“ĐB Quốc hội kiêm nhiệm, cử tri chuyên trách”?

“ĐB Quốc hội kiêm nhiệm, cử tri chuyên trách”?
TPO- Sau khi đọc bài phỏng vấn Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân của nhà báo Hữu Khôi, một độc giả viết : "Tôi hoàn toàn nhất trí với ông Mai Thúc Lân là có tình trạng "Đại biểu QH kiêm nhiệm, cử tri thì chuyên trách". Tôi chưa bao giờ được đi dự một buổi tiếp xúc cử tri nào ở nơi cư trú (mặc dù đã đi bầu cử 3 khoá QH). Mỗi lần xem tivi tôi mới biết là vừa có buổi tiếp xúc cử tri tại địa phương mình mà không biết". Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

Độc giả này viết tiếp : "Theo truyền hình đưa tin thì cuộc tiếp xúc cử tri đã đạt được kết quả tốt đẹp, đông đảo đại diện các tầng lớp cử tri đến tham dự, giải quyết được nhiều thắc mắc kiến nghị, nguyện vọng của nhân dân.... 

>> Diễn đàn kỳ trước : "Chẳng có nước nào xây dựng như nước ta !"

Nhưng chưa lần nào nội dung, thời gian, thành phần của các buổi tiếp xúc cử tri được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người đều được biết và đến tham dự, có lẽ những người đến dự đều đã được lựa chọn trước và được chỉ định hoặc "gợi ý" những vấn đề cần "phát biểu", bởi vì trong đoàn đại biểu QH thường có lãnh đạo của Tỉnh, Huyện là đại biểu QH (?!) 

Theo tôi, mỗi buổi tiếp xúc xử tri cần được thông báo trước cho nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức tại một địa điểm phù hợp cho nhiều ngưòi đến dự, thể hiện tính dân chủ ( tất nhiên là được bảo đảm an ninh chặt chẽ nếu địa phương là điểm nóng về khiếu kiện)".

(Hung Thai Ninh, Email: thaininhhung@yahoo.com)

>> Chủ tịch MTTQ VN Phạm Thế Duyệt : Làm hình thức như hiện nay là đáng lo ngại !

Ý kiến bạn đọc

Tên: longdt, email: thelong@hcm.vnn.vn

Gần hết đời người chưa gặp được một ông nghị

Tôi là một sỹ quan cao cấp quân đội nghỉ hưu. Về học vấn , tôi là một tiến sỹ KHKT, về chính trị tôi là một đảng viên. Về địa vị XH , tôi nguyên là một cán bộ cấp cục.

Song có lẽ mơ ước được gặp một ông hội đồng (chứ chưa dám mơ gặp một ông nghị) thật xa vời vì tôi chưa được bao giờ được mời tham dự buổi gặp mặt (với tư cách HĐND) với ông hội đồng (cách nhà tôi vài dãy phố).

Tôi còn như vậy chắc dân thường mong gặp được người đại biểu do mình bầu ra còn xa vời lắm,khó hơn lên mặt trăng...

Tên: Dương Thuận Thành, Email: songhongmuacan@yahoo.com

Kính gửi Toà soạn Báo Tiền phong online !

Tôi là một cán bộ Nhà nước, đang công tác trong một cơ quan nghiên cứu của Chính phủ, năm nay tôi đã 35 tuổi, đi bầu cử từ thời còn đang là sinh viên, cũng đã trải qua vài lần bầu cử đại biểu Quốc hội. Qua các phương tiện thông tin đại chúng tôi mới được biết đến các cuộc tiếp xúc cử tri của các đoàn đại biểu với cử tri.

Các bạn hãy để ý quan sát, "cử tri" mà nhiều  đoàn đại biểu tiếp xúc qua các ống kính của các đài truyền hình hầu hết  những người già, đã nghỉ hưu. Những người này có đại diện được những ý nguyện của đại đa số dân chúng ? Những người này có những ý kiến đóng góp với những vị dân biểu về tương lai của đất nước ? Tôi không có ý đánh giá thấp vai trò của những người cao tuổi, nhưng những cử tri này không đại diện được toàn bộ  ý nguyện của dân.

Tổ dân phố nơi tôi sinh sống cũng vậy, chưa bao giờ tôi được thông báo là có buổi tiếp xúc cử tri của đoàn đại biểu Quốc hội, mặc dù tôi rất muốn được nêu ý nguyện của mình để đóng góp cho sự phát triển của Đất nước.

Thế hệ trẻ chúng tôi sẽ cầm lái Đất nước trong một thời gian không xa nữa, sức trẻ của chúng tôi đã và đang cống hiến cho sự phồn vinh của Đất nước, chúng tôi mong muốn được đóng góp nhiều và nhiều hơn nữa cho Tổ quốc vì chúng tôi nghĩ rằng với những tiềm lực về con người, về tài nguyên thiên nhiên, Tổ quốc Việt Nam ta không thể nghèo mãi được.

Vậy mà kênh ngắn nhất truyền đạt ý nguyện của chúng tôi đến các vị đại biểu Quốc hội lại không đến với chúng tôi, chúng tôi vẫn chỉ được tiếp xúc với các vị qua ti vi, qua đài, qua báo. Nhiều lúc tôi tự hỏi: Cử tri - Ngươi là ai ?

Tên: Nguyễn Hồng Lĩnh, Email: honglinhhaiyen@yahoo.com

Gặp được đại biểu QH là chuyện lạ

Năm nay tôi 61 tuổi, cũng không nhớ đi bỏ phiếu bầu cử QH bao nhiêu lần, nhưng chưa bao giờ được tổ dân phố báo đi tiếp xúc giữa cử tri với đại biểu QH. Hình như các cuộc tiếp xúc được chính quyền địa phương "chọn lọc" cử tri nên những bức xúc của dân không được các đại biểu nghe trực tiếp.

Gửi đơn thì không biết địa chỉ của đại biểu. Gửi đến VP Đoàn ĐB QH ở Hà Nội chẳng thấy có hồi âm. Mong rằng QH có cách nào để dân gặp người đại diện cho mình dễ dàng, đại biểu QH cũng nên "vi hành" đến các điểm nóng. Cứ như phát biểu của ông Vũ Đức Khiển và Bà Nguyễn Thị Hoài Thu mới đây thì các đại biểu ở địa phương nào nên cho biết địa chỉ để dân gửi đơn thư .

Tên: Đỗ Chí Đạo, Email: daochidao@yahoo.com

Tăng cường các ý kiến của cử tri là người trực tiếp lao động, sản xuất

Theo tôi, ý kiến của ông Mai Thúc Lân đã phản ánh đúng tình hình tiếp xúc cử tri hiện nay. Tôi cũng đồng ý với ý kiến của Nhà báo Hữu Khôi khi bình luận về vấn đề này.

Về vấn đề này, rất may mắn tôi là một phóng viên theo dõi mảng QH của một tờ báo địa phương nên thường xuyên tham gia các kỳ tiếp xúc cử tri. Thực tế, những địa phương khi có đoàn ĐBQH về tiếp xúc cử tri là một dịp may mắn để các cử tri và nhân dân bày tỏ những bức xúc, những kiến nghị của mình gửi đến cơ quan cấp cao nhất của nước là QH.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhà báo Hữu Khôi (và cũng là ý kiến của riêng tôi) thì các cuộc tiếp xúc cử tri với đoàn ĐBQH thường là thành phần được chuẩn bị trước (thành phần là những cử tri "hiền", thường là không có kiện cáo với chính quyền các cấp). Đa số những ý kiến của cử tri trong buổi tiếp xúc được chỉ định và có chuẩn bị trước.

Ngoài ra, những ý kiến này lại chủ yếu nằm ở các đồng chí cán bộ đầu ngành của địa phương như Hội Phụ nữ, Hội CCB, Hội Người cao tuổi...hoặc là các đồng chí trưởng thôn, bí thư chi bộ... mà ít có những ý kiến của cử tri là người trực tiếp lao động.

Vì vậy, để khắc phục hiện thực này, Đoàn ĐBQH của các tỉnh cần có những gợi ý trực tiếp và thẳng thắn đối với các địa phương khi về tiếp xúc. những vấn đề cần được khắc phục là cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trước đó một thời gian nhất định để nhân dân được biết. Thành phần có thể không hạn định; ý kiến phát biểu chủ yếu mời các cử tri là người trực tiếp lao động...

Tên: Nguyên Hoà, Email: nguyen_hoa@yahoo.com

Tôi rất đồng tình với câu nhận xét : "đại biểu QH thì kiêm nhiệm, còn cử tri thì chuyên trách" của Nguyên Phó Chủ tịch QH Mai Thúc Lân. Tôi cũng từng là một cử tri lâu năm song trên thực tế chưa bao giờ được chứng kiến việc đại biểu QH về tiếp xúc cử tri tại địa phương mình bầu cử. Có chăng biết được qua báo chí và TV.

Có ý kiến cho rằng lợi ích của người dân và Nhà nước là một và các quan chức trong bộ máy nhà nước là để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và điều đó đồng nghĩa với bảo vệ quyền lợi của người dân lao động. Nhưng có một thực tế là, không ít người dân bị oan ức phải đi cầu cứu hết nơi này đến nơi khác mà chưa được tận tâm xem xét. Không hiểu các vị đại biểu QH nơi có người dân đó suy nghĩ gì và họ có biết không?

Tôi thiết nghĩ với cơ chế hiện nay thì chưa có sự gắn bó chặt chẽ lợi ích của đại biểu QH với cử tri vì một ông làm ngoài Hà Nội lúc đi bầu lại đưa về tận một tỉnh nào đó. Làm sao mà người dân nơi đó biết ông ta ra sao mà bỏ phiếu?

Câu chuyện này sẽ còn tiếp tục tiếp diễn nếu không có sự thay đổi. Đã đến lúc Quốc hội cần phát huy vai trò của mình mạnh mẽ hơn nữa, xứng đáng là cơ quan quyền lực cao nhất nước và thay mặt người dân giám sát các hoạt động của Chính phủ.

Muốn vậy, trước hết đại biểu Quốc hội không cần nắm giữ bất cứ chức quyền gì trong bộ máy Chính phủ, nếu không họ đương nhiên phải bảo vệ quyền lợi của Chính phủ chứ không phải quyền lợi của người dân và rất khó có thể một ông Bộ trưởng kiêm đại biểu quốc hội lại tự đi phê bán cái Bộ mà ông ta đang quản lý.

Tên: Nguyen Bien, Email: biennguyentrai@yahoo.com

Chuyện đó có từ lâu rồi. Dân biết, đương nhiên cấp trên cũng phải biết. Sở dĩ có chuyện đó, theo tôi là vì chúng ta quá chú trọng vào chuyện "CƠ CẤU" trong Quốc hội. Mà hậu quả là nhiều đại biểu quốc hội coi đó như một đặc quyền của mình trong khi họ chẳng biết dân muốn gì? Dân cần gì? Dân được gì?

Một số khác có biết tâm tư nguyện vọng của dân hoặc không dám nói hoặc chẳng biết đường nào mà nói. Vì kiêm nhiệm nên khi cần họp QH họ phải bỏ công việc đương nhiệm, khi cần tập trung cho công việc họ lại mải nghĩ đến QH.

Trong khi xu hướng phát triển của xã hội là chuyên môn hóa thì QH của chúng ta vẫn có số đông là kiêm nhiệm. Dù sao cũng hy vọng vào tính tất yếu của việc đổi mới, đổi mới từ dân đến QH để rồi đất nước ta đi lên một cách vững chãi.

Tên: Một độc giả

Việc đó thì rõ như ban ngày, ai mà chả biết. Có nhiều người dân họ muốn nói nhưng mình nói cũng chính mình nghe...

Có ĐB chỉ đại diện trên giấy tờ, trên nghi lễ...Việc tiếp xúc cử tri thì càng đại khái : những người cần nói và biết nói thì có bao giờ biết ngày giờ tiếp xúc cử tri đâu, chỉ biết khi lên tivi mà thôi, lúc đó thì xong cả rồi. Và những người như thế lại càng không được đi dự tiếp xúc, hoặc có đi thì bị địa phương căn dặn rất kỹ không được nói vì thế này thế kia... Cứ về vùng quê mà hỏi thì rõ ngay thôi.

Những sự việc càng bức xúc thì có ĐBQH lại tránh không tiếp xúc nơi đó mà lại chọn chỗ nào không có gì thôi. Thử hỏi lương tâm của các đ/c ĐBQH thì rõ và các đ/c ấy cũng biết thế nhưng không biết nói ai.

Tên: Trần văn Đào, Email: thucuatvdao@yahoo.com

Tôi là một cử tri, đảng viên hơn 50 tuổi Đảng, cán bộ về hưu trên 10 năm nay nhưng chưa bao giờ được hân hạnh dù một lần đi tiếp xúc với các vị đại biểu QH mà tự tay đã bỏ phiếu cho họ, bởi vì mỗi lần các vị về tiếp xúc với dân thì chỉ những đại biểu do Đảng ủy và UBND Phường chỉ định được đi mà thôi.

Đễn nỗi chính đ/c Nông Đức Mạnh đã phát biểu cách đây vài năm là cần phải xem lại cách tiếp xúc cử tri sao cho trực tiếp với dân hơn. Vừa qua lại chính đ/c Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhắc lại vấn đề này. Tôi thấy đó là điều rất đúng, rất đáng hoan nghênh. Nhưng tôi cũng không hiểu tại sao với cương vị Tổng Bí thư, đ/c Nông Đức Mạnh không chỉ thị ngay cho Đảng Đoàn Quốc Hội và Hội Đồng Nhân dân các cấp thực hiện việc này. 

Tôi mong rằng việc này nên được sửa chữa ngay và chắc chắn đây cũng là nguyện vọng của đại đa số cử tri.

Về vấn đề Đại biểu chuyên trách hay không chuyên trách và trách nhiệm của các vị Đại biểu QH do dân bầu. Tôi hiểu rằng Quốc Hội là Cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, là đại biểu cho quyền lợi của người dân bầu ra mình, có trách nhiệm thay mặt dân bầu ra những chức vụ cao nhất của Nhà nước, giám sát công việc của Chính phủ theo Hiến Pháp.

Thế nhưng mới đây Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An cho rằng Quốc Hội và các ĐBQH chỉ mới làm được 30% công việc. Đó là đối với các vị Đại biểu chuyên trách, còn đối với Đại biểu không chuyên trách thì chắc là dưới 30% nhiều lắm. Theo tôi, nên phân tích kỹ nguyên nhân tại sao như vậy ?

Tôi nghĩ ở đây có vấn đề về cơ cấu và trách nhiệm không rõ ràng, trong đó có vấn đề đại biểu Quôc Hội . Tôi nhận thức rằng với tư cách là Cơ Quan do cử tri trực tiếp lựa chọn và bầu ra thì phải có trách nhiệm trước cử tri, cho nên Đại biểu QH phải thường xuyên tiếp xúc với dân, và cứ 6 tháng một lần nên kiểm điểm công khai trước Đại hội cử tri (không phải là đại hội cử tri do chỉ định), và cử tri có quyền bãi miễn nếu ĐBQH không làm tròn trách nhiệm của mình.

Như vậy nếu vị Đại biểu nào trước khi ra ứng cử phải tự xem mình có đủ tài năng, đạo đức và điều kiện sức khỏe để xứng đáng đại biểu cho dân hay không. Nếu không hội đủ những điều kiện thì xin đừng ra ứng cử nữa cho dân nhờ. Như vậy không cần phải định ra Đại biểu chuyên trách và không chuyên trách nữa, và chỉ có một tiêu chuẩn duy nhất cho ĐBQH mà thôi.

Tôi thấy các nước trên thế giới không có phân biệt ĐBQH chuyên trách và không chuyên trách như ta. Có như vậy mới làm được nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của cử tri và Quốc Hội mới đủ mạnh để xứng đáng là Cơ Quan Quyền Lực cao nhất của Nhà nước và quyết định những Quốc kế Dân sinh và giám sát hiệu quả hơn nữa hoạt động của Chính phủ được.

Các vị nào thấy có nhiều chức vụ quá không đủ thời giờ làm đại biểu cho dân chúng ở Quốc Hội thì nên rút lui trước, như vậy lại tránh được tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi".

Tên: Nguyen Tuan - Hà Nội

Hiện tượng Báo nêu là phổ biến và đã tồn tại rất lâu rồi, việc tổ chức gặp mặt cử tri diễn ra rất hình thức và mang lại kết quả rất hạn chế. Bản thân tôi đi bỏ phiếu lần đầu tiên từ 1969, trải qua từng ấy năm chưa bao giờ tôi được dự một buổi tiếp xúc cử tri bao giờ và các cuộc tiếp xúc cử tri diễn ra rất hình thức, hiệu quả không cao.

Theo tôi cần có sự cải tổ thực sự trong thời gian tới để xóa bỏ tính hình thức và mang lại hiệu quả thực sự, để hiệu quả công tác của các đại biểu được bầu vào các cấp chính quyền hoàn thành được nhiệm vụ mà toàn Đảng, toàn dân gửi gắm vào họ.

Tên: Vũ Minh Tuấn

Tôi thấy rằng vẫn còn khá nhiều nơi đang tồn tại tình trạng tiếp xúc cử tri (TXCT) như ông Mai Thúc Lân đã nói, đó là sự thật, nhưng đây chỉ là cách làm. Điều quan trọng là nó chứng tỏ rằng Quốc hội của chúng ta chưa chuyên nghiệp, đại biểu QH cũng chưa chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, trình độ (hay nói chính xác hơn là chất lượng) đại biểu cũng là vấn đề cần được QH đặt ra để xem xét một cách nghiêm túc hơn. Gần đây, tuy QH đã chú ý nhiều đến chất lượng đại biểu nhưng tôi cho là chưa đủ, chưa đạt yêu cầu của nhiệm vụ, ĐBQH vẫn còn được cấu tạo nặng về cơ cấu hơn là chất lượng. Chừng nào còn như vậy thì chừng đó khó mà đòi hỏi chất lượng TXCT cao được.

Tên: Trần Hoàng, Email: hkhanh2004@gmail.com

Tôi có mấy vấn đề xung quanh phát biểu của Ông Mai Thúc Lân và hiện trạng về đại biểu Quốc hội hiện nay như sau :

1. Những chuyện ứng cử của các thường dân chỉ mang ý nghĩa hình thức.  Muốn Quốc hội xứng đáng với "quyền lợi và ý chí và cơ quan quyền lực cao nhất " thì phải giải quyết được vấn đề này đầu tiên.

2. Các đại biểu QH phải có đề cương tranh cử cụ thể được trình bày trước quần chúng nhân dân nơi tranh cử. Quốc hội sẽ có cơ quan chuyên trách giám sát lời hứa của các đại biểu trước dân được thực hiện như thế nào từ đó có thể đánh giá được năng lực của từng đại biểu cụ thể.

3. Tập trung xây dựng chế độ đãi ngộ cho các Đại biểu xứng đáng với trọng trách do Nhân dân giao phó. Tránh tình trạng "ăn cơm vua mà nói xấu vua" thì ai dám phát biểu hay giám sát.

4. Hạn chế Lãnh đạo Bộ , Ngành , Địa phương tham gia đại biểu Quốc Hội. Nếu lãnh đạo bộ ngành và địa phương tham gia đại biểu quốc hội thì chẳng khác gì câu chuyện khép kín trong đầu tư XDCB.

5. Tăng cường hệ thống tin học hoá cơ quan Dân cử để tất cả cử tri cả nước có thể gửi thông tin đến với QH trước kỳ họp và công khai hết các địa chỉ email của đại biểu để nhân dâp tiếp xúc bất kỳ thời điểm nào ở giữa 2 kỳ họp.

Rất nhiều vấn đề nữa cần phải bàn về QH , nhưng theo tôi đây là các vấn đề giải quyết trước mắt và có thể thực hiện ngay trước khi bầu cử khoá mới vào năm 2007. 

Tên: giau ten

Viec tiep xuc voi cu tri truoc va sau ky bau cu Quoc hoi ,hay suy rong ra la co che Bau cu nhu o nuoc ta hien nay con co nhung van de bat cap can nghien cuu de giai quyet thoa dang nhu :

1. Cu tri duoc moi tiep xuc deu la nhung thanh phan chon loc , hay noi dung hon la cac Dai cu tri , cac cuoc tiep xuc chua bao gio tap hop duoc dong dao cu tri la tang lop lao dong pho thong , nhung than phan " thap hen " trong xa hoi ( nhung chinh nhung lop nguoi nay moi la nhung nguoi chiu nhieu thiet thoi nhat , gap nhieu buc xuc nhat trong cuoc song thuong nhat va ho moi chinh la so dong ma xa hoi can quan tam )

2. Cu tri tham gia bau cu tai dia ban cu tru , trong khi co mot so dong nhung cu tri la CBCNV hien cong tac tai dia ban khac , duoc moi tiep xuc voi ung cu vien tai noi minh lam viec ( vi du nhu o Khu cong nghiep .... ) nghe chuong trinh hanh dong cua ung cu vien , tin nhiem ung cu vien do ....nhung khi bau cu thi lai khong co co hoi bau cho ho , ma lai phai bau cho nhung ung cu vien ma minh khong co dieu kien tiep xuc , thuoc do su tin nhiem hoan toan khong co

3. Ty le cu tri tham gia bau cu o nuoc ta co the noi la cao nhat The gioi , nhung chat luong cua cuoc bau cu lieu co cao tuong ung khong ? Toi cho la khong , boi tren thuc te tinh trang di bau thay rat pho bien : Mot gia dinh gom khoang 4-5 cu tri , do nhung nguoi khac ban biu muu sinh nen don het the cu tri de mot nguoi di bau thay ca gia dinh . Toi thay nhieu nguoi di bau gach tu tren xuong duoi , khong can nghien cuu tieu su , khong can nghe chuong trinh hanh dong cua ung cu vien ...

4. Danh sach ung cu vien nang ve co cau. Khi cai co cau duoc bau do lam dai dien cho cu tri tai Quoc hoi , se co nhung bat cap nhu : Dai bieu Quoc hoi do la nha giao nhung lai phai thao luan va bieu quyet cac Luat ve Thuong mai , Hai quan , Xuat nhap khau .... di nhien la hieu qua cong tac cua Dai bieu do se rat han che .

Tên: Nguyên Văn Hà, Email: Van_Ha1972@Yahoo.com

Là người được đi bầu đại biểu quốc hội nhiều. Nhưng chẳng được tiiếp xúc đại biểu quốc hội lần nào kể cả ở phường nơi cư trú diễn ra buổi tiếp xúc đó. Cử tri được tiếp xúc là một số đại biểu do phường chỉ định nên không thể phản ánh được tình hình cụ thể.

Nên công bố công khai trước các buổi tiếp xúc của đại biểu quốc hội trên đài phát thanh của phường để mọi cử tri đều có thể phản ánh thực trạng của địa phương.

Tên: A Tau

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của một độc giả rằng tuy đã tham gia bầu ĐB QH nhiều khóa (1992, 1997, 2002), tôi chưa từng được mời tham gia một buổi tiếp xúc cử tri của ĐBQH, được gặp các ĐB do dân bầu đáng kính, kiêm nhiệm các vị trí lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan trọng.

Chỉ sau khi xem truyền hình, tôi mới biết vừa có cuộc tiếp xúc cử tri trên địa bàn quận tôi sinh sống. Đúng thực là, chỉ có các cử tri đặc biệt mới được mời tham dự các cuộc tiếp xúc này. Nhiều ý kiến đóng góp của họ không dám nêu ra các vấn đề xã hội đặc biệt bức xúc, những điều các vị quan chức, lãnh đạo còn "nợ" nhân dân.

Bởi một khi đã được nhân dân và Quốc hội, những đại biểu dân bầu tín nhiệm, giao cho những trọng trách, họ phải có nghĩa vụ xứng đáng với niềm tin của nhân dân, đền đáp được lòng mong mỏi của dân.

Nếu không, người dân có quyền được chất vấn họ, thông qua ĐB QH để chất vấn họ. Nếu họ vẫn không làm tốt, QH phải thực thi quyền miễn nhiệm đối với họ. Không phải bản báo cáo QH lần nào cũng đều chung chung, ca ngợi thành tích, khuyết điểm thì đổ tại khách quan. Nếu thế, ai còn dám tin tưởng những vị ĐB QH kiêm nhiệm này.

Tên: Vũ Khánh Hà

Tôi còn đã nhiều lần đề đạt được đi dự tiếp xúc cử tri, nhưng không bao giờ được mời, thậm chí ngày đoàn đại biểu quốc hội tiếp xúc cử tri cũng bị cất kín chỉ có 1 số người có nhiệm vụ biết mà thôi.

Có 1 lý do được đưa ra là mời có chỉ định vì người được mời có trình độ, nhưng tôi học sau đại học tới 2 mức, đã công tác đến 20 năm, là đảng viên mà chẳng lẽ chưa đủ trình độ ? hay là vì sợ tôi có trình độ ? hay do tôi hay nói và hay hỏi mà không được dự ?

Một độc giả

Tôi năm nay đã ngoài 50 tuổi, đã được vinh dự cầm lá phiếu bầu đại biểu quốc hội nhiều nhiệm kỳ. Những người mà tôi lựa chọn quả thật tôi chưa bao giờ được biết mặt, mà chỉ đựợc biết qua ảnh và những dòng ghi lý lịch tóm tắt...

Việc được tiếp xúc với cử tri để đặt câu hỏi, được chất vấn đại biểu quốc hội thì thật là một điều khó có thể có? Thử hỏi đại biểu của dân lấy đâu ra luận cứ để hiểu dân, để bênh vực quyền lợi của dân vì vậy những bức xúc hàng ngày mà người dân muốn bày tỏ quả là rất khó đến với Quốc hội.

Đấy là tôi nói với những đại biểu tâm huyết với dân còn không biết được tâm tư nguyên vọng của dân vì họ không có điều kiện để tiếp dân. Còn với những đại biểu của dân mà chúng tôi theo dõi chưa thấy bao giờ phát biểu trước các cuộc họp quốc hội, họ sợ hay họ thiếu trình độ để có thể phát biểu thì chúng tôi không rõ.

Xin các đại biểu hãy vì dân một chút, hãy lắng nghe dân một chút thì chắc đất nước ta sẽ giải quyết được rất nhiều việc cho quốc kế dân sinh. Tôi thật sự cảm ơn ông Mai Thúc Lân vì ông đã bày tỏ quan điểm mà chúng tôi là những người dân đang mong mỏi. Xin cảm ơn !

MỚI - NÓNG