một cách toàn diện để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và phát triển tòan diện, chứ không phải bao nhiêu sự nỗ lực để mang đến cho họ những thuận lợi ngày hôm nay để rồi tự chính những con người đó dần dấn sẽ làm cho sự tha hóa của xã hội ngày một cao hơn.

Góp phần nhanh chóng phá vỡ đi những điều tốt đẹp nhất mà khó khăn lắm chúng ta mới đạt được, vậy khi các bạn suy nghĩ những điều như vậy có bao giờ đọng lại trong mọi người một cái gì cảm thấy nhức nhối hay không, có muốn làm ngay một điều gì đó để góp phần thay đổi vấn đề không phù hợp hơn ở ngay chính lứa tuổi của chính mình góp phần thêm cho thế giới vì một ngày mai tươi sáng hơn.

Một bạn đọc, IP Address: 66.139.76.245

CẤM LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ

Nếu nói cấm để tránh hậu quả cho xã hội , thì cấm như thế nào ? rõ ràng đây là việc không thể làm được , cách tốt nhất chỉ có thể là tuyên truyền giúp các bạn SV nhận thức được hành vi của mình để tránh mà thôi

Tên: vu van phong -th2t243 thanh son kim banh ha nam

Email: mauxanhaolinh_thhd

Không nên sống thử

Tôi không có nhiều thời gian lắm vì tôi là bộ đội nên không tham gia vào bàn tròn trực tuyến của chương trình được, nhưng vấn đề mà TPO đưa ra tôi thấy là rất bổ ích và bức xúc hiện nay. Theo tôi thì không nên sống thử vì đây là 1 hiện tượng không tốt gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tới học tập và cuộc sống của SV.

Tôi chỉ có một câu hỏi sau cho những ai đã và đang có ý định sống thử : Sống thử thỏa mãn nhu cầu mục đích gì ? Nó có trùng với mục đích lớn nhất của các SV không ? Điều quan trọng là bạn quan niệm thế nào là sống thử và đã sống thử ra sao ?

Tên: Đặng Tú Uyên

Email: qmtk23111985@yahoo.com

Hãy giúp họ nhận thức để có bản lĩnh hơn

Trước đây, cứ nghe người ta nói đến chuyện "sống thử "trước hôn nhân là tôi thấy ghê tởm. Khi còn là một học sinh cấp 3, tôi đã nhìn những chị "ăn cơm trước kẻng'' ở quê tôi với ánh mắt rất coi thường, khinh bỉ.

Rồi đọc báo chí thấy những bạn gái viết thư lên hỏi chj Thanh Tâm với những lời lẽ rất thương tâm vì đã "trót trao thân" cho bạn trai của mình để bây giờ phải chịu biết bao cay đắng khổ nhục, tôi lại buột miệng"đúng là điên, ngu thì chết chứ kêu ai". Và tôi tự hỏi tại sao người ta không dành những điều thiêng liêng đó cho nhau sau khi đã thực sự là của nhau, tình yêu sẽ đẹp hơn rất nhiều khi người ta biết trân trọng và giữ gìn cho nhau cứ sao phải làm thế để sau này lại chán ghét coi thường nhau, dẫn đến tình yêu tan vỡ.

Lên đại học, tôi có người yêu, trong tôi đã có nhiều thay đổi, mặc dù vẫn phản đối rất quyết liệt nhưng tôi đã biết hiểu và thông cảm hơn cho những bạn trẻ như thế.Vì tôi hiểu cái cảm giác khi gần người bạn trai của mình, tôi hiểu khi thực sự yêu ai đó con gái mềm lòng, và sẵn sàng "hi sinh" để chiều bạn trai như thế nào, dường như nó là bản năng của người phụ nữ vậy.

Giờ đây tôi chỉ nhìn những bạn gái rơi vào hoàn cảnh như thế với một ánh mắt đáng thương thôi, thương vì các bạn thiếu bản lĩnh quá, mềm lòng trước những lời dỗ dành ngon ngọt của bạn trai. Tôi đã đọc nhiều tài liệu nói rằng khi nam nữ yêu nhau nảy sinh nhu cầu gần gũi là hoàn toàn bình thường, đó cũng chính là bản năng sinh tồn của con người.

Tôi nghĩ đừng nên trách cứ nhiều, đừng khinh bỉ nhiều, hãy giúp các bạn trẻ có nhận thức đúng đắn để có bản lĩnh hơn và để biết cách đi đúng đường. Để cho các bạn đã và sẽ yêu hiểu được rằng "quan hệ tình dục trước hôn nhân không phải là biện pháp để giữ gìn tình yêu mà chính la đang giết chết nó"

Tên: Nguyễn Ngọc Bích

Email: phongtu_13@yahoo.com

Mong rằng sau dịp giao lưu này, những sinh viên trẻ như tôi sẽ có cái nhìn đúng đắn về "sống thử"!

Nên gọi sống thử là một xu hướng, trào lưu của giới trẻ hay là một vấn nạn, một nỗi lo đây? Hiện nay theo tôi được biết, sống thử là tình trạng phổ biến xảy ra trong lớp trẻ, nhất là những sinh viên xa nhà. Những xóm trọ từ lác đác 4,5 phòng cũng có đến 2,3 cặp sinh viên sống thử. Và thực tế cũng cho thấy rằng rất ít trong số họ sau này đi đến hôn nhân.

Nếu coi "sống thử " là một "mốt" thì có thể nói sau một thời gian mốt ấy sẽ trở thành "lỗi thời", giới trẻ lại là những người ham thích những gì mới lạ, nên việc chia tay ccũng là điều dễ hiểu! Những người" ngoài cuộc" nghĩ gì về "sống thử"? Lớp người đi trước thì có ít ai đồng tình ủng hộ , còn những người trẻ tuổi khác không sống theo lối như thế, một số do "rụt rè", một số cho rằng đó là hành động ngu ngốc.

Còn chính người trong cuộc thì phản bác lại ra sao? Có phải đó là "cách chứng minh tình yêu, là"cách "hiệu quả" nhất dể tìm hiểu về nhau", hay " không thử thì..uổng lắm!"!!! Bản thân tôi cũng là một sinh viên, tôi cho rằng sống thử là mạo hiểm với chính bản thân mình, là còn thiếu hiểu biết nên chưa nhân ra được hết những cái "mất" mình sẽ phải gánh chịu. Mong rằng sau dịp giao lưu này, những sinh viên trẻ như tôi sẽ có cái nhìn đúng đắn về "sống thử"!

Tên: nguyễn thị lan hương

Email: yeumauaoxanh3110@yahoo.com

Không nên sống thử

Theo tôi không nên sống thử, tôi chẳng biết quan niệm của mọi người ra sao, nhưng sống thử thì các bạn gái sẽ là người phải chịu thiệt thòi nhiều nhất, dư luận xã hội, gia đình, bạn bè ... và chẳng may nếu để lại hậu quả thì sao ? nếu là 1 tình yêu thưc sự thì phải biết giữ cho nhau, phải biết vì nhau chứ đâu phải cứ sống thử mới gọi là yêu ???

Tên: LÊ MINH SƠN

Email: ANHMAI_DOIEMHP@YAHOO.COM

THEO TÔI Ở CÁC NỨƠC PHUƠNG TÂY THÌ TÌNH TRẠNG NÀY CÒN DIỄN RA PHỨC TẠP HƠN NHIỀU. TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG TỔ CHƯC NHƯNG CUÔC THI TÌM HIỂU VÊ SỨC KHOẺ SINH SẢN HAY PHÁT BAO CAO SU....V..V TẤT NHIÊN CHÚNG TA LÀ NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TA CÓ THUẦN PHONG MỸ TỤC CỦA CHÚNG TA CHÚNG TA NÊN HƯỚNG NHỮNG CHUYỆN ĐÓ VÀO MỨC CÓ THỂ KIÊM SOÁT ĐƯỢC.  ĐÂY LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHỮNG NGUỜI THẦY CÔ GIÁO XIN MỌI NGƯƠI HÃY SUY NGHĨ THOÁNG RA MÔT CHÚT CÒN CAC BẠN SV HÃY TỰ LO CHO CHÍNH BẢN THÂN LO CHO TƯƠNG LAI SƯC KHOẺ SỰ NGHIỆP VÀ XÃ HỘI.

Tên: dinh quang dung

Email: dinhquangdung512772@yahoo.com

Thực trạng này đã đáng báo động từ lâu rồi !

Chuyện quan hệ tình dục trong sinh viên đã không còn moiứi nữa nếu không muốn nói là quá phổ biến. Thậm chí cả ở PTTH chứ không phải là ở bậc đại học nữa. Theo tôi việc này nên hay không còn do quan điểm của từng người.

Dù muốn hay không thì thực trạng này đã đáng báo động từ lâu, Việc cần làm bây giờ không phải là lúc để tranh cãi đúng sai, hay ngăn cấm (mà muốn ngăn cấm cũng không được). Việc cần nhất bây giờ là việc tím mọi cách giáo dục sức khỏe sinh sản cho tốt cho sinh viên để giảm tối đa những hậu quả đáng tiếc về quan hệ tình dục mang lại.

Việc này không khó nhưng mãi mà thực hiện chẳng tới đâu. Hậu quả là chúng ta cứ ra cổng bệnh viện phụ sản rồi sẽ biết. Đây mới là vấn đề đáng quan tâm do thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản và cách phòng chống bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nên SV phải chịu hậu quả khá nặng nề.

Mà theo tôi thấy chẳng có trường ĐH nào đưa vấn đề này ra giảng dạy hay thảo luậnc ho SV. Nếu có thì rất hời hợt. Vấn đề này mới đáng để chúng ta thảo luận, Vấn đề kia ai cũng biết rồi khổ lắm, đừng nói nữa.

Tên: pham cong hanh

Email: pham_cong_hanh@.yahoo.com

Gia đình nhà trường nên làm gì

Nếu muốn triệt để vấn đề này thì phía nhà trường cần có biện pháp xử lý, về phía gia đình cần có trách nhiệm kiểm tra con em mình khi vào học ở các trường cao đẳng, đại học, gia đình hãykiểm tra hàng tháng quá trình học tập của các sinh viên.

Tên: Nguyễn Tiến Thành ,khu TT Trường Chính trị Quảng Bình.

Email: thuyen_bien0603@yahoo.com

"SỐNG THỬ"_HÃY NHÌN TỪ PHÍA BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA VẤN ĐỀ

Khi lật lại vấn đề này, chắc cũng nhiều người có tâm trạng như tôi: Giật mình, hoang mang ! Tuy nhiên, trước hết, chúng ta phải làm rõ những khái niệm(KN) liên quan."Sống thử" là như thế nào ? BÌnh thường chúng ta nhắc đến khái niệm này là đẻ chỉ một hiện tượng của các cặp nam_nữ khi chưa có sự đồng ý ,chứng nhận của chính quyền địa phương đã tự ý sống chung như vợ chồng.Đây là một KN rất bình thường . Nhưng chúng ta bây giờ lại trở nên lo sợ.

Thế thì ,do đâu lại xuất hiện sự thể không bình thường này. Về đời sống tâm lý, nhận thức cá nhân và môi trường xã hội, cả ba yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng trên.Trong sự diễn tiến, tác động một cách đồng bộ của cả ba yếu tố đã có sự nảy sinh, phát triển những tình cảm, suy nghĩ ...và cuối cùng là hành vi .

Trả lời được : Tại sao học sinh sinh viên (HSSV) lại "sống thử "? Theo tôi ,chúng ta đang hiểu KN này là những "khoảnh khắc " mây mưa, mà nói cho nó khỏi mất công liên tưởng ,đó là quan hệ tình dục (QHTD) đang diễn ra ,trở thành một vấn nạn xã hội trong HSSV .Điều này diẽn ra đã quá lâu, và bây giờ nó mới "bị quan tâm" một cách đúng mức.

Trong sự ràng buộc,tác động của tổng thể các mối quan hệ xã hội ,cá nhân con người ( cụ thể là HSSV, những cá nhân trẻ trung về mọi mặt) bị vô hình cuốn theo lối sống của xã hội, không được dẫn dắt , hướng dẫn và tự định hình . Bởi vì, nó đã xảy ra ở nhiều quốc gia khác.

Cho nên, chúng ta , dù như thế nào đi nữa thì cũng hãy bình tĩnh nhìn nhận sự việc với "bộ mặt thật" của nó, từ đó mới có cách giải thích, giải quyết chu đáo,tận nơi tận chốn . Như vậy là,chúng ta đang nắm được những nhân tố hình thành ,phát tán thành hiện tượng trên. Cùng với việc xuất hiện của các hiện tượng khác như : mê tín dị đoan,cuồng tín,bạo lực,ăn chơi truỵ lạc...và kể cả nạn khủng bố, thì hiện tượng sống chung ,"sống thử" là một trong những mặt trái bên kia của xã hội .

Muốn ngăn chặn nó không khó ,nhưng đó không phải là chuyện một sớm một chiều .Khi biết được bản chất của vấn đề ,ta phải làm cho các yếu tố phát sinh bi triệt tiêu,không thể tác động ,hoặc không thể tác động cùng lúc . Cụ thể ,do thời lượng có hạn ,tôi mạo muội xin đưa ra it biện pháp để điều chỉnh,góp gió thành bão:

-Tăng cường công tác giáo dục toàn diện ,hình thành và phát triển nhân cách lành mạnh ,trong sáng .

- Dứt điểm việc xây dựng kế hoạch ,chương trình ,sách giáo khoa về giới tính,sức khoẻ sinh sản vị thành niên cho lớp trẻ ngay từ bậc tiểu học.

 - Tạo dư luận xã hội về vấn đề này :để mọi người tự cảnh giác ,đấu tranh - Cần có sưn tham gia tích cực của các cấp chính quyền,cơ quan chức năng và của mọi tầng lớp xã hội ...

Lời cuối :LỚP TRẺ CHÚNG TA HÃY TỰ RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NHỮNG CÁ NHÂN KIỆT XUẤT.CON NGƯỜI KHOẺ MẠNH LÀ SỰ THOẢI MÁI VỀ CẢ ĐỜI SỐNG VÂT CHẤT VÀ TINH THẦN,CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ SỨC KHOẺ,TỒN TẠI DẬT DỜ...  

Tên: tranducphong

Email: phong@.yahoo.com

Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc sinh viên sống thử

Tôi cũng từng là sinh viên đã ra trường. Tôi hoàn toàn không đồng ý với việc sinh viên sống thử như vậy.  Đó là lối sống không lành mạnh không còn thuần phong my tục cần sớm ngăn chặn.

Email: romo@yahoo.com

Như thế không phải là sống thử. Như thế là lười nhác trong cuộc sống vfa tình yêu

Tên: nguyen ngoc minh, Email: benemmai82@yahoo.com

Tôi không đồng ý với khái niệm "sống thử" của SV Việt Nam.

Tôi đã tốt nghiệp và ra trường cách đây một năm. Tuy đã trải qua thời sinh viên nhưng chưa bao giờ tôi có khái niệm sống thử với một người bạn khác giới. Khi đọc bài báo đăng trên Tiền phong, tôi thấy, đây đúng là thực trạng đáng quan tâm của giới trẻ hiện nay,

Theo tôi, đây là một quan niệm sống lệch lạc của một bộ phận sinh viên. Họ thoát khỏi sự kèm cặp của bố mẹ nên tự do làm gì thì làm. Bố mẹ ở quê cũng chỉ biết hàng tháng gửi tiền lên cho con chứ đâu có ở bên cạnh mà quản lý con được? Mặt khác nhà trường, nơi đào tạo những sinh viên đó cũng không thể quản lý thời gian và cuọc sống bên ngoài sau khi cách sinh viên đã bước ra khỏi cổng trường. Sự đào tạo một cách ồ ạt cũng đã tạo nên một sức ép đáng kể.

Tôi không đồng ý với khái niệm sống thử của sinh viên VN. Càng được học cao thì ý thức về cách sống càng phải hoàn thiện. Tôi xin hỏi các bạn một câu là: Sau khi ra trường, bao nhiều cặp sống thử lấy được nhau? Hay là họ đã chia tay nhau trước khi tốt nghiệp.

Tên: sputnik

Email: mailp@walla.com

Tôi là một người 8X : Hãy để chúng tôi tự chịu trách nhiệm với mình !

Tôi biết trong cuộc sống, có rất nhiều việc có thể khẳng định đúng sai, nhưng cũng có nhiều việc, ko nên cứ cho rằng nhất thiết nó phải sai hay nó phải đúng. Tôi là một người 8X, và trước hết, tôi ko phản đối sống thử. Tôi đã đọc một số bài viết về sống thử trên TPO, và nói thực rằng, tuy tiêu đề là "Nên hay ko" nhưng có vẻ như các ý kiến đều theo một chiều hướng là sống thử kà việc làm trái đạo đức, đi ngược truyền thống, ko nên, ko được, một thực trạng đáng báo động, một điều đáng lên án, sự nông nổi và bồng bột của tuổi trẻ...

Hãy nghĩ xem những người sống thử bao nhiêu tuổi? 20, 21, 25... Họ đủ sức để hiểu những gì mình làm và đủ sức chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Bây giờ chúng tôi đều có đủ kiến thức cần thiết về SKSS, để biết phải làm gì. Những người để lại hậu quả xấu ư, họ làm việc ko suy xét và họ phải trả giá. Nhưng đừng xem nó như là một tội lỗi, làm băng hoại đạo đức, một thực trạng đáng báo động đến khủng khiếp. Bạn tôi có người yêu ở xa, mỗi lần gặp nhau rồi đi chơi, "phải cố gắng lắm mới ko đi quá giới hạn".

Vậy thì sai lầm, nếu có, ở một khía cạnh nào đó cũng có thể cảm thông. Tôi có mấy người bạn, họ đang sống thử, thậm chí dọn đến nhà nhau sống như vợ chồng. Đến giờ họ vẫn chưa kết hôn. Lý do là của riêng họ, tôi ko hỏi. Nhưng ko vì thế mà trong công việc, trong ứng xử với những người xung quanh họ trở thành những kẻ ko ra gì. Tất nhiên, tôi phản đối đến cùng những cô cậu học trò, chỉ coi đây là việc làm chơi chơi và muốn thử cho biết mùi đời.

Tôi chỉ muốn nói đến những người trẻ đã trưởng thành.Tôi cũng phản đối những kẻ qua đường, thích một lần quan hệ rồi đường ai nấy đi. Sống thử, ko phải vì chữ thử mà có thể đem ra làm trò chơi. Cô giáo tôi, tiến sĩ khoa học ngữ văn Đoàn Hương có kể rằng cô đã hơn một lần giúp bọn SV giải quyết hậu quả của việc sống thử.

Cô bảo sống thử là việc của chúng mày, tự chịu hậu quả, tự giải quyết. Nhưng cái đứa con gái phải biết suy nghĩ kỹ. Thuý Kiều từ chối Kim Trọng khi "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình", vì thế chàng Kim phải yêu cả một đời. Có thể nhiều bạn gái nên nghĩ. Nhưng cá nhân tôi, nếu tôi đứng trước những người bạn tuyên bố sống thử, trước hết, tôi chúc họ hạnh phúc, lâu dài và bền vững ở một cuộc sống thật. Tôi khẳng định lại rằng, đó ko phải là một việc làm đáng buồn và khủng khiếp.

Tên: Cao Thi Huyen Trang

Email: Trinh_hoang_phuong_nga

Hãy cẩn thận

Trong thời buổinhư hiện nay, cuộc sống thật hiện đại để không phải xảy ra những điều đáng tiếc, nhưng cũng rất nguy hiểm với những người còn quá trẻ như chúng ta bây giờ. Dù có hiện đại đến đâu thì cũng có sự chủ quan của những người sống thử một cách tự nhiên như thế, vì khi ta đã có ý định thử thì ta không nghĩ tới hậu qủa để lại sau này, đặc biệt là con gái.

Tên: Đoàn Ánh Tuyết

Email: snowvietnam@yahoo.com

Lên án là một chuyện, nhưng quan trọng hơn là việc hướng dẫn nhận thức.

Ngay từ khi còn là sinh viên tôi đã chứng kiến một số (có thể với tôi đã là một con số khá nhiều) bạn sống như vậy. Một vài có kết thúc có hậu, nhưng nhiều hơn là những kết thúc buồn, có người còn không thể làm mẹ được nữa.

Tôi không phải là một giáo viên nhưng cũng có nhiều học sinh. Và qua việc dạy các em tôi biết cách nghĩ, cách sống đó đã xâm nhập đến chúng. Tôi không cho rằng việc QHTD trước hôn nhân là xấu. Nhưng tôi cho rằng mỗi người đều phải nhận thức được rõ ràng về việc mình đang làm, hậu quả mà nó có thể mang lại.

Tôi nghĩ nếu đã trưởng thành (cả về tâm sinh lý và tầm nhận thức) thì việc đó không quá quan trọng và không thể gọi là đáng báo động. Tuy nhiên đó phải là hành động có suy nghĩ và có trách nhiệm. Nhiều bạn đã quá buông thả bản thân, hoặc quá nể nang. Tôi biết nhiều nguời trong số họ thậm chí còn không quan tâm đến việc mình đã sẵn sàng cho chuyện đó chưa. Đó là những quyết định vô trách nhiệm, không chỉ đối với bản thân mà còn với xã hội.

Lên án là một chuyện, nhưng quan trọng hơn là việc hướng dẫn nhận thức. Việc tuyên truyền, giáo dục để thế hệ trẻ có cái nhìn đúng đắn là rất quan trọng. Tôi không cho rằng việc cấm đoán là hiệu quả. Bởi nhiều khi nó thuộc về bản năng của con người. Nhưng nó phải được điều khiển bởi cái đầu "lạnh", và tỉnh táo.

Tên: Thạch Lâm

Email: bolaovelang@yahoo.com

Sống thử đâu phải là có tội!

Tôi đã đọc nhiều bài viết về quan hệ tình dục trước hôn nhân! Đặc biệt là quan hệ tình dục trước hôn nhân của giới học sinh_sinh viên! Mà sống thử thì quan hệ tình dục là một yêu cầu không thể không có! Thế nhưng đâu phải mối quan hệ nào cũng tốt đẹp cả???

Theo tôi , chúng ta phải thấy được sự tích cực của việc sống thử! Nếu đôi bạn trẻ yêu nhau, thấy cần phải có nhau thì họ sống với nhau đâu có hại gì cho xã hội??? Chỉ cần họ không tạo ra những sinh linh ngoài ý muốn, hoặc những ca nạo phá thai, tự tử ... là được!

Còn ở chung với nhau sẽ có điều kiện để chăm sóc nhau, bảo ban nhau làm việc, học hành tiến bộ! Vậy thì tại sao ta lại cứ dè bỉu, nói xấu hết mức về nó cơ chứ??? Các em bây giờ đầy đủ rồi, dĩ nhiên là phát triển về tính dục, tình dục nhanh hơn cha mẹ hồi trước, ý thức cũng phát triển với hàng lô xích xông tin tức trên mạng Internet!

Cái chúng ta cần bây giờ là hướng giới trẻ đi đúng hướng! Đừng cấm đoán chúng cái gì cả, hãy cho chúng biết làm thế nào là đúng , làm thế nào là không đúng! Hãy phổ biến sách vở giới tính, hoạt động tình dục an toàn nhiều hơn nữa! Ai mà chẳng lầm lỡ trong cuộc đời, vấn đề là mức độ nặng nhẹ mà thôi!

Tên: Minh Tuấn, Email: minhtuanhp2003

Tình trạng này đã diễn ra từ rất nhiều năm về trước

Đọc bài báo của tác giả phản ánh về lối sống rất '' hiện đại'' này của SV thời nay, tôi mới liên tưởng tới những gì đã diễn ra trong KTX của các trường ĐH hồi tôi còn là SV, mới chân ướt chân ráo bước vào trường ĐH, đươc một anh lớp trên dẫn đi ''giao lưu quần chúng '' cho biết. Tôi được họ dẫn đi sang trường ĐHSP, nơi sản sinh ra những thầy cô giáo tương lai.

Trước khi khi bước vào phòng một người bạn của một anh SV lớp trên, anh ta giới thiệu : '' Phòng này con bồ 1 tao ở, chú phải học cách -điếc không sợ súng -nghe chưa?, còn mấy em ngon lắm,tao sẽ giới thiệu cho" . Sau tiếng gõ cửa là cô bồ của anh ta ra đón, cũng được mời vào phòng, chè nước tử tế. Tai tôi bỗng nghe thấy tiếng động với tần số cao ở phía chiếc giường tầng đối diện phát ra, mắt chữ A mồm chữ O tôi đành chữa ngượng kiếm cớ đi ra ngoài và chuồn thẳng. Thật hết biết.....

Tên: trinh duong ngoc anh

Email: noiayhoacovang_hn@yaho.com

Tình trạng sinh viên sống thử ở VN phổ biến cách đây khoảng hơn 10 năm (đó là theo tôi được biết), vì thời gian đó tôi bắt đầu là một SV của một trường ở khu vực Cầu Giấy (Hà Nội). Trong thời gian đó, tôi cũng đã nghe và gặp trực tiếp cả những bạn trai và bạn gái đã có suy nghĩ và hành động như vậy. Nhưng cho đến nay, đáng tiêc là chúng ta, xã hội và các cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp nào để ngăn chặn...

Các phương tiện thông tin đại chúng bằng cách nào đó hãy tuyên truyền đến mỗi gia đình, đến cả các em học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường thấy được tác hại của vấn đề này. Bởi rồi mai đây sẽ đến lượt con em họ trở thành sinh viên và không còn ở bên cạnh bố mẹ nữa. Nếu làm được thế, xã hội cũng như nhà trường sẽ bớt đi gánh nặng về vấn đề này.

Phần những người trong cuộc, theo tôi thì... nhẹ nhàng mà nói thì họ chính là "nạn nhân" của chính những suy nghĩ và hành động của họ. Bởi họ nghĩ đơn giản rằng có quyền làm chuyện ấy - điều mà lẽ ra họ không nên làm. Âu cũng là do sự giáo dục trong gia đình và nhà trường chưa đến nơi đến chốn về chuyện này mà thôi.

Tên: Pham Ba

Email: tuybut@highstream.net

Từ những năm đầu thế kỷ 20, một câu châm ngôn của nước ngoài đã viết : "Muốn uống sữa, hãy mua bò sữa về nuôi". Có hàm ý rằng, muốn "make love" với người con gái nào, hãy cưới nàng làm vợ trước. Và hẳn phái nữ cũng thuộc lòng lời giáo huấn ấy.

Nhưng ngày nay, câu trên đã được phái nam phản ánh ngược lại trong "Kinh thánh tình yêu" của họ: "Muốn mua đôi giày thì phải cho thử trước chứ!". Hẳn quan niệm này đáng để cho chúng ta phải suy nghĩ...

Tên: Lệ Hà, một sinh viên

Email: hale2882@yahoo.com

Có nên coi "sống thử" là Mốt ?

Đọc bài của tác giả Phan Thu tôi thấy rất ấn tượng. Là một sinh viên, tôi thấy những gì tác giả nêu ra đã mô tả khá toàn diện một thực trạng đang diễn ra trong đời sống của giới sinh viên hiện nay. Tôi hoàn toàn tán thành nhưng có một ý kiến nhỏ xin trao đổi với các bạn.

Theo tôi, "Sống thử" không nên gọi là "Mốt". Bởi "Mốt" là một cái gì đó đang thịnh hành ngoài xã hội khiến người ta phải bắt chiếc, phải chạy theo nếu không muốn bị cho là "lạc hậu". Hơn nữa, Mốt là cái để khoe ra, bày ra cho mọi người chiêm ngưỡng, thưởng thức. Mục đích chủ yếu của người chạy theo Mốt đó là tìm kiếm sự tán thưởng, ngưỡng mộ từ phía người khác.

Theo tôi, bản chất việc "Sống thử" không phải như vậy. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến "Sống thử" chính là do nhu cầu tâm sinh lý quyết định. Tất nhiên không loại trừ khả năng nhiều người sống buông thả, sành điệu theo kiểu dân chơi thì đúng là có sự "học tập". Tuy nhiên, qua bài báo của tác giả Phan Thu, cũng như đánh giá của bản thân tôi, số đối tượng này không đáng kể trong giới sinh viên. Như vậy, nếu nhầm lẫn về quan niệm, chúng ta sẽ có những cách tiếp cận vấn đề khác nhau. 

Tên: Đỗ Thị Tiến

Email: salat832003@yahoo.com

Họ đã tự tin không đúng chỗ

Tôi nghĩ đây là một cách nghĩ lệch lạc của giới trẻ. Từ những ảnh hưởng của nước ngoài, thanh niên Việt Nam đang có xu hướng " thoáng" một cách thiếu ý thức về vấn đề này. Một học giả nổi tiếng của nước ta đã có nhận xét rằng lớp trẻ hiện nay đang sống và yêu mà thiếu đi nền tảng triết học cơ bản. Đây có lẽ là ý kiến xác thực nhất khi nhìn nhận vấn đề sống thử trong sinh viên.

Chỉ cần nhìn vào cách mà giới trẻ quá nhạy cảm với tiền bạc nhưng lại tỏ ra kém khi lựa chọn cho mình một bài hát chuẩn về mặt ca từ. Nói cách khác, họ chạy theo những thứ vật chất một cách mù quáng.

Trong tình yêu cũng vậy. Họ xây dựng cho mình ý nghĩ bản thân còn trẻ thì sẽ có nhiều cách "để tiêu thời gian" và như thế có nghĩa là dễ dàng để cho mình sai lầm. Một bộ phận trong thanh niên chúng ta chưa thấy hết trách nhiệm thế hệ mình với cộng đồng, do đó họ chưa hiểu thế nào là hài hoà giưã nhân cách con người bản thân mình và sự tiến bộ có ý nghĩa xã hội. Đáng tiếc là cái mác sinh viên của họ làm cho họ tự tin "không đúng chỗ".

Tên: Phan Văn Hưng

Email: langtungnhean2004@yahoo.com

Xã hội cần sớm quan tâm đến vấn đề này

Thực sự mà nói đây không phải là chuyện hiếm có trong sinh viên nữa mà la phổ biến trong giới học đường .Tôi nghĩ đây đã trở thành tệ nạn rồi,cấp bách bây giờ là toàn xã hội phải quan tâm từ gia đinh xã hội , nhà trường đến tự các cá nhân .

Điều quan trọng hơn cả là mỗi cá nhân, mỗi con người phải tự ý thức được điều đó. Đặc biệt phải là người phụ nữ. Họ hình như chưa coi trọng lắm phẩm giá của một người con gái hiện đại ? Thử hỏi nếu'' cuộc tình '' đó chấm dứt thì thiệt thòi lớn nhất và đầu tiên là thuộc về ai ? Để trả lời cho câu hỏi đó theo tôi  thật đơn giản - đó chính là người phụ nữ. Và họ sẽ nghĩ gì cho cuộc hôn nhân của đời mình với người đàn ông trăm năm. Rất cảm ơn ban Phan Thu. Xã hội cần sớm quan tâm vấn đề này .

Nguyễn Khắc Thế; Email: Khacthe643@yahoo.com

Tôi rất mong muốn toà soạn hãy cho đăng những bài viết thẳng thắn như thế!

Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Phan Thu về vấn đề này. Bài viết của bạn rất hay và đã phản ánh một cách khá đầy đủ về tình trạng "Sống thử" trong sinh viên hiện nay. Tôi rất mong muốn toà soạn hãy cho đăng những bài viết thẳng thắn như thế. Đồng thời cần phải có biện pháp để hạn chế dần tình trạng đó. Thiết nghĩ biện pháp hữu hiệu nhất là sự giáo dục của nhà trường về đạo đức và lối sống, về sức khoẻ sinh sản.

Bên cạnh đó cần phải có sự kết hợp giữa nhà trường và địa phương nơi sinh viên cư trú để quản lý sinh viên không chỉ ở những hoạt động của nhà trường mà ở cả những hoạt động ngoại khoá của sinh viên. Nên chăng hãy coi vấn đề đó như một tiêu chí để đánh giá kết quả hạnh kiểm của sinh viên? Cần phải có biện pháp cứng rắn để nâng cao đạo đức xã hội.

Thế hệ trẻ ngày nay sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Những "ông chủ, bà chủ" ấy phải là những người "chủ" "vừa hồng vừa chuyên" như Bác Hồ kính yêu đã hằng mong muốn.

Tuấn Nghĩa; Email: hoanghon_hotay@yahoo.com

Tôi rùng mình khi đọc bài viết này!

Tôi đã rùng mình và thực sự rùng mình trước tình trạng sống thử của sinh viên Việt Nam mà bạn Phan Thu đã nêu trong bài viết. Tôi là một sinh viên đã ra trường cách đây 8 năm. Giờ đây, tôi có suy nghĩ, phải chăng sinh viên bây giờ quá thoáng, quá dễ dãi với chính mình hay những suy nghĩ của một người đã bước sang tuổi 30 như tôi đã trở nên lạc hậu? Không, tôi không tin là mình lạc hậu bởi tôi tin một điều, nhân cách của con người, ở bất kỳ lúc nào vẫn giữ nguyên giá trị và không thể lấy lý do hiện đại, sành điệu... để bao biện cho lối sống buông thả của những sinh viên còn ngồi trên giảng đường. Rất hoan nghênh Tiền phong Online đã thẳng thắn đưa ra vấn đề này!

Đào Khánh Hoàng; Email: daokhanhhoang@yahoo.com

Chuyện ''sống thử'' của các sinh viên ĐH - CĐ không còn là lạ!

Chuyện quan hệ của các cặp ''vợ chồng SV'' (một cách gọi của SV với các đôi tình nhân sinh viên ) và lối sống không lành mạnh, những quan hệ bất chính đã và đang tồn tại một cách phổ biến ở các trường ĐH - CĐ trong thời gian gần đây. Cần có biện pháp ngăn chặn khẩn cấp hiện tượng này. Nó đang ăn mòn vào lối sống của SV dẫn đến con đương trụy lạc suy đồi đạo đức. Đề nghị quý báo có nhiêu bài viết và báo động về hiện tượng không lành mạnh này.

Ngay sau khi Diễn đàn Tiền Phong online đưa ra vấn đề "Có hay không mốt "sống thử" trong sinh viên Việt Nam" của tác giả Phan Thu, Diễn đàn Vietnam Net đã dẫn lại bài viết này và nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận của bạn đọc. Chúng tôi xin trích đăng :

Ngô Quốc Anh – 42TH – ĐH Xây dựng:

Tình dục trong tình yêu sẽ trở nên bình thường nếu bày tỏ đúng lúc

Tôi có quan điểm rất rộng rãi với vấn đề “tình dục” trong giới trẻ. Theo quan điểm truyền thống của người phương Đông thì “chuyện ấy” là chuyện cấm kỵ đối với những đôi trai gái nào yêu nhau mà chưa lấy nhau. Tuy nhiên, các cụ ngày xưa trai thì 18, gái thì 16 thậm chí 14, 15 tuổi đã cưới nhau rồi.

Đến xã hội hiện nay, khi công việc cuốn con người vào vòng xoáy, cũng như theo quy định của pháp luật thì trai 22, gái 20 mới đủ tuổi kết hôn. Hơn nữa xu hướng hiện nay, vì coi trọng công danh sự nghiệp nên độ tuổi kết hôn ngày càng muộn.

“Tình dục” là bản năng của con người, ai sinh ra đến độ tuổi dậy thì không ít thì nhiều đều có ham muốn về thể xác. Độ tuổi 20 là độ tuôi sung sức nhất của đời người, con người không chỉ riêng đàn ông mà cả phụ nữ đều có rất nhiều ham muốn với đối tượng khác giới.

Dựa trên nền tảng là tình yêu lứa đôi, họ tình nguyện dâng hiến cho nhau những gì quý giá nhất mà họ gìn giữ. Đây không phải là điều gì xấu hay bậy bạ mà đó chính là căn bản, là ngọn nguồn của tình yêu đôi lứa.

Khi yêu nhau, không chỉ họ có nhu cầu chia sẻ vui buồn, khó khăn hay hoạn nạn, mà cơ bản là chia sẻ cuộc sống; trong đó nhu cầu được tiếp xúc thể xác là điều chủ yếu. Khi hai cơ thể tiếp xúc vào nhau khi đó tình yêu thăng hoa, cảm xúc trở nên dâng tràn. Đó cũng là lẽ tự nhiên của tạo hoá.

Tuy nhiên, thật lố bịch khi bày tỏ tình cảm theo cách như vậy tại những nơi công cộng như ghế đá, gốc cây trong công viên, hay tại giảng đường hoặc nhà vệ sinh của KTX. Khi đó tình yêu trở nên thô tục tầm thường không như bản chất tình yêu của con người.

Hơn nữa, trong thời điểm này, vấn đề giáo dục giới tính trong nhà trường hay của gia đình đối với con cái chưa thực sự cởi mở, chưa được quan tâm một cách đúng mức. Điều đó dẫn tới những hậu quả của giới trẻ phải gánh chịu do thiếu hiểu biết về tình dục.

Nếu như tình yêu được bày tỏ đúng chỗ đúng lúc, và giới trẻ được trang bị những hiểu biết về vấn đề này thì tình dục trong tình yêu sẽ trở nên bình thường và đúng như bản chất vốn có của nó.

Tuyết Minh (không ghi địa chỉ):

Hãy vẽ đường đúng cho họ đi

Theo ý kiến của riêng tôi thì chuyện "sống thử" của SV không phải là chuyện gì ghê gớm lắm. Là những người có học chỉ cần họ có thể tự chịu trách nhiệm về những chuyện mình đã làm. Đừng lơ là trách nhiệm và yêu nhau.

Xã hội đã phát triển, dĩ nhiên không đồng nghĩa với sự băng hoại về lối sống cũng như đạo đức, nhưng vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân theo tôi cũng chẳng có gì đáng phê phán hay coi khinh. Ở các nưóc phát triển hay ngay cả những nước châu Á khác như Nhật Bản hay Hàn Quốc, những chuyện này cũng đã quá bình thường.

Chỉ có điều, họ cần có sự hướng dẫn để quan hệ tình dục lành mạnh và giảm thiểu được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục từ những chuyên gia và những người hiểu biết khác để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra ngoài ý muốn. Giải pháp của tôi là hãy hướng dẫn cho họ con đường đúng để đi.

Họ tên: Lê Sỹ Thao Địa chỉ: K43 - CNTT - ĐH Thuỷ Lơi. Email: lethao_tl@yahooo.com

Nhìn thẳng vào ....

Đây là vấn đề mà tôi đã quan tâm từ lâu. Chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế, vào sự thật. Xem xét vấn đề thật tường tận. Cả về Khoa học Tâm sinh lý, lẫn văn hoá xã hội, Truyền thống đạo đức. Là một trong 7 nhu cầu tất yếu của con người.Nên chúng ta phải nhanh chóng xã hội hoá vấn đề này. Đó là cách duy nhất. "Đã là nhu cầu con người chúng ta không được cực đoan cung không được lạm dụng".

Nguyen van hien, Lớp 4D, K51, Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội:

Sống thử - một lối sống phi văn hóa

Tôi đang là  SV  năm cuối trường ĐH Sư phạm Hà Nội, một nơi được đánh giá là môi trường sống lành mạnh.

Vậy mà tôi cũng thấy nhiều cảnh chướng tai gai mắt không thể chịu nổi. Và đôi khi tôi tự hỏi bản thân mình: không hiểu những cặp SV sống thử và đi nhà nghỉ và nạo hút thai, họ nghĩ những gì mà làm như vậy. Tôi tặc lưỡi "toàn là những người vô văn hóa", không biết thương cho bản thân mình trước. Còn bố mẹ họ ở quê đang ngày đêm tự hào với người thân, hàng xóm là có con đang học ĐH.

Dù biết, tâm sinh lý của con người là nhu cầu lớn. Nhưng không vì thế mà làm việc ấy một cách bừa bãi và thiếu tính toán để rồi chuốc lấy những hậu quả khôn lường.

Thật đau đớn cho một xã hội trong tương lai có một thế hệ trẻ thiếu bản lĩnh và sự trong sạch trong cuộc sống. Cứ tình trạng như thế này thì thế hệ này, tiếp nối thế hệ kia, không ai có trách nhiệm giáo dục và truyền đạt cho thế hệ trẻ là: cả xã hội đang đứng trước bờ vực thẳm về cái gọi là "mốt văn hóa thời thượng".

Tôi phản đối  chuyện "sống thử" của giới SV một cách mãnh liệt. Với tôi, người đó dù có là bạn bè, tôi đều cảm thấy ghét và không bao giờ tôn trọng họ nữa. Họ đâu phải là đứa trẻ lên 2, lên 3 nữa đâu mà khuyên bảo. Chỉ có họ mới là người biết đưa ra quyết định cho tương lai và cuộc sống của mình chứ.

Tôi thấy, bây giờ hầu hết SV sống xa nhà, bố mẹ không hay biết con mình sống với ai, ở đâu, hàng ngày làm gì.

Còn nhà trường, có một ít bộ phận SV ở trong ký túc xá, còn lại thuê nhà trọ ở ngoài, nếu kê khai thì cũng chỉ trên lý thuyết. Hơn nữa, vì lợi nhuận, nên các dịch vụ mọc lên như nấm, càng góp phần đẩy mạnh tình trạng "sống thử". Nhiều chuyện trong đời sống SV hiện nay còn khủng khiếp hơn những gì trong bài báo đã viết.

Cao Như Ý, 30 tuổi, Số 16 đường số 4,Khu Thánh Gia, Nha Trang (Khánh Hòa):

Nên cấm để xã hội trong sạch hơn

Sống thử, ai cũng nói là không tốt (Nếu không muốn nói là sống buông thả, truỵ lacl), không chỉ vi phạm thuần phong,mỹ tuc VN mà còn ảnh hưởng xấu đến cuộc sống gia đình sau này... Vậy tại sao lại không cấm cái không tốt đó để làm xã hội trong sạch hơn!

Theo tôi, nên cấm và xử lý thật nghiêm các SV ,HS sống thử! Người con gái nên coi trọng trinh tiết của mình hơn. Trong mắt chồng bạn, giá trị của bạn sẽ cao hơn nếu bạn làm được điều này, và bạn sẽ hạnh phúc hơn vì điều đó.

Nguyễn Thị Hoàn, Hà Nội, hoan1102@yahoo.com

Hãy để những người trưởng thành tự chịu trách nhiệm!

Theo ý kiến của tôi, có 2 việc cho các nhà chức trách. Việc đầu tiên là tích cực hơn nữa trong việc truyền bá lối sống lành mạnh, tình cảm trong sáng nơi lớp trẻ. Dù ở thời đại nào, những tình cảm trong sáng mới mang giá trị vĩnh hằng và sẽ bền vững mãi mãi.

Những hậu quả của lối sống thử cần được đưa ra nhiều... và nhiều nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp cận trực tiếp với sinh viên. Việc thứ hai là phổ biến nhiều hơn nữa những giải pháp an toàn tình dục. Bởi những tuyên truyền, dù có hiệu quả thế nào, cũng không thể hạn chế triệt để hiện tượng này. Vẽ đường cho hươu chạy đúng còn hơn là để nó tự chạy sai đường. Cuối cùng, theo ý tôi. Mỗi người, nhất là ở lứa tuổi SV, ít nhiều trưởng thành, có quyền lựa chọn cách sống cho mình, và cuối cùng đều phải tự chịu trách nhiệm về hành động của mình.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.