"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam"

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam"
(TPO) "30 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc. Một thế hệ đã sinh ra và lớn lên. Nhìn bề ngoài có thể nghĩ cuộc sống đã quay trở lại bình thường đối với người dân. Sự thật hoàn toàn không như thế! Bóng ma có tên “Chất độc da cam” đang lơ lửng và phá hủy cuộc sống của cả triệu người dân Việt Nam.
"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 1
Nhóm sinh viên Mỹ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam  trước khi lên đường sang VN.

Chúng tôi là nhóm sinh viên và cán bộ giảng dạy của trường Đại học Ohio Wesleyan (OWU) đến Việt Nam trong kỳ nghỉ Xuân để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc của mình đối với các trẻ em là nạn nhân chất độc da cam.

GS Nguyễn Trọng Nhân - Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin cho biết việc đoàn sang Việt Nam với mục đích ủng hộ nạn nhân chất độc da cam cho thấy thanh niên Mỹ quan tâm đến hậu quả cuộc chiến tranh hóa học mà Mỹ tiến hành ở nước ta. Các sinh viên Mỹ bày tỏ mong muốn những Cty hóa chất Mỹ phải có trách nhiệm đối với các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Đoàn sinh viên Mỹ tặng Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam 10 triệu đồng.

Theo lịch trình đoàn đã giao lưu với học sinh Làng Hoà Bình Thanh Xuân (Hà Nội), Làng Hữu Nghị (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Tây) và trường Hoa Phượng (Hải Phòng). Đoàn sinh viên Mỹ đã tặng mỗi cơ sở 10 triệu đồng.

Chất độc này không chỉ tác động đến người Việt Nam mà rất nhiều binh sĩ Mỹ cũng đã bị nhiễm độc. Hiện vẫn còn những đứa trẻ sinh ra bị dị tật do tác động của loại chất độc nguy hiểm này".

Đó là những lời tâm sự chân tình của nhóm 8 sinh viên và 2 giáo viên người Mỹ sang Việt Nam để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.

Toàn bộ kinh phí cho chuyến đi của nhóm sinh viên chỉ được trường Đại học Ohio Wesleyan (OWU) tài trợ 1/3 kinh phí, còn lại đều do các bạn sinh viên trong nhóm tự quyên góp.

Để có tiền các bạn đã các bạn tổ chức đi đưa bánh pizza, nấu các món ăn Việt Nam để bán, quét tuyết, đi bán đồ cũ...Ngoài ra họ còn tổ chức quyên góp..

GS Jon Powers, 55 tuổi: Các nạn nhân chất độc da cam là nhân chứng cho những sai lầm của Chính phủ Mỹ

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 2
Giáo sư Jon Powers

GS Jon Powers cho biết gia đình ông có 6 anh chị em. Khi còn trẻ ông là một trong những người tham gia tích cực trong việc chống chiến tranh ở Việt Nam. Đây cũng chính là lý do dẫn đến việc ông từng bị bắt vài lần.   

Ông nói: "Vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đang diễn ra được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Với tư cách là một công dân Mỹ tôi muốn Chính phủ thừa nhận đã sai lầm khi gây ra cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Họ đã sai lầm khi sử dụng các chất độc hóa học nguy hiểm. Các Cty hóa chất Mỹ phải chịu trách nhiệm về những sai lầm của họ.

Tôi đã viết như vậy gửi Chính phủ cùng các tờ báo ở Mỹ. Các nạn nhân chất độc màu da cam vẫn tiếp tục là nhân chứng cho những hành động sai lầm mà Chính phủ Mỹ đã làm trong quá khứ.

Tôi rất ngạc nhiên về những gì mà các cán bộ nhân viên ở Làng Hòa Bình Thanh Xuân và Làng Hữu nghị để chăm sóc những đứa trẻ. Nhìn những đứa trẻ rất vui, hạnh phúc nhưng tôi hiểu rằng trong lòng các cháu vẫn còn những vết sẹo, vết thương vẫn chưa thể lành. Những vết thương này do Chính phủ Mỹ đã gây ra".

GS Jon Powers cho biết sau khi trở về Mỹ ông sẽ tiếp tục nói lên những gì mà ông đã nói. Tháng 5 tới ông sẽ gặp một số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ Mỹ cùng một số nhân viên của Ngoại trưởng C.Rice để nói về vấn đề này. 

Kevin Barron, 20 tuổi:

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 3
Kevin Barron
Tôi là sinh viên năm thứ 2 trường OWU. Hiện tôi phải dùng nạng do bị tai nạn. Một người bạn đã gợi ý với tôi là có thể đăng ký tham dự chương trình tình nguyện ở Việt Nam. Tôi trả lời: “Được thôi”. Tôi thật sự không nghĩ tôi có thể tham gia chuyến đi, nhưng dầu sao tôi vẫn đăng ký và nộp đơn dự thi.

Jennie Brunsdon, 21 tuổi: Rất hạnh phúc khi được chơi với các em nhỏ tật nguyền

Tôi là sinh viên năm cuối của trường và đến từ Northfield (Ohio). Tôi sẽ tốt nghiệp với một chuyên ngành về Tâm lý và một chuyên ngành khác về Xã hội học/Nhân loại học. Tôi rất vui mừng khi tham gia đội tình nguyện này. Nhưng điều thú vị hơn cả là tôi được chia sẻ thời gian và tình cảm của mình với trẻ em bị tật nguyền.

Hãy làm tất cả những điều tốt đẹp mà bạn có thể, bằng tất cả những phương tiện mà bạn có, bằng tất cả những cách mà bạn làm được, tại mọi nơi mà bạn có thể đến cho tất cả mọi người có thể gặp… Đó là phương châm của tôi.

Nói về những ấn tượng khi gặp các trẻ em là nạn nhân chất độc da cam tại Làng Hòa Bình Thanh Xuân, Làng Hữu nghị Vân Canh (Hà Nội)... Jennie Brundson, 21 tuổi, nói: Tôi rất vui và hạnh phúc khi được chơi với các em nhỏ tật nguyền, các em là nạn nhân chất độc da cam. Sự vui vẻ, tự tin của các em nhỏ tại những nơi tôi đến đã giúp tôi phần nào bớt đi sự buồn bã vì những gì mà Chính phủ Mỹ đã gây ra

Kumar Chheda, 22 tuổi:

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 4
Kumar Chheda

Tôi là sinh viên năm cuối chuyên ngành Khoa học máy tính và Toán học. Trong vài năm vừa qua, tôi được biết khá nhiều về Việt Nam và những tác động của chiến tranh. Chuyến đi sẽ giúp tôi học và biết thế nào là những tác động của chiến tranh và chất độc màu da cam.

Sau khi trở về Mỹ tôi sẽ gửi các thông điệp cho bạn bè về những khó khăn mà các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đang phải gánh chịu.

Jennifer Fabritius, 21 tuổi : Sẽ gửi một bức thông điệp cho bạn bè, những người dân Mỹ biết về những gì mà tôi đã được chứng kiến.

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 5
Jennifer Fabritius

Tôi là sinh viên năm cuối của trường. Tôi sẽ tốt nghiệp chuyên ngành Di truyền học và Tâm lý học. Tôi rất thích chơi đùa với trẻ em và hy vọng sẽ được làm việc cho một tổ chức hoạt động vì trẻ em trong tương lai.

Tôi đã may mắn có cơ hội chia sẻ tình yêu và tình thương với những trẻ em bị ảnh hưởng của chất độc da cam. Tôi sẽ gửi một bức thông điệp hòa bình cho bạn bè, những người dân Mỹ khác biết về những gì mà tôi đã được chứng kiến.

Lauren Griffith, 21 tuổi: Tình yêu, sự cảm thông và giúp đỡ  vẫn luôn cần thiết

Tôi là sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Nghệ thuật tạo hình và Báo chí. Tôi hy vọng chuyến đi đến Việt Nam là một cơ hội để hoàn thành lời dạy bảo lớn thứ hai: Hãy yêu thương những người xung quanh giống như yêu thương chính bản thân bạn.

Tôi hy vọng sẽ sử dụng được khả năng của mình để “nắm bắt” được công việc trong làng dành cho trẻ mồ côi, khuyết tật để miêu tả cho mọi người thấy khi chiến tranh đã kết thúc, tình yêu, sự cảm thông và sự giúp đỡ của chúng ta vẫn luôn cần thiết.

Melanie Hill, 22 tuổi: Tôi sẽ gửi thư cho Hạ nghị sĩ của bang Ohio để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 6
Melanie Hill
Tôi là sinh viên năm cuối 2 chuyên ngành Động vật học và Nhân loại học. Cô khẳng định sau khi trở về Mỹ sẽ tổ chức các buổi nói chuyện với mọi người về những trẻ em là nạn nhân chất độc da cam.

Tô cũng sẽ gửi thư cho Hạ nghị sĩ của bang Ohio - Nơi tôi sống - để đề nghị có những hành động thiết thực ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Matthew Laferty, 19 tuổi:

Tôi là sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Khoa học chính trị và Chính quyền. Công việc tình nguyện là điều khiến tôi say mê. Vốn tâm đắc với câu nói của John Wesley, tôi thử sống theo nguyên tắc này: "Hãy làm điều tốt nếu bạn có thể, bằng mọi cách, khắp mọi nơi, bất cứ khi nào, đối với tất cả mọi người và cho đến khi bạn còn có thể".

Eric Magnus, 20 tuổi: Vụ kiện là một hành động thiết thực giúp bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 7
Eric Magnus

Tôi là sinh viên ngành Nghệ thuật, nhưng có liên quan đến điều tra xã hội. Chuyến đi tới Việt Nam lần này chắc chắn sẽ giúp tôi và các bạn trong đoàn có thêm kinh nghiệm.

Chiến tranh đã kết thúc từ lâu, nhưng tác động của nó vẫn còn. Giúp đỡ và hiểu được những trẻ em nạn nhân chất độc da cam  là chiếc cầu nối  hàn gắn nền văn hóa giữa hai nước. Tôi hy vọng, mọi cố gắng của chúng tôi đều được đánh giá cao.

Sau khi xem xong cuốn băng về các nạn nhân chất độc da cam do Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam chiếu, tôi cũng như tất cả các thành viên trong đoàn rất giận dữ.

Hiện rất nhiều tổ chức đã đứng ra chăm sóc và bảo vệ những trẻ em là nạn nhân chất độc da cam. Tôi thấy vụ kiện là một hành động thiết thực giúp bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân. Bản thân tôi thấy cũng cần có rất nhiều việc phải làm để giúp đỡ các trẻ em bị nhiễm chất độc da cam ở Việt Nam.

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 8
Nguyễn Phương Thanh

Nguyễn Phương Thanh, 22 tuổi: Phải làm gì đó để xoa dịu những nỗi đau.

Tôi là sinh viên năm cuối và đang hoàn tất 2 chuyên ngành Toán học và Quản lý kinh tế tại OWU. Sinh ra ở Việt Nam 7 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Tôi chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở và những câu truyện do bố mẹ kể lại. May mắn là tôi không phải chịu những tác động trực tiếp của cuộc chiến tranh.

Nhưng rất nhiều người đã không được may mắn như vậy. Vẫn có những trẻ em sinh ra bị tật nguyền do chất độc da cam. Những đứa trẻ này đã làm gì mà phải chịu những tác động này? Tôi cảm thấy có trách nhiệm làm cho mọi người quan tâm đến vấn đề này và phải làm gì đó để xoa dịu những nỗi đau.

Chính vì vậy Phương Thanh cùng người bạn là Nguyễn Phương Nga, 22 tuổi đã có sáng kiến tổ chức một chuyến đi tình nguyện cùng các bạn sinh viên Mỹ về Việt Nam để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam.

Jessica Schaffner, 19 tuổi: Tình hữu nghị trên thế giới là tài sản quý giá nhất

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 9
Jessica Schaffner
Tôi là sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Tâm lý học. 2 câu châm ngôn  ưa thích của tôi là câu của Margaret Mead: “Đừng bao giờ nghi ngờ rằng một nhóm nhỏ có suy nghĩ, những công dân tận tụy có thể thay đổi thế giới. Thực tế đây là điều duy nhất và bất kỳ lúc nào cũng luôn đúng” và câu của Mark Twain: “Tình hữu nghị trên thế giới là tài sản quý giá nhất”.

GS Lisa Spradley, 48 tuổi: Không phải mọi người Mỹ đều không quan tâm đến những gì đang và đã diễn ra

Tôi là cố vấn của trường trong nhóm sinh viên tình nguyện đến Việt Nam. Tôi là giáo sư khoa Giáo dục của trường. Lĩnh vực tập trung của tôi là giáo dục sớm cho trẻ. Đối với tôi, chuyến đi đến Việt Nam đặc biệt quan trọng, nhất là vào thời điểm hiện nay. Tôi muốn giúp mang tới thông điệp thiện chí là không phải tất cả người Mỹ không quan tâm đến những gì đang và đã diễn ra.

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 10
Mở đầu cuộc Bàn tròn trực tuyến Tổng biên tập Dương Xuân Nam phát biểu: Thưa GS Nguyễn Trọng Nhân cùng các bạn, thay mặt thanh niên Việt Nam xin được cảm ơn các bạn đã đến đất nước chúng tôi để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam và tham dự buổi trực tuyến hôm nay.

Báo Tiền Phong là tờ báo của tuổi trẻ Việt Nam, tờ báo có uy tín và số lượng phát hành hàng đầu ở Việt Nam. Chúng tôi mong muốn các bạn nói lên những suy nghĩ của mình để ủng hộ những nạn nhân chất độc da cam. Những điều này sẽ được chúng tôi tiếp tục phản ánh trên những ấn phẩm của Tiền Phong.

Xin được cảm ơn và chào mừng các bạn đã đến Việt Nam và tôi hy vọng cuộc gặp gỡ hôm nay sẽ thành công tốt đẹp.

Tiếp đó, GS Nguyễn Trọng Nhân - Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam - nói: Tôi rất mừng là báo Tiền phong đã tổ chức cuộc gặp mặt với 2 GS và nhóm sinh viên ĐH Ohio Weslayan. Hôm thứ Hai vừa qua, tôi đã tiếp đoàn tại trụ sở Hội. Qua những trao đổi, tôi thấy các bạn thực sự quan tâm đến những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

Đó là một điều đáng mừng vì như chúng ta biết, đang có sự tranh tụng về vấn đề chất độc da cam. Sự xuất hiện của các bạn ở đây chứng tỏ sự quan tâm của giới trẻ Mỹ đến một vấn đề liên quan đến lương tâm và trách nhiệm của con người.

Giáo sư Jon Powers bày tỏ: Xin chào các bạn, tôi là Jon Powers, làm việc tại ĐH Ohio Wesleyan. Tôi rất hân hạnh được đến Việt Nam. Những gì mà tôi đã được tận mắt chứng kiến ở Việt Nam làm cho trái tim tôi rất đau đớn. Chúng tôi sẽ mang về nước Mỹ những gì mà chúng tôi đã thấy, đã nghe trong chuyến đi này, và mong muốn được làm một điều gì đấy cho Việt Nam. Tôi mong, cuộc giao lưu trực tuyến này sẽ còn mang lại kết quả lâu dài cho chúng ta trong quan hệ hai nước.

Sinh viên  Eric Magnus tâm sự: Chúng tôi đến Việt Nam lần này để tìm hiểu hậu quả và nạn nhân của chất độc da cam. Chúng tôi đã có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và nguyện sẽ làm tất cả những gì có thể làm được, bằng những hình thức khác nhau, với một hy vọng làm cho nhiều người Mỹ hiểu và chia sẻ với những nạn nhân chất độc da cam, làm cho Chính phủ Mỹ phải nhận ra rằng họ phải có trách nhiệm với những nạn nhân chất độc da cam.

Thank you from heart for supporting our orange-agent victims.(Tran Nam Trung, 31 tuổi, Ha Noi) Cảm ơn các bạn đã ủng hộ cho những nạn nhân chất độc màu da cam (Tran Nam Trung, 31 tuổi, Ha Noi)

Kevin Barron: Bản thân tôi thấy rất hạnh phúc khi đi đến Việt Nam. Tôi hy vọng có thể giúp đỡ, ủng hộ phần nào những nạn nhân chất độc màu da cam. Chuyến đi của chúng tôi liên quan đến vấn đề này, những gì mà chiến tranh đã gây ra đối với những con người Việt nam. Sứ mệnh của chuyến đi này không dừng lại khi tôi trở lại quê nhà. Tôi sẽ tiếp tục nói cho những người Mỹ, bạn bè tôi, người thân tôi để giúp họ thấy rõ những gì tôi đã chứng kiến, những nỗi đau mà trẻ em Việt Nam đang gánh chịu.

Toi rat xuc dong vi cac ban da quan tam den dong bao chung toi. cac ban co the mo rong s­u quan tam den cac nan nhan chat doc mau da cam trong cong dong cac ban de moi nguoi hieu ro hon ve cac nan nhan chat doc da cam khong? (Doan Thanh Mai, 30 tuổi, Vien Bong Quoc gia)

Jennnie Brunsdon: Sau khi trở về Ohio, chúng tôi sẽ kể cho gia đình và bạn bè chúng tôi nghe những gì chúng tôi đã chứng kiến trong chuyến thăm này và sẽ giúp mọi người hiểu hơn về nỗi đau da cam ở Việt Nam.

Chúng tôi cũng có video của giáo sư Nhân đã đưa chúng tôi và một số băng đĩa nói về làng trẻ em Hoà Bình và sẽ đem về chiếu ở trong trường để mọi sinh viên trong trường biết về vấn đề này.

Chúng tôi cũng sẽ tổ chức các buổi hội thảo ở nhiều địa điểm khác nhau ở Ohio để nói về những gì chúng tôi đã chứng kiến tại Việt Nam.

Vào tháng 5 tới, chúng tôi cùng giáo sư John Powers và những sinh viên Mỹ đến Bộ Ngoại giao Mỹ tham dự hội thảo với đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ để đưa ra những phương sách giúp cho những nạn nhân Việt Nam hồi phục vết thương da cam.

Mỗi sinh viên sẽ viết một lá thư riêng để gửi tới Thượng nghị sỹ bang Ohio để bày tỏ quan điểm về vấn đề này. Chúng tôi thúc giục họ phải hành động để có những hành động mạnh mẽ hơn để giúp các nạn nhân da cam ở Việt Nam và phải có cái nhìn công bằng về những nạn nhân của Việt Nam. 

Xin hỏi giáo sư Jon, ông là một người đã từng phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam, xin ông kể lại những kỷ niệm hồi trẻ của mình? (Hồng Ngọc - Uỷ ban Dân số Gia đình Trẻ em)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 11
GS Jon trả lời câu hỏi
GS Jon: Những ngày chúng tôi còn trẻ tham gia những phong trào phản chiến ở Việt Nam, đó là thời điểm rất khó khăn. Ngày ấy, chúng tôi không hiểu gì về chất độc da cam. Chúng tôi chỉ biết rằng nước Mỹ mang quân đội đến gây nên chiến tranh ở Việt Nam.

Trong những ngày đến Việt Nam, tôi đã được tận mắt chứng kiến những đứa trẻ vô tội là nạn nhân của chất độc da cam. Mấy ngày tới, tôi sẽ được tiếp xúc với các cựu chiến binh Việt Nam và tôi cảm nhận chất độc da cam ấy đã ngấm sâu vào máu thịt của một số người dân Việt Nam.

Từ trái tim và khối óc, tôi nhận thấy, ngày nay, chúng ta đang chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, không chỉ từ phía Việt Nam mà cả từ những cựu binh Mỹ. Giờ đây, khi được chứng kiến hậu quả của cuộc chiến tranh này, tôi sẽ trở về Mỹ để giúp mọi người hiểu rõ thêm về điều đó.

Mỗi tối, sau mỗi ngày làm việc tại Việt Nam, chúng tôi đều họp lại, tổng kết và đưa ra kế hoạch hoạt động cho những ngày tới cũng như phương hướng cho hoạt động của nhóm khi trở về Mỹ để có thể giúp các nạn nhân da cam ở Việt Nam.

Được biết trong lần đến Việt Nam lần này, các bạn đã có nhiều hoạt động thiết thực "xoa dịu nỗi đau da cam". Tôi đánh giá cao và rất trân trọng. Vậy trong tương lai gần, các bạn có kế hoạch gì khác để ủng hộ những nạn nhân không may ở Việt Nam?(Ngọc Quý, 22 tuổi, Bình Lục,  Hà Nam)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 12
Kumar (phải)
Kumar Chheda: Ngoài những gì chúng tôi sẽ làm khi trở về Mỹ mà chúng tôi đã nói ở trên, những gì mà chúng tôi đã chứng kiến ở Việt Nam đã tác động lớn đến tình cảm của chúng tôi và nó sẽ còn theo chúng tôi mãi.

Chúng tôi sẽ làm mọi việc có thể, ở mọi nơi. Cụ thể là chúng tôi sẽ tổ chức thêm nhiều những chuyến đi tới Việt Nam với nhiều sinh viên để nhiều hơn nữa những người hiểu thêm về nỗi đau da cam ở Việt Nam.

Các bạn đã được xem bộ phim về chất độc da cam do Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam (VAVA) giới thiệu tại trụ sở Hội và như chúng tôi được biết, các bạn đã tỏ ra rất giận dữ vì những nỗi đau của người dân vô tội Việt Nam. Khi xuống thực tế tại các làng trẻ em hẳn các bạn còn cảm nhận được nhiều điều về nỗi đau này. Các bạn có thể chia sẽ cảm xúc với bạn đọc TPO? (Ngọc Anh, Phòng Giáo dục Cầu Giấy, Hà Nội)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 13
Eric phát biểu
Eric: Chúng tôi rất xúc động và buồn khi được trực tiếp gặp những em nhỏ là nạn nhân chất độc da cam. Khi chúng tôi tiếp xúc với các em, chúng tôi cảm nhận rằng có một điều gì đó rất chung: Trước mắt chúng tôi là những em nhỏ đã sinh ra mà không là người hoàn hảo, điều này ngoài sức tưởng tượng của chúng tôi. Rõ ràng Chính phủ Hoa Kỳ đã làm những điều không phải. Chúng tôi rất yêu Tổ quốc của mình, nhưng chúng tôi cũng yêu cầu Chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm về những hành động đã gây ra đau khổ cho các em nhỏ Việt Nam.

Tôi rất mong muốn được làm điều gì đó để giúp những em nhỏ nạn nhân chất độc da cam. Những lúc chúng tôi tiếp xúc với các em, không phải chúng tôi đang chơi đùa mà chính là chúng tôi đang học tập và cảm phục chính các em.

Các bạn chia sẻ với những người bị chất độc màu da cam trong đợt đi sang Việt Nam như thế nào nào? (Đào Nhung, 18 tuổi, Hà Nội)

Kevin Barron: Chúng tôi đến để cùng chia sẻ tình yêu, chơi cùng với họ. Chúng tôi cố học bài hát Việt Nam ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Việt Nam - Hồ Chí Minh.."

Chúng tôi chơi trò chơi thổi bóng bay, giúp những đứa trẻ xếp hình, rồi nhảy theo nhạc cùng các em. Đặc biệt, chúng tôi còn ăn cơm cùng những đứa trẻ...

Rào cản ngôn ngữ không quan trọng, chúng tôi vẫn nói chuyện thoải mái và rất vui vẻ. Chúng tôi hiểu nhau và rất hạnh phúc.

Các bạn đã và sẽ có những hành động gì để giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam nói chung và vụ kiện của Việt Nam chống lại các công ty hoá chất của Mỹ nói riêng? (Nhung, 25 tuổi, Du học sinh Nhật Bản)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 14
TBT Dươnng Xuân Nam trao  quà cho đoàn
Jennifer Fabritius: Chúng tôi sẽ giúp nhiều người biết về vụ kiện này vì hiện nay nhiều người Mỹ không hề biết đến tác động to lớn của chất độc da cam ở Mỹ cũng như ở Việt Nam.

Tôi tin rằng những thông tin về chất độc  da cam và những nạn nhân của nó mà chúng tôi đã chứng kiến ở đây cực kỳ quan trọng trong việc tác động tới chính sách của Chính phủ Mỹ và các Cty hoá chất trong vụ kiện này.

Chúng tôi hy vọng truyền những nỗi đau da cam này tới những sinh viên Mỹ và nhiều người khác.

Giáo sư Jone, ông có thể đưa ra quan điểm của mình về vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam?

GS Jon: Như sự hiểu biết của tôi, kết quả thắng kiện của các cựu binh Mỹ trước đó sẽ có ảnh hưởng rất thuận lợi đến vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam chống lại các công ty hóa chất Mỹ.

Với tư cách là một công dân Mỹ, tôi không thể chấp nhận được những biện hộ của các công ty hóa chất Mỹ rằng họ sản xuất theo đơn đặt hàng của Chính phủ. Chúng tôi hiện đang theo dõi rất rõ diễn biến của vụ kiện này. Có thể, sau chuyến đi này, tôi sẽ đến Quốc hội và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để nói cho họ biết tất cả những gì tôi đã chứng kiến ở Việt Nam.

Bạn nghĩ gì khi tham gia chương trình này? Bạn có biết gì về chât độc da cam không? Bạn đã từng tiếp xúc với nạn nhân chất độc da cam chưa? (Minh Tâm, 25 tuổi, TP HCM)

Kumar Chheda: Khi tôi tham gia chuyến đi này, tôi đã biết về cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Mỹ rải chất độc da cam ở Việt Nam, cũng như có rất nhiều nạn nhân chiến tranh, đặc biệt là trẻ em đã bị nhiễm chất độc da cam.

Khi đến đây, tại Việt Nam, tôi đã đọc nhiều tài liệu có liên quan ví dụ như tài liệu về nạn nhân chất độc màu da cam của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và của VAVA , nhiều tài liệu của làng Hoà Bình và biết nhiều thêm về các nạn nhân da cam.

Chúng tôi đều tiếp xúc với các nạn nhân chất độc màu da cam, đặc biệt là trẻ em, chơi với chúng, trò chuyện với chúng. Chúng tôi cảm nhận được nỗi đau của các em và cảm thấy điều này không nên xảy ra.

Các bạn nghĩ gì khi đến và nhìn thấy những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam? Các bạn sẽ biến suy nghĩ của mình thành hành động như thế nào khi trở về Mỹ? (Ngọc Trang, 26 tuổi, 79 Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Kevin Barron: Khi chúng tôi gặp những đứa trẻ, thật khó tin khi trông thấy các em như vậy. Điều đó nhắc nhở tôi rằng Chính phủ Mỹ đã sai.

Khi chúng tôi chơi cùng những đứa trẻ, tất cả những bất đồng về chính trị, những nỗi đau đều tan mà thay vào đó là niềm vui và hạnh phúc. Khi tôi về nhà, tôi nghĩ lại về những gì mình đã nhìn thấy, tôi thấy thật buồn, không biết những đứa trẻ ấy sẽ lớn lên như thế nào, tương lai sẽ ra sao.

Khi về Mỹ, tôi sẽ khơi dậy vấn đề này. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để xã hội Mỹ nhận thức rõ những gì người Mỹ đã làm trong chiến tranh. Khi chiến tranh năm 1975 kết thúc, quân đội Mỹ để lại mọi thứ phía sau, để rồi những người Việt Nam, những đứa trẻ phải gánh chịu hậu quả. Nhiệm vụ của tôi khi về nước là làm mọi thứ để giúp đỡ một phần những nạn nhân này.

Thưa GS Nguyễn Trọng Nhân, diễn biến mới nhất của vụ kiện ra sao?

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 15
GS Nguyễn Trọng Nhân
GS Nguyễn Trọng Nhân: Chúng ta biết rằng là cuộc tranh tụng đã được tiến hành, nhưng thẩm phán chưa đưa ra quyết định. Điều này cho thấy vụ kiện hết sức đặc biệt, ông thẩm phán cần phải lựa chọn 1 quyết định phù hợp với pháp lý. Dư luận quốc tế rất ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Ở Mỹ, một số tổ chức phi Chính phủ cũng đã đi gặp và vận động nhân dân Mỹ ủng hộ vụ kiện này.

Ngày 11 và 12/3 sẽ có Hội nghị quốc tế tại Paris kêu gọi ủng hộ những nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Chúng tôi rất mừng khi đoàn Giáo sư và sinh viên Mỹ đã đến đây để tận mắt trông thấy sự thật. Có thể khẳng định, những người Mỹ chân chính rất yêu chuộng hòa bình.

Chúng tôi đề nghị các bạn chia sẻ lá thư mà VAVA gửi nhân dân Mỹ. Chúng tôi không có hận thù với nhân dân Mỹ, chúng tôi khát khao hòa bình và mong muốn giải quyết hậu quả chiến tranh bằng hợp tác.

Động lực gì đã thúc đẩy các bạn tham gia việc ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam? (Trần Đình Hùng, 25 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 16
Kevin (trái)
Kevin Barron: Chuyến đi này có rất nhiều người tham gia. Cha tôi trước đây cũng rất quan tâm đến vấn đề này và rất muốn đi cùng tôi, nhưng ông có nhiều công việc, nên chỉ mình tôi đại diện cho gia đình.

Ông đã không tham gia chiến tranh ở Việt Nam. 30 năm sau tôi, con trai ông đã đến Việt Nam, nhưng mang theo tiếng nói "tình yêu và hoà bình". Đó là điều mà tôi nên làm và muốn làm từ rất lâu.

Chất độc da cam đã gây hậu quả nặng nề cho Việt Nam. Nhiệm vụ, sứ mệnh của tôi, cũng như nhiều công dân Mỹ là quay trở lại Việt Nam, cố gắng hàn gắn những vết thương mà thế hệ trước đây của chúng tôi đã gây ra trong chiến tranh.

Chào các bạn đến từ trường Đại học Ohio Wesleyan (OWU)! Đối với người dân Việt Nam chúng tôi, vụ kiện các Cty hóa chất Mỹ sản xuất chất độc dioxin khiến cho rất nhiều người dân VN bị thương tật, dị tật, chịu di chứng đến nhiều đời. Các bạn có thể cho biết dư luận nhân dân Mỹ về vụ kiện này như thế nào? Bản thân tôi rất hy vọng, qua vụ kiện này, những người dân Việt Nam chịu di chứng của chất độc da cam sẽ được xoa dịu nỗi đau phần nào và Chính phủ Mỹ sẽ nghiêm cấm sử dụng những hóa chất có hại như vậy. (N.H.Oanh, 30 tuổi, Hà nội)

Jennifer Fabritius: Tôi tin rằng rất nhiều người Mỹ không hề biết về vụ kiện này cũng như những hậu quả của chất độc màu da cam ở Việt Nam. Bởi vậy, thật khó để mà nói về quan điểm của những công dân Mỹ về vụ kiện này. Nhưng tôi tin rằng, một khi đã hiểu rõ thêm về nỗi đau da cam ở Việt Nam, họ sẽ ủng hộ Việt Nam trong vụ kiện đầy khó khăn này.

Chúng tôi cũng đã đọc một số bài báo ở Mỹ viết về vụ kiện này. Tuy vậy, những bài báo này không được nhiều người quan tâm lắm. Và đây là lý do tôi tin tưởng rằng, đến Việt Nam là một giải pháp tốt nhất cho tôi cũng như các sinh viên Mỹ để nhận thức tốt hơn về những gì đang diễn ra với những nạn nhân ở Việt Nam.

Các bạn đã hiểu gì về nỗi đau của các nạn nhân chất độc da cam? Bạn sẽ tiếp tục những hoạt động gì để xoa dịu nỗi đau da cam trong thời gian tới? (Trần Đình Hùng, 25 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh)

Kevin Barron: Khi tôi gặp những đứa trẻ, tôi chứng kiến cách các em đi lại và sinh hoạt. Chúng lớn lên không giống như những đứa trẻ bình thường, không làm được những việc chúng ta thường làm, ngay cả việc tự chăm sóc mình.

Trong mọi cuộc chiến tranh trên thế giới, nhiều người không hề thấy hậu quả sau này, mà chính những thế hệ kế tiếp phải gánh chịu những tội ác chiến tranh gây ra.

Các bạn còn rất trẻ và tôi cũng vậy. Những gì mà các bạn đã thấy khi đi thăm các nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam có giống với tưởng tượng của các bạn trước khi sang đất nước chúng tôi không? Bạn có lo sợ rằng nhà cầm quyền Mỹ sẽ gây khó dễ với các bạn khi các bạn trở về nước Mỹ không?(Phạm Đức Công, 17 tuổi, Chùa Dận, Đình Bảng, Bắc Ninh)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 17
Mat và Mel  nhận hoa
Melanie Hill: Trước khi tham gia chuyến đi này, tôi biết rất ít về những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Tôi chỉ nghĩ đơn thuần rằng, chất độc da cam chỉ có ảnh hưởng tới những cựu chiến binh chứ không nghĩ rằng thứ chất độc chết người này đang tàn phá nhiều thế hệ ở Việt Nam đến như vậy.

Trong quá trình chuẩn bị chúng tôi đã được xem phim tư liệu, tranh ảnh và các Giáo sư (giảng dạy về Lịch sử học và Tâm lý học), tôi đã dần nhận ra tác hại nghiêm trọng của thứ chất độc này. Tôi đã khóc và vô cùng oán trách Chính phủ Mỹ khi được xem những hình ảnh đó. Khi đến Việt Nam, chúng tôi mới càng rõ hơn thực tế đau lòng này. 

Tôi không lo ngại Chính phủ Mỹ. Nhưng tôi chỉ sợ những người không tôn trọng sự thật. Vì họ sợ phải đối diện với sự thật.

Matthew Laferty: Dù đã ít nhiều biết về vấn đề này nhưng khi tận mắt chứng kiến, tôi đã không giấu nổi sự nghẹn ngào.

Tôi không hề lo ngại khi trở về Mỹ nếu phải nói lên những gì đã chứng kiến.

Tôi cảm thấy lo ngại cho Chính phủ Mỹ vì một khi nhân dân Mỹ (trong đó có tôi) biết được thực tế này, họ sẽ gây áp lực với Chính phủ phải thực hiện trách nhiệm của mình với những gì đã gây ra.

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 18
Jessica Schaffner: Có một điều mà chúng tôi phải thừa nhận là rất nhiều thanh niên Mỹ hiện không biết về những gì đã xảy ra trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Điều này là do lịch sử về cuộc chiến đã không được nói rõ.

Tuy nhiên, chúng tôi là những người trong nhóm những sinh viên tình nguyện đến Việt Nam để giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam. Khi quay trở lại trường tôi sẽ nói lại cho các bạn và cho những người dân sống trong vùng về những gì mà chúng tôi đã chứng kiến. Người dân ở nơi tôi sống rất muốn biết thông tin mới.

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 19
Eric  và Jessica đang trả lời câu hỏi PV của bạn đọc trực tuyến
Eric Magnus: Tôi nghĩ Chính phủ Mỹ cần phải phải nghĩ về thế giới nhiều hơn nữa. Nước Mỹ là một hòn đảo cô lập và cách xa với thế giới về cả mặt địa lý cũng như cách nghĩ. Tôi chỉ hiểu cuộc chiến tranh ở Việt Nam qua cách nhìn của người Mỹ.  

Cuộc chiến ở Iraq hiện nay là một vấn đề mang tính toàn cầu. Người Mỹ hiện đã nhìn cuộc chiến ở Iraq mang tính toàn cầu. Tôi nghĩ rằng giới trẻ Mỹ cũng sẽ nhìn cuộc chiến ở Việt Nam mang tính toàn cầu. Tôi muốn giúp cho giới trẻ Mỹ nhìn cuộc chiến ở Việt Nam mang tính toàn cầu hơn.

Rất cảm ơn sự sẻ chia của các bạn. Nước Mỹ suy nghĩ gì về hành động hiện nay của các bạn? (Nguyễn Quang Khánh, 25 tuổi, Long Biên, Hà Nội)

Kevin Barron: Rất ít, nước Mỹ chẳng làm gì để bù đắp những điều họ đã làm. Từ lâu, Mỹ là 1 cường quốc trên thế giới, có tiềm lực mạnh. Họ có thể làm gì họ muốn, gây chiến thật quá dễ dàng. Nhưng thực sự họ chưa hiểu hết hậu quả họ gây ra. Giờ đây rất nhiều người Mỹ muốn làm gì đó để giúp các bạn, nhưng Chính phủ thì không.

Khi Tổng thống Bill Clinton sang Việt Nam, tôi nghĩ quan hệ giữa 2 nước đã tốt đẹp hơn và gần gũi hơn, điều đó thật vui mừng.

Xin hỏi bạn Kumar: Tiếp theo chuyến đi này, các bạn có dự định tiếp trong tương lai để ủng hộ các trẻ em chất độc da cam? Nếu có báo cho chúng tôi để phối hợp nhé! (Nguyễn Văn Nam, 21 tuổi, Trường ĐHBK Hà Nội)

Kumar Chheda: Tôi vẫn đang tìm hiểu thêm về chất độc màu da cam và những nạn nhân của nó. Những gì tôi đã biết chưa là tất cả. Tôi sẽ cố gắng trở lại Việt Nam để biết thêm nhiều hơn nữa về những nạn nhân. Khi tôi đến Hà Nội, tôi sẽ thông báo cho bạn biết và bạn có thể tham gia cùng với chúng tôi.

Tôi sẽ đến những tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam sau khi tôi tốt nghiệp để đề nghị họ giúp đỡ cho những nạn nhân ở những vùng xa. Cảm ơn Nam (nói bằng tiếng Việt).

Theo các bạn, Chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm cụ thể như thế nào đối với những nạn nhân bị nhiễm thứ chất độc chết người do chính quân đội Mỹ gây ra trong quá khứ? (Nguyễn Đình Ngọc, 26 tuổi, Quỳnh Lưu, Nghệ An)

Jessica Schaffner: Như các bạn biết, trong sự hiểu biết của tôi, Chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc chiến tranh hóa học trước đây tại Việt Nam, đó là một tội ác chiến tranh và vì vậy, Chính phủ Hoa Kỳ buộc phải chịu trách nhiệm với mọi hậu quả mà cuộc chiến tranh ấy gây ra.

Tôi cho rằng Chính phủ Hoa Kỳ phải có trách nhiệm chi trả toàn bộ các chi phí y tế, sự chăm sóc sức khỏe cả trẻ em và cả cựu chiến binh Việt Nam đã bị nhiễm chất độc da cam.

Tôi tin rằng, tất cả chúng tôi đều phải có trách nhiệm làm sạch những chất độc hóa học hiện nay vẫn còn ở trên đất nước Việt Nam mà Mỹ đã rải xuống trước đây. Chính phủ Mỹ không chỉ phải chịu trách nhiệm với những nạn nhân hiện nay mà còn cả những thế hệ tiếp theo bởi chất độc da cam/dioxin tồn tại rất lâu dài.

Nước Mỹ có đầy đủ mọi nguồn lực để thực hiện những điều đó. Chính phủ Mỹ đã vừa giảm thuế với tổng trị giá 3 nghìn tỷ USD đối với những người giàu có. Do đó, việc Chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam không phải là vấn àê tài chính mà là vấn đề trách nhiệm đạo đức và lương tâm.

Tôi sẽ nói với những người bạn Mỹ của tôi rằng, người Việt Nam luôn sẵn sàng bỏ qua những vấn đề của quá khứ. Vấn đề hậu quả chất độc da cam giải quyết như thế nào lại vẫn nằm trong tay của Chính phủ Mỹ cho đến khi nào Chính phủ Mỹ nhận ra trách nhiệm của mình phải làm gì.

Tôi hứa với các bạn rằng, cá nhân tôi cam kết sẽ làm tất cả những điều gì mình có thể với tư cách công dân Mỹ rất năng động khi làm việc với Chính phủ Mỹ để mang lại giải pháp cuối cùng. Tôi sẽ cùng tham gia với VAVA và Tiền phong Online trong tất cả những hành động chung.

Hỏi GS Nhân : Nếu như chúng ta thắng kiện thì những người bị chất độc màu da cam sẽ được chia sẻ thế nào? (Đào Nhung, 18 tuổi, Hà Nội)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 20
GS Nguyễn Trọng Nhân: Trước hết là chúng ta sẽ có những khoản tiền bồi thường để giải quyết những nhu cầu của các nạn nhân như là chi phí cho khám chữa bệnh, chữa các dị tật, phục hồi chức năng, học nghề, cung cấp phương tiện sinh sống...

Gan nha cac ban co ai bi nhiem chat doc da cam khong? Cam nhan hang ngay cua ban ve ho ra sao? Ban da hanh dong nhu the nao? (Pham Hoang Thanh Son, 25 tuổi, Daklak)

Kevin Barron: Ở trường tôi có 1 bạn cha đã bị chết khi tham gia chiến tranh chất độc da cam. Ngoài ra tôi không hề thấy có 1 nạn nhân nào mà tôi biết ở gần nơi tôi sinh sống. Tuy nhiên, tôi đã biết nhiều về họ qua sách báo và truyền hình.

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 21
Mat rất thích trả lời câu hỏi
Trong trường hợp tòa án Mỹ phán xử bất lợi cho Việt Nam hoặc vụ kiện kéo dài hết năm này qua năm khác thì các bạn có thể làm gì thật cụ thể sau đó để cải thiện tình hình, nhất là ở Mỹ? (Nguyễn Đăng Quyết, 29 tuổi, quyets@yahoo.com)

Melanie Hill: Nhận thức là điều rất quan trọng. Tôi sẽ tiếp tục nói với bạn bè của mình về thực tế chất độc da cam ở Việt Nam. Từ đó, chúng tôi sẽ tiếp tục khuyên góp quỹ để ủng hộ các nạn nhân không may mắn ở Việt Nam.

Chắc chắn tôi sẽ còn quay lại Việt Nam và sẽ đưa thêm nhiều bạn bè nữa.

Matthew Laferty: Tôi sẽ tiếp tục kể câu chuyện về nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam - Một câu chuyện vô cùng cảm động. Tôi sẽ viết thư đến Hạ Nghị sỹ của bang Ohio để nói với ông ta về những gì mà tôi đã chứng kiến ở Việt Nam. Nó thật kinh khủng!!!

Chính phủ Mỹ cần phải làm một điều gì đó cho những gì họ đã gây ra trong quá khứ.

Tôi hy vọng, chiến thắng sẽ thuộc về những người đi đòi công lý trong phiên tòa xét xử tới.

Xin cho biết những hoạt động chính của các bạn trong thời gian ở Việt Nam? Sau chuyến đi này, khi quay trở về Việt Nam, các bạn sẽ nói gì với nhân dân Mỹ, với bạn bè của các bạn? (Hằng Nguyễn, 23 tuổi, Thanh Ba, Phú Thọ)

Melanie Hill: Chúng tôi đã làm được rất nhiều việc trong thời gian ở Việt Nam. Chúng tôi đã đi thăm và tặng quà (do chính chúng tôi quyên góp) cho trẻ em làng Hữu Nghị, Hòa Bình (Hà Nội) và làng Hoa Phượng (Hải Phòng)...

Chúng tôi đã vui chơi: nhảy dây, đá bóng... với các em. Với những bé không cử động được, chúng tôi thăm và dạy các em hát...

Dự kiến ngày mai (11/3), chúng tôi sẽ tiếp tục có cuộc giao lưu với Sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội về chủ đề "Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam".

Matthew Laferty: Là một người Mỹ, chúng tôi vẫn được "dạy" qua trường học, phim ảnh... những hình ảnh không đúng về Việt Nam. Với thế hệ bố, mẹ tôi, họ nhìn nhận Việt Nam như một là một nơi bạn bè của họ đến đó chiến đấu và chết.

Nhưng đối với tôi - thế hệ sinh sau đẻ muộn - Việt Nam là nơi ít được biết đến. Nhưng khi đến Việt Nam, tôi thấy rằng, đất nước Việt Nam rất tươi đẹp, con người Việt Nam rất hiếu khách... Và tôi rất cám ơn các bạn Việt Nam đã giành cho chúng tôi sự đón tiếp nồng hậu.

Về Mỹ, tôi sẽ nói với bạn bè rằng, Việt Nam không phải như những gì chúng tôi đã được dạy, tuyên truyền. Mà Việt Nam là một người bạn tốt. Chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm để giúp đỡ các nạn nhân da cam bởi chính nước Mỹ là người gây ra hậu quả này.

Kevin Barron: Tôi nhận được giấy mời đến với Bàn tròn trực tuyến của báo Tiền Phong. Tôi rất vui mừng vì có cơ hội nói lên tiếng nói của mình ở đất nước các bạn.

Tôi sẽ đến thăm nhiều nơi nữa ở Việt Nam, gặp nhiều những nạn nhân chất độc da cam và cùng quan tâm đến họ. Sau mỗi lần gặp những nạn nhân đó, chúng tôi lại cùng nhau tụ họp vào buổi tối, từ 1 đến 2 giờ để nói chuyện về những gì mình đã nhìn thấy, chứng kiến.

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 22
Jennifer (trái)
Động lực nào giúp các bạn vượt qua cả chục ngàn cây số để tới Việt Nam? Chúng tôi rất trân trọng, nhất là ở Mỹ các bạn phải lao động vất vả để có tiền cho chuyến đi này. Chúng tôi, những SV VN coi các bạn là nhữung tấm gương trong hoạt động tình nguyện đấy! (Hà Linh, 22 tuổi, TPHCM)

Jennifer Fabritius: Tôi bắt đầu quan tâm về Việt Nam khi tôi chơi với một số sinh viên Việt Nam tại trường đại học. Tôi luôn muốn biết thêm về đất nước này bởi vì tôi tin rằng việc biết thêm về bất kỳ một nền văn hóa nào trên thế giới đều rất quan trọng. Chúng ta đều có những đặc điểm chung, đó là một tình yêu và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Khi tôi biết về chuyến đi này, tôi rất háo hức muốn tham gia để biết thêm về Việt Nam và lịch sử của nó. Tôi đã dành thời gian chơi với những trẻ em bị nhiễm chất độc da cam, thứ chất độc mà đất nước của chúng tôi đã rải trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam trên đất nước các bạn.

Tôi cảm thấy rất buồn bởi rất nhiều những nạn nhân vô tội ở Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi chất độc này cả về thể xác lẫn tinh thần.

Eric Magnus. You've seen the film about orange-agent victims. Could you tell us about your plans to help the orange-agent victims in this trip, and what would you do when you come back to your country?(Trọng Nghĩa, 22 tuổi, Đông Anh Hà Nội); Anh đã xem bộ phim về các nạn nhân chất độc da cam. Anh có thể nói về kế hoạch giúp đỡ các nạn nhân sau chuyến đi.

Eric Magnus: Sau khi trở về nước tôi sẽ viết một khóa luận về những gì tôi đã chứng kiến trong chuyến đi. Đây là bài khóa luận của tôi khi tốt nghiệp. Bài khóa luận sẽ được dựng thành một vở kịch và tôi cố gắng để đưa ra công diễn. Đây là cách mà tôi muốn giới thiệu cho các bạn về những gì mà tôi đã được thấy.

Tôi cũng sẽ nói với những người bạn của gia đình và cả Quốc hội về nỗi đau da cam ở đất nước các bạn.  

Xin hỏi GS Jon: Ở nước Mỹ, hiện nay có bao nhiêu nạn nhân da cam? Họ được chính quyền Mỹ quan tâm như thế nào? Nước Mỹ đã giải thích như thế nào với họ về hậu quả họ phải gánh chịu? Xin trân trọng cám ơn những người bạn thiện chí! (Nhung biz, 23 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 23
Ai cũng chăm chú trả lời câu hỏi
GS Jon: Theo thông tin của Bộ Cựu chiến binh Mỹ, có 9% các binh sĩ Mỹ tham chiến ở Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam, ước khoảng 200 ngàn người. Tôi có thể nói với những hiểu biết của mình rằng những nạn nhân chất độc da cam là người Mỹ cũng có nhận được sự hỗ trợ khá kín đáo từ phía Chính phủ Mỹ và Chính phủ Mỹ cũng không làm ồn ào chuyện này.

Bản thân tôi biết rằng những cựu binh Mỹ muốn làm cho sự việc này được nhiều người biết đến, nhưng Chính phủ Mỹ lại đang cố gắng giải quyết những vụ kiện của cựu binh Mỹ một cách lặng lẽ.

Giá trị ở những vụ kiện của cựu binh Mỹ là ở chỗ họ đã đưa các vụ kiện ra công luận. Người Mỹ rất quan tâm đến quá trình của vụ kiện. Ở Mỹ, người ta có xu hướng là mỗi khi có vấn đề gì xảy ra thì sẽ đưa ra công luận chứ không chỉ giải quyết trong phạm vi tòa án.

Với tư cách cá nhân, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn! Hãy để lại địa chỉ cụ thể trên TPO để chúng tôi có dịp làm quen và chia sẻ với các bạn. Bao giờ các bạn rời Việt Nam?(Nguyễn Văn Thịnh, 24 tuổi, Hà Nội)

Kumar Chheda: Cảm ơn rất nhiều vì sự quan tâm của các bạn. Tôi rất vui mừng được tới Việt Nam và nhận được những tình cảm mà các bạn dành cho chúng tôi. Tôi nghĩ rằng, tôi đã yêu đất nước này và tôi sẽ cố gắng quay lại đây. Chúng tôi sẽ rời VN vào thứ Bảy, 12/3.

Nếu bạn cần liên lạc, bạn có thể email vào: kachheda@owu.edu.(bạn có thể liên lạc với Jennifer theo địa chỉ: jsfabrit@owu.edu) Tôi sẽ cố gắng trả lời bất cứ câu hỏi nào và rất hân hạnh được làm quen với bạn. Cảm ơn nhiều! Anh yêu Việt Nam! (Nói bằng tiếng Việt)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 24
Xin hoi Matthew Laferty cau hoi nay: La thanh nien cua the he moi. Ban biet nhung gi ve cuoc chien tranh truoc day o Viet Nam? (Vu Tra My, 19 tuổi, Tran Hung Dao, Ha Noi)

Matthew Laferty: Tôi không biết nhiều về cuộc chiến tranh này. Tôi chỉ biết rằng, đã có nhiều người Mỹ và Việt Nam đã phải chết vì cuộc chiến tranh này.

Xin hỏi Kevin Barron: Trước khi sang Viet Nam, bạn không nghĩ là mình sẽ tham gia. Vậy khi sang đất nước chúng tôi và đi thăm các em ở làng Hòa Bình, bạn có nghĩ khi trở về Mỹ, mình sẽ phải làm một cái gì đó cho các em - những nạn nhân chiến tranh không? (N.H.Oanh, 30 tuổi, Hà Nội)

Kevin Barron: Đúng, lúc đầu tôi không nghĩ là sẽ đi Việt Nam. Nhưng rồi tôi ngày càng hiểu rõ về vấn đề này. Các bạn tôi nói nhiều về chuyện đó. Tôi thấy như có tiếng gọi thôi thúc tôi đến với Việt Nam.

Khi tôi đến đây, thật bất ngờ, nhưng cũng rất hạnh phúc và cảm thấy mình thật may mắn khi được đến đất nước bạn. Tôi học cách có thể chơi cùng trẻ em nhiễm chất độc da cam, nói chuyện với các em. Tôi bắt đầu thấy thích những đứa trẻ. Chúng cũng đáng yêu như những đứa trẻ khác.

Xin hỏi Melanie Hill: Bạn có nói sẽ gửi thư cho nghị sĩ bang Ohio sau khi trở về Mỹ để có hành động thiết thực ủng hộ. Liệu các nghị sĩ có lắng nghe ý kiến của bạn không? (Phan Linh Ngân, 30 tuổi, Da nang)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 25
Melanie(áo đỏ, giữa) luôn sẵn sàng trả lời 
Melanie Hill: Chỉ một mình tôi viết thư thì có thể sẽ không gây được nhiều sự chú ý. Nhưng tôi sẽ thu thập nhiều chữ ký của bạn bè có cùng suy nghĩ như tôi để gửi tới nghị sĩ của bang. Như vậy, chắc chắn sẽ có tiếng nói cao hơn.

Việc gửi thi không có gì là khó nhưng để giới thiệu, tuyên truyền về thực tế tình hình chất độc da cam ở Việt Nam khó hơn nhiều. Bởi họ cũng như tôi, chưa được biết nhiều đến đất nước tươi đẹp của các bạn.

Việc các bạn sang nước chúng tôi vì nạn nhân chất độc da cam là một minh chứng cho tình yêu cộng đồng, yêu lẽ phải của tuổi trẻ. Chắc chắn, đất nước chúng tôi sẽ không bao giờ quên được các bạn. Bản thân tôi cũng xin bày tỏ sự cám ơn chân thành vì sự có mặt và mục đích tốt đẹp của các bạn. Tôi có một câu hỏi nho nhỏ xin dành cho các bạn: Ở nước Mỹ hiện nay, dư luận đánh giá như thé nào về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ? Tuổi trẻ Mỹ đã có những hoạt dộng gì để bù đắp những tổn thất do Mỹ gây ra đối với đất nước chúng tôi nói chung, những nạn nhân da cam nói riêng?(Thuận Tình, 27 tuổi, Thọ Xuân, Thanh Hoá)

GS Jon: Trong quá trình tranh cử Tổng thống Mỹ vừa qua, người Mỹ được thấy rằng hậu quả của cuộc chíến tranh Việt Nam vẫn chưa được giải quyết và ngay cả dư luận Mỹ cũng bị chia rẽ.

Cá nhân tôi có thể nói rằng hầu hết những người Mỹ hiện nay vẫn đang tự hỏi tại sao Mỹ lại đưa quân đến Việt Nam và tại sao người Mỹ lại phải rời Việt Nam. Đấy là điều mà tôi muốn nói rằng là họ vẫn chưa biết rõ.

Hiện nay ở Hoa Kỳ có rất nhiều người Mỹ gốc Việt đã chạy ra khỏi Việt Nam sau cuộc chiến tranh năm 1975. Tôi đã có nhiều cuộc nói chuyện với những người Việt Nam định cư ở Mỹ về vấn đề này và họ cũng rất lẫn lộn không thể giải thích một cách rõ ràng.

Tôi có cảm giác rằng người Việt Nam đã có cách hàn gắn vết thương chiến tranh theo cách lành mạnh hơn là người Mỹ. Một điều rất buồn và cũng rất mỉa mai rằng vết sẹo chiến tranh hiện ra rất rõ ở Việt Nam, nhưng lại được che đậy rất kỹ ở Mỹ. Vết thương, khi mà đã che giấu thì còn nhức nhối hơn rất nhiều.

Tôi hy vọng rằng, những vết thương mà do chất độc da cam gây ra sẽ phải đưa ra cho tất cả mọi người cùng thấy. Chúng tôi đã làm nhiều hơn những người khác để làm giảm nỗi đau cho người Mỹ. Trong các công việc của VAVA, có lẽ các bạn đã làm nhiều hơn để xoa dịu nỗi đau chất độc da cam cho những nạn nhân Việt Nam nhiều hơn là người Mỹ làm cho các nạn nhân ở Mỹ.

Đó là lý do vì sao chúng tôi đã gọi GS Nguyễn Trọng Nhân là ông "hàn gắn vết thương".

Câu hỏi gửi tới Jessica Schaffner: "Đến Việt Nam lần này, bạn thấy các bạn sinh viên Việt Nam có giống như sinh viên Mỹ không? (Thanh Nam, 21 tuổi, Hà Nội)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 26
Jessica Schaffner: Nhóm của chúng tôi đã đến Việt Nam với 2 sinh viên Việt Nam. Tôi nghĩ rằng người Việt Nam là những người biết tha thứ.  Sau rất nhiều năm chiến tranh và những đau thương mà người dân Việt Nam đã trải qua, khi chúng tôi đến đây chúng tôi rất ngạc nhiên vì đã nhận được sự đón tiếp rất nhiệt tinh, cời mở của người dân.

Cho đến nay tôi chưa có điều kiện gặp nhiều sinh viên Việt Nam nên tôi không thể nói nhiều. Sẽ không khách quan nếu tôi đánh giá sinh viên Việt Nam qua một nhóm nhỏ sinh viên đang học cùng tại trường.

Thưa GS Nguyễn Trọng Nhân, ông đánh giá như thế nào về sự có mặt của nhóm sinh viên Mỹ này ở Việt Nam để giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam? VAVA sẽ có những chương trình gì để hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam về vật chất? (Quốc Duy, 29 tuổi, Cửa Nam, Hà Nội)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 27
GS Nguyễn Trọng Nhân: Như tôi đã nói, đoàn sinh viên Mỹ đến Việt Nam trong dịp này có ý nghĩa là các các thanh niên Mỹ ở các trường ĐH và các trí thức Mỹ đã quan tâm đến một vấn đề lớn còn tồn tại giữa Mỹ và Việt Nam. họ đã thấy sự thật và đã cam kết sẽ trở về nói cho mọi người ở Mỹ hiểu rõ hơn. Như vậy, chắc chắn sẽ tác động đến quyết định của ông thẩm phán theo tinh thần công lý.

VAVA tiếp tục quyên góp để giúp các nạn nhân và đưa những thông tin để dư luận khắp nơi ủng hộ tích cực hơn các nạn nhân cả về tinh thần và vật chất.

Cac ban co suy nghi gi ve nhung noi dau của hàng triệu nạn nhân chất độc da cam VN? (hoang le thai, 27 tuổi, 1102 hoang quoc viet)

Matthew Laferty: Trái tim tôi rất buồn khi có hàng triệu người phải chịu đựng những nỗi đau không cần thiết. Và càng đau buồn hơn khi người gây ra nỗi đau đó chính là Chính phủ Mỹ.

Melanie Hill: Mỗi lần nghĩ về nỗi đau chất độc da cam mà người dân Việt Nam phải gánh chịu, tôi đều khóc. Tôi cảm thấy thất vọng và vô cùng tức giận vì sự thật đã giấu kín trong 30 năm qua.

Câu hỏi dành cho nữ GS Mỹ: Là 1 phụ nữ, là 1 người mẹ, bà có cảm xúc gì khi chứng kiến những sự đau khổ của trẻ em nhiễm chất độc da cam Việt Nam?(Nguyễn Lam, 32 tuổi, TPHCM)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 28
Gs Lisa
GSLisa Spradley: Khi lần đầu tiên tôi gặp các cháu ở các làng trẻ em Hòa Bình, Hữu Nghị... thì điều tôi muốn làm là ôm lấy các cháu. Khi nhìn các cháu bị khuyết tật, cảm giác của tôi là con người không thể sống chung với chất độc da cam.

Cùng đi với chúng tôi có các sinh viên Mỹ nam và nữ, sau khi tiếp xúc với các trẻ em ở đây trở về, các sinh viên đã nói chuyện với nhau suốt đêm về cảm nghĩ của họ. Tất cả chúng tôi đã bày tỏ sự xúc động, đó là những xúc động vô cùng sâu sắc, hơn tất cả những xúc động mà chúng tôi đã từng có trong đời.

Mặt khác, chúng tôi cũng cảm thấy buồn rằng chúng tôi chưa giúp được gì cho những trẻ em Việt Nam, chưa làm được gì để giúp các cháu có được cuộc sống tốt hơn.

Sáng nay vào mạng đọc tin trên tờ Tiền phong Online (www.tienphongonline.com.vn) mình đã được biết về những việc làm của các bạn sinh viên Mỹ trong việc ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Là một nguời Việt Nam sống và học tập tại Pháp, tôi thật sự xúc động và khâm phục về hành động và việc làm của các bạn đối với các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Mình muốn biết thêm nhiều thông tin nữa về bạn Jessica Schaffner. Bạn có thể cho mình biết vì sao bạn chọn Việt Nam để đến trong kỳ nghỉ Xuân này? Cảm xúc của bạn như thế nào khi gặp trực diện các trẻ em là nạn nhân chất độc da cam?(hang_thiet@yahoo.com 28 tuổi, Paris, Pháp)

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 29
Jessica Schaffner: Tôi là sinh viên  năm thứ 2 của trường Ohio Wesleyan. Tôi đang làm khóa luận chuyên ngành Tâm lỹ học. Gia đình tôi có 3 người: Bố, em gái 16 tuổi và tôi.

Trong tương lai tôi muốn làm việc trong một lĩnh vực có thể giúp dược càng nhiều người càng tốt. Tôi cũng là thành viên trong ban nhạc A Capella và là thành viên của đội điền kinh của trường. 

Tôi đã biết thông tin về chuyến đi tình nguyện đến Việt Nam từ năm ngoái và tôi rất quan tâm đến thực tế về cuộc chiến. Khi đến đây tôi và các bạn đã đến thăm một số cơ sở chăm sóc các nạn nhân chất độc da cam.

Tôi cảm thấy rất buồn. Tôi biết mình sẽ phải làm gì để làm dịu bớt những nỗi đau này. Bây giờ tôi hiểu rõ rằng tôi cần phải giúp đỡ các bạn  bằng tất cả khả năng của mình. 

Tôi rất cảm phục khi thấy các bạn có lòng dũng cảm, quyết tâm và nhân hậu. Trước khi đến Việt Nam bạn có sợ người Việt Nam sẽ tẩy chay người Mỹ không? (Phạm Đức Công, 17 tuổi, Chùa Dận, Đình Bảng, Bắc Ninh)

Kumar Chheda: Tôi là một sinh viên Ấn Độ, tôi không sợ sự phân biệt đó. Nhưng nhìn chung, tôi nghĩ rằng, người Việt Nam rất tốt bụng, khoan dung và hoà nhã. Tôi không nghĩ rằng, những người bạn Mỹ đi cùng chúng tôi sẽ phải chịu bất cứ sự bất bình đẳng nào từ phía các bạn.

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 30
GS Jon trầm ngâm trước các câu hỏi
Jennifer Fabritius: Kể từ khi đến Việt Nam, tôi cảm thấy rất thoải mái và được đón chào nồng nhiệt. Tôi cảm thấy người Việt Nam rất trân trọng những gì mà chúng tôi đã làm và đánh giá cao những gì chúng tôi đang quan tâm. Tôi cảm thấy rất vinh dự khi biết về Việt Nam và chia sẻ nỗi đau với những trẻ em đang hứng chịu những nỗi đau da cam.

Tôi muốn cảm ơn nhân dân Việt Nam vì những tình cảm tốt đẹp mà họ dành cho chúng tôi. Tôi thực sự muốn làm một điều gì đó để đáp lại tình cảm đó.

Một số quan chức Mỹ thường ngầm nói với nhau rằng: Chân lý thuộc về kẻ mạnh. Xin hỏi bạn Jessica Schaffner, bạn nghĩ gì về câu này? Liệu trong vụ kiện chất độc da cam mà các nạn nhân da cam Việt Nam đang tiến hành thì cái gì là kẻ mạnh, cái gì là chân lý? Xin cám ơn rất nhiều!(Ngọc Hoà, 30 tuổi, Quận 1 - TP HCM)

Jessica Schaffner: Tôi nghĩ câu nói này không đúng. Chân lý phải thuộc về người xứng đáng. Trong vụ kiện tôi nghĩ các công ty hóa chất là những kẻ mạnh vì họ có một túi tiền rất to. Tuy nhiên những nạn nhân chất độc da cam cũng là người rất mạnh vì họ có một ý chí đấu tranh rất mạnh mẽ.

Tạm khép lại Bàn tròn trực tuyến, nhà báo Nguyễn Ngọc Nam – Phó Tổng biên tập báo Tiền phong – phát biểu: Tôi thật sự xúc động với những tâm sự của các bạn: "30 năm đã trôi qua kể từ khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc. Thoạt trông cuộc sống bình thường trở lạ. Song, sự thật hoàn toàn không như thế! Bóng ma có tên “Chất độc da cam” đang lơ lửng và phá hủy cuộc sống của cả triệu người dân Việt Nam và rất nhiều binh sĩ Mỹ. Hiện vẫn còn những đứa trẻ sinh ra bị dị tật do tác động của loại chất độc nguy hiểm này". Và, "Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam".

Nếu ở Washinton vẫn có những người đến đặt hoa tại Đài tưởng niệm những lính Mỹ chết trận ở Việt Nam thì các bạn biết không cho đến tận bây giờ vẫn có những bà mẹ Việt hàng ngày dọn cơm lên vẫn để trên mâm một cái bát, một đôi đũa mong người con đã mất của họ trở về. Và như các bạn đã thấy những đứa trẻ vô tội là nạn nhân của những hóa chất độc hại đã được rải xuống mảnh đất thân yêu của chúng tôi. Đó là nỗi đau thời hậu chiến vẫn đang còn hiển hiện một cách rất cụ thể.

Vậy mà, vẫn có những người Mỹ phủ nhận điều đó, quay lưng lại với nỗi đau của những người mẹ, những em bé, những gia đình sau chiến tranh. Chính phủ, nhân dân và thanh niên Việt Nam nói chung và báo Tiền phong nói riêng thời gian qua đã làm tất cả những gì để dịu đi nỗi đau đó.

Thật đáng trân trọng, chúng tôi được sự giúp đỡ, cảm thông của bạn bè quốc tế, của chính những người Mỹ tiến bộ và hiện hữu hôm nay là các bạn. Chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự chia sẻ trên toàn thế giới, từ nước Mỹ và của các bạn. Thời gian dành cho cuộc Bàn tròn trực tuyến dừng lại ở đây, nhưng với quyết tâm, khả năng và tình cảm của mình hãy biến những điều nói hôm nay thành hành động.

Chúng ta hãy cùng chia sẻ thông điệp: HÃY CHUNG TAY XOA DỊU NỖI ĐAU CHẤT ĐỘC DA CAM BẰNG NHỮNG HÀNH ĐỘNG THIẾT THỰC!

Báo Tiền phong sẽ là cầu nối giữa những người bạn trong và ngoài nước với những nạn nhân chất độc da cam.

Xin cảm ơn những người bạn đã làm cho nỗi đau da cam dịu lại.

Xin cảm ơn bạn đọc của Tiền phong Online đã tham gia cuộc Bàn tròn trực tuyến này.

"Đến để chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc với trẻ em nạn nhân chất độc da cam" ảnh 31
Các phóng viên Tiền Phong chụp ảnh lưu niệm cùng những vị khách mời
MỚI - NÓNG