Nguyễn Châu Việt Dũng : Nỗi đau của người nông dân

Nông dân đổ sữa bò tươi ra đường

Nông dân đổ sữa bò tươi ra đường
TP - Sáng 10/1, hơn bảy tấn sữa bò tươi của nông dân nuôi bò sữa ở Vĩnh Phúc bị đổ đi. Tại hai xã Trung Nguyên (huyện Yên Lạc) và Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường), sữa bò được đổ lênh láng.

>> Doanh nghiệp vẫn 'ngoảnh mặt' với nông dân
>> Trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý
>> Bao giờ hết đổ sữa xuống mương?
>> Hanoimilk có thể xem xét kiện Bộ Y tế

Nông dân đổ sữa bò tươi ra đường ảnh 1
Nông dân đổ sữa bò. Ảnh : PV
Nông dân đổ sữa bò tươi ra đường ảnh 2

Chiều 12/10, gần 1,4 tấn sữa bò tươi của nông dân nuôi bò xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) bị đổ bỏ ra đường vì không thể tiêu thụ nổi. Ảnh : H.N

Thời kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, người nông dân nước ta đã và đang hàng ngày phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến hàng hóa của họ.

Từ câu chuyện cá tra, cá ba sa đến giá lúa gạo, cà phê, rau quả... và bây giờ là sữa bò tươi, cho thấy chính nông dân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất chịu sự tác động trực tiếp của thông tin, của quyết định, chính sách...

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn cùng Tiền phong Online về vấn đề này tại đây.

Tại Trung Nguyên (huyện Yên Lạc) một xe bốn tấn rưỡi sữa bò tươi tháo vòi chảy lênh láng ra vệ đường. Đoạn đường liên xã dài cả trăm mét nhuộm một màu trắng của sữa.

Anh Trần Văn Dũng cho biết, tuần đầu tháng 1/2009 đến nay, trạm thu mua của anh đã phải đổ bỏ 15 tấn sữa. Nếu tính từ thời điểm Bộ Y tế đưa ra thông tin sữa nhiễm melamine, các hộ nông dân nuôi bò sữa ở hai xã Trung Nguyên và Vĩnh Thịnh đổ bỏ 105 tấn sữa bò tươi.

Lão  nông Nguyễn Như Tám gọi điện cho Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc thì được trả lời “sẽ xem xét”. Kêu đến Phòng Nông nghiệp huyện thì được hồi âm rằng “Thiệt hại là thực tế, đã nắm được rồi”(?).

Lãnh đạo xã thì nói bận, đề nghị gọi cho Chủ tịch Hội Nông dân... Nhưng khi bác Tám gọi điện cho ông Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã đến xác nhận thiệt hại, ông Chủ tịch Hội nói đang bận đi ăn cỗ.

Tại xã Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường), chị Vũ Thị Đào đổ bỏ hai téc sữa (mỗi téc 1,2 tấn) và ba thùng phuy sữa sắp hỏng mà không thể bán cho ai. Nhà chị Đào là trạm thu mua cho 40 hộ nuôi bò trong thôn An Lão. “Chúng em bây giờ lỳ rồi.

Mấy lần đầu đổ bỏ còn ngại hàng xóm, họ hàng, trong đêm hai vợ chống lén đem hai téc sữa đổ xuống ao. Chị Hợp bần thần rồi giật tháo vòi cái téc sữa, đẩy đổ ba thùng phuy sữa.

Dòng sữa bò trắng xóa dềnh lên  cái sân gạch rêu mốc ngay sát chuồng bò trống hoác. Đàn bò vừa được bán tống bán tháo để gỡ vốn.

Tại thôn An Lão, hơn một tháng nay, đàn bò sữa 200 con nông dân phải nghiến răng bán bò làm thịt 30 con. Gia đình anh Trần Văn Hải nuôi chín con thì cũng vừa phải bán thịt bốn con, được 12 triệu rưỡi.

Một con bò cho sữa lúc cao điểm giá 30 triệu đồng, nhưng vừa rồi bán mổ thịt chỉ được một phần mười” - Anh Hải nói.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

Ý kiến bạn đọc

Cao Việt Bắc : Đừng lãng phí như thế !

Tôi đọc bài báo này thấy xót xa quá, ước gì nhà nước đứng ra thu mua lại sữa của dân, dùng nguồn tiền từ thiện, có thể tổ chức 1 buổi truyền hình quyên góp, sau đó mua sữa tươi thuê các nhà máy chế biến đang bị ế ẩm như HANOIMILK chế biến, mang về cho các trẻ em nghèo sử dụng, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân, cho người lao động và có sữa cho người nghèo.

Một độc giả : Sao không ai mang sữa này tới trẻ mồ côi và người già

Nhìn thấy mà đau lòng, nước ta còn biết bao trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu cơm ăn, sữa uống vậy mà ...

Trách nhiệm này là của ai khi không thể đem nguồn sữa này đến những nơi cần thiết cho cung cầu cân bằng. Có bao nhiêu trẻ mồ côi hay người già neo đơn đang hàng ngày chờ đợi từng ly sữa từ những tấm lòng từ thiện.

Nguyễn Tiến Dũng : Tội nghiệp và tội lỗi !

Tôi mua một hộp sữa Ông Thọ hết 16.000đ; Một bịch sữa tươi Vinamilk có đường loại 180ml khoảng 3.500đ. Vậy mà người nông dân phải đổ bỏ đi. Quá lãng phí. Vừa tội nghiệp, vừa tội lỗi.

Nguyễn Châu Việt Dũng : Nỗi đau của người nông dân

Một lần nữa, người chịu thiệt thòi là nông dân, điều này không lạ, nhưng cái lạ ở đây là đã xảy ra rất nhiều bài học như cà phê, lúa, mía... Sau rất nhiều sự việc xảy ra như thế mà các cấp quản lý vẫn chưa có phương án nào thắt chặt mối quan hệ giữa nhà nông và nhà sản xuất, thiệt hại lại là người nông dân.

Không biết người có trách nhiệm sẽ "được" chịu trách nhiệm đến đâu trong những thiệt hại của nông dân và cũng không biết sau "nỗi đau của những nông dân nuôi bò sữa" sẽ đến nông dân nuôi trồng gì nữa ? 

Tôi là người dân Dak Lak, cà phê còn để lâu được, tiêu cũng để lâu được, chứ sữa thì để thế nào?

Là một người lớn lên từ nông thôn, một gia đình nông thôn tôi luôn hiểu được và ghi nhớ trong tâm những nỗi khổ của người nông dân. Buồn thay cho những người nông dân!

Đỗ Đức Hiếu : Xót thay !

Ngày xưa, tôi sinh ra thiếu tháng, mẹ tôi bị viêm gan, nên tôi không thể uống sữa mẹ, vì vậy sữa bò là nguồn sống của tôi. Trong những ngày gần đây, khi nhìn những dòng sữa trắng mát rượi bị đem đổ mà lòng không thôi xót xa!

Chẳng lẽ những nạn nhân trực tiếp là những người nông dân chân chất kia phải gánh chịu tất cả mọi thứ hay sao? Liệu có bao giờ những người có trách nhiệm tự đánh đổi vị trí với những người nông dân một nắng hai sương để xem họ cực nhọc thế nào không ? 

Hoa: Người ăn không hết kẻ lần chẳng ra

Nông dân khổ ngàn đời vẫn khổ không hiểu đến bao giờ họ mới hết khổ khi mà những thứ mình phải đồ mồ hôi, nước mắt làm ra lại phải đổ đi lãng phí như vậy.

Trần Đặng Quang Anh

Theo tôi nói gì thì nói trách nhiệm để dân phải đổ sữa đi, dân khổ, dân điêu đứng là trách nhiệm của những cơ quan quản lý. 

Không thể trách doanh nghiệp được, làm là phải theo luật chứ không thể "cầu xin" hay ra lệnh được. Bảo dân đổ sữa đi là vô văn hóa vậy các vị ấy đã thử đặt mình vào địa vị của người dân khi phải chăm sóc đàn bò, bỏ công bỏ tiền vay ngân hàng, khi phải nhìn thấy sản phẩm lao động của mình bỏ đi mà nợ thì càng ngày càng lớn.

Bao nhiêu cơ quan quản lý, cuối năm báo cáo nếu việc tốt thì ai cũng nhận công, ai cũng nhận thành tích của mình còn khi cần chịu trách nhiệm thì ai cũng đẩy. Bao nhiêu Bộ, bao nhiêu công chức cuối năm "xuất sắc" vậy thì liệu có đáng không?

Một bạn đọc : Nhìn dòng sữa đổ bỏ đi mà xót xa

Gia đình tôi và nhiều gia đình khác hàng ngày vẫn phải mua sữa để dùng. Giá sữa chưa bao giờ giảm và thậm chí có lúc lên giá. Vào quán uống một cốc sữa khoảng 250 ml cũng phải trả 8-10 ngàn đồng.

Vậy tại sao nông dân phải đổ bỏ sữa đi? Tình trạng người phải trả giá cao để mua sữa, người thì phải đổ bỏ sữa vì không bán được không làm cho những người có trách nhiệm xót xa sao?

Nguyễn Lê Ninh

Việc nông dân phải đổ sữa tươi ra đường, bán đổ bán tháo bò sữa chịu lỗ thảm hại, trong lúc bao trẻ sơ sinh, người cao tuổi nghèo khó, người bệnh trong các bệnh viện thì không có sữa mà uống.

Sao lại để xảy ra nghịch lý trên ? Còn các cơ quan và cá nhân những người liên quan thì quý vị nghĩ gì khi mà người nông dân phải méo mặt trút đổ thành quả lao động của họ ?

Kevin

Tôi đọc bài báo nói về sữa của bà con nông dân phải đổ đi tôi thật thấy buồn và tiếc cho những người đã nghèo rồi lại còn bị nghèo hơn . Những người có trách nhiệm bận làm gì mà để dân khổ vậy ?  Nghe chuyện thật thấy thương bà con nông dân. 

Nguyễn Tiến Phong : Ai phải chụi trách nhiệm ?

Trước tiên là chính quyền xã là người lãnh đạo sát dân, chúng ta đừng vô cảm nữa, cũng không nên đùn đẩy trách nhiệm cho nhau mà phải tìm cách khắc phục. Nên nhớ rằng nguyên liệu chế biến sữa phải nhập khẩu tới 70% vậy chúng nên khuyến khích cho nông dân nuôi bò. Đằng này chúng ta lại dồn người nuôi bò sữa phải lao đao.

Hoang Chi : Đến bao giờ người dân không đổ sữa đi ?

Tôi nghĩ câu trả lời của Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) là chưa thoả đáng cho những gì người dân nuôi bò đang trông đợi. Nếu có được kế hoạch của người có trách nhiệm thì cần phải có thời gian,không thể giải quyết ngay trong một vài ngày trong khi sữa thì không thể để dài ngày với điều kiện bảo quản của người nuôi bò.

Người dân không thể ăn hết số lượng sữa bò, cũng không ai còn tinh thần mà mang giúp đỡ người già hay từ thiện nữa,cũng không thể yêu cầu các doanh nghiệp thu mua sữa được vì tình trạng chung của các doanh nghiệp sữa hiện nay đang khó khăn." Các cơ quan quản lý địa phương (nhất là thôn, xóm) phải vào cuộc, đứng ra giải quyết và có trách nhiệm cụ thể ".

Tôi hỏi cấp trên không có biện pháp nào để định hướng cho cấp dưới giải quyết hay sao, cấp dưới phải giải quyết như thế nào hay là để dân đổ sữa ra đường như vậy ?

Ha Anh : Xót xa cho nông dân !

Nhìn cảnh người nông dân phải đổ sữa tràn ra đường mà thấy xót xa. Bao mồ hôi, công sức bỏ ra vậy mà phải đổ "ra đường, xuống ao". Làm ăn gặp phải thời kỳ thất bát gánh chịu thiệt hại là lẽ đương nhiên nhưng còn người nuôi bò đang phải gánh chịu hậu quả gián tiếp từ quyết định chưa đúng đắn của Bộ Y tế mà không nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ gì sao? Bộ Y tế nghĩ gì về trách nhiệm của mình?

Khanh Ly : Tại ai?

Công sức của họ bỏ ra là bao nhiêu mà giờ cả sữa họ cũng phải đổ đi, vì đâu có ai mua mà để. Tôi cũng chẳng biết nói gì hơn là mong rằng các cơ quan lãnh đạo hãy quan tâm hơn nữa đối với những người nông dân, cuộc sống của họ còn qua nhiều khó khăn, tôi nghĩ không ít cán bộ cũng xuất thân từ gia đình nông dân nên hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ!

Một bạn đọc

Trong lúc sữa ăn không có, có sữa đổ đi, người nông dân thì cơ cực, xã hội thì thiệt hại, còn Bộ Y tế chỉ có một lời xin lỗi là đủ sao? Bộ Y tế phải có trách nhiệm bồi thường vì những thông tin không cân nhắc kỹ của mình.

Nguyễn Chiến : Cần bồi thường thiệt hại cho nông dân

Bộ y tế cần bồi thường thiệt hại cho nông dân trong việc công bố kết luận sữa nhiễm Melamin để bảo đảm công bằng xã hội bởi lẽ: Mọi công dân đều phải đóng góp tiền thuế cho Ngân sách nhà nước.Tiền thuế được Nhà nước chi tiêu phục vụ cho lợi ích đất nước và nuôi sống bộ máy hành chính công.

Mọi công chức hưởng lương của NSNN đều phải làm tròn trách nhiệm của mình, nếu làm sai thì phải đền bù thiệt hại, Thủ trưởng phụ trách cũng phải chịu trách nhiệm đền bù do không kiểm soát được nhân viên của mình.Việc đền bù cần thực hiện bằng tiền túi của người ra quyết định sai chứ không thể lấy từ NSNN vì NSNN là công quỹ Quốc gia.

Nguyen Van Lam

Trước tiên, Bộ Y tế phải bồi thường cho Công ty và nông dân nuôi bò sữa. Sau đó, Bộ có trách nhiệm thu lại khoản kinh phí trên ở cá nhân nào gây ra thiệt hại cho Công ty và người nuôi bò sữa theo đúng Pháp lệnh cán bộ công chức ban hành năm 1992.

Nguyễn Đình Kỳ

Khi đọc bài báo về việc đổ sữa của nông dân tại xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tĩnh Vĩnh Phúc tôi thấy xót xa thay cho những người nông dân chăn nuôi bò sữa ở nơi đây. Tại sao những người nông dân lương thiện làm ăn chân chính lại chịu những thiệt hại nghiệt ngã như thế ? 

Phải chăng họ đã không trung thực trong việc chăn nuôi bò lấy sữa của mình? Hay có sự "nhầm lẫn" trong kết luận "sữa nhiễm melamine" của các CQ có trách nhiệm dẫn đến mặt hàng giàu dinh dưỡng này đã bị tẩy chay. Người nông dân phải rơi vào cảnh khốn đốn. Ai là người chịu trách nhiệm đây ?

Nguyễn Thanh Bình : Vận động tất cả mọi người cùng tham gia cứu nông dân

Đọc bài nông dân đổ sữa xuống đường, thấy buồn quá. Có thể Toà soạn viết thêm một số bài về tác dụng của sữa tươi hoặc sữa tươi qua sơ chế để dùng vào các công việc khác như tắm sữa để khuyến khích một lượng lớn người có khả năng tài chính tiêu thụ.

Một bạn đọc

Những người nuôi bò sữa đang phải đổ đi mồ hôi và nước mắt của mình. Xót xa quá ! Trách chi những người vô cảm!

Nguyên Thanh Hoàng

Người nông dân đã vất vả với cuộc sống để có miếng ăn thế mà khi sản phẩm làm ra thì lại bị đổ đi như thế. Phải trăng sữa nội bây giờ không bằng sữa ngoại sao? Trong khi Việt Nam vẫn đi nhập sữa ngoại về. Mặt khác có những hộ nông dân phải vay tiền ngân hàng đã đến kỳ trả lãi thì các nhà hoạch định chính sách nghĩ sao?

Người Nông Dân

Trích nguyên văn như sau "Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) đề nghị bà con vùng chăn nuôi bò sữa đang không tiêu thụ được sữa nên tạm thời tự giải quyết và cố gắng duy trì đàn bò sữa".

Tôi không hiểu vị lãnh đạo này nói ra những điều ấy có thấy đau xót với bà con nông dân lam lũ không ? Thử hỏi với hàng tấn sữa như thế thì bà con nông dân làm thế nào tự giải quyết,tự tiêu thụ được ? Thật đau xót cho những người nông dân chăn nuôi bò sữa và đau xót cho cả những người có trách nhiệm !

>> Tiếp tục cập nhật

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...