Bí quyết ôn thi tốt nghiệp môn Sinh

Độ khó đề thi tốt nghiệp Sinh học những năm gần đây ở mức độ vừa phải Ảnh: Quý Hiên
Độ khó đề thi tốt nghiệp Sinh học những năm gần đây ở mức độ vừa phải Ảnh: Quý Hiên
TP - Những năm gần đây, đề thi tốt nghiệp THPT và đại học môn Sinh được ra dưới hình thức trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi có bốn phương án trả lời, thí sinh chọn một phương án đúng.

> Đề thi tốt nghiệp sàng lọc học sinh học tủ

Độ khó đề thi tốt nghiệp Sinh học những năm gần đây ở mức độ vừa phải Ảnh: Quý Hiên
Độ khó đề thi tốt nghiệp Sinh học những năm gần đây ở mức độ vừa phải. Ảnh: Quý Hiên.

Đề thi gồm 40 câu hỏi, trong đó có 32 câu chung, 8 câu thuộc phần riêng cho chương trình nâng cao hoặc chương trình chuẩn. Các em nên làm quen với bài thi trắc nghiệm, nhất là đề thi các năm 2008 và 2009 cũng như các tham khảo khác trong sách hướng dẫn ôn tập và sách bài tập.

Kiến thức trong đề thi đều rất cơ bản, chủ yếu của chương trình sinh học lớp 12. Lý thuyết liên quan tới 4 mảng gồm di truyền, quần thể, tiến hoá và sinh thái. Câu hỏi trong đề thi tập trung vào 3 mức độ nhận thức gồm nhận biết, thông hiểu, vận dụng (*).

Mức nhận biết yêu cầu học sinh nhớ lại chính xác những khái niệm, quy luật, định luật, kiến thức đã học. Ví dụ của một dạng câu hỏi yêu cầu ở mức độ nhận biết: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính - A.11nm/B.2nm/C.30nm/D.300nm. Để trả lời câu hỏi này, học sinh chỉ cần nhớ chính xác sợi cơ bản có đường kính 11nm.

Mức thông hiểu không chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức mà còn có thể giải thích những điều đã học theo tình huống khác nhau. Ví dụ: Vào mùa xuân và mùa hè khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều, đây là dạng biến động số lượng cá thể - A. không theo chu kỳ/ B. theo chu kỳ ngày đêm/C. theo chu kỳ nhiều năm/ D. theo chu kỳ mùa.

Để trả lời câu hỏi này, học sinh phải hiểu được nguyên nhân của các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể, từ đó xác định được đây là dạng biến động theo chu kỳ mùa.

Mức vận dụng yêu cầu học sinh sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề được đặt ra. Ví dụ: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai AaBbCc x AaBbCc cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC- ở đời con là A.1/64; B.27/64; C. 16/64; D.9/64.

Để trả lời câu hỏi này, các em phải vận dụng quy luật phân li để các định kết quả kiểu hình đối với mỗi tính trạng: A- là 3/4; bb là 1/4; C- là 3/4, đồng thời vận dụng quy luật phân li độc lập để xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của cả ba tính trạng là 3/4 x 1/4 x 3/4 = 9/4.

Đề thi năm 2008, số câu hỏi ở mức nhận biết là 18 câu - chiếm tỉ lệ 45%; thông hiểu là 12 câu - tỉ lệ 30%; vận dụng 10 câu - 25%. Năm 2009, số câu hỏi ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng lần lượt là 20 (50%), 12 (30%), 8 (20%).

Với mức độ của đề như vậy, học sinh học lực trung bình có thể hoàn thành từ 50% đến 60% số câu hỏi trong đề, học sinh khá có thể hoàn thành 70 - 80%. Độ khó ở mức trung bình phần bài tập nói chung có độ khó ở mức trung bình, không đánh đố, không ra lắt léo.

Lê Thị Hoa Lan
Giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.