ĐH ngoài công lập: Lỗ vẫn tổ chức thi

TP - Dù xác định sẽ lấy thí sinh trúng tuyển chủ yếu từ nguồn nguyện vọng 2 nhưng nhiều trường ĐH ngoài công lập vẫn tham gia tổ chức thi 3 chung.

Trường ĐH Thăng Long là đơn vị kiên trì nhất trong số các trường ĐH ngoài công lập trong việc theo đuổi kỳ thi tuyển sinh ba chung. Mọi năm số thí sinh đăng ký dự thi vào trường vốn đã ít, năm nay trong bối cảnh số hồ sơ đăng ký của cả nước giảm, số thí sinh đăng ký dự thi vào trường càng ít. Đợt 1 trường chỉ phải bố trí 8 phòng thi, đợt 2 khá hơn - 22 phòng thi. Vì số lượng thí sinh ít như thế nên việc tổ chức kỳ thi của trường gặp nhiều thuận lợi trong việc bố trí địa điểm thi và cử cán bộ, giảng viên tham gia coi thi.

Từ nhiều năm nay, khi đề cập vấn đề tài chính trong tuyển sinh, hầu hết cán bộ quản lý đào tạo của các trường ĐH đều cho rằng các trường đều phải chịu lỗ trong hoạt động tuyển sinh. Những trường có số thí sinh đăng ký dự tuyển thấp và thường là tỷ lệ dự thi không cao như Trường ĐH Thăng Long cũng không tránh khỏi tình trạng này.

Đặc biệt, với những trường có thí sinh trúng tuyển NV1 quá ít, hiệu quả kinh tế chắc chắn là số âm. “Dù chúng tôi tiên lượng năm nay cũng không khá hơn mọi năm nhưng trường vẫn tổ chức thi. Đúng là kỳ thi tốn kém, không hiệu quả! Nhưng chúng tôi xem việc kiên trì theo đuổi kỳ thi tuyển sinh 3 chung là cách để trường tạo dựng uy tín”, TS Trần Hoàng Thị Ngọc Diễm, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Thăng Long nói.

So với các đơn vị đào tạo ngoài công lập khác, Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội có số lượng thí sinh đăng ký dự thi khá đông: khoảng 8.200 thí sinh cả hai đợt. Trong đó đợt I khoảng 5.000 thí sinh với khoảng 160 phòng thi; đợt II khoảng 3.200 thí sinh. Ông Nguyễn Kim Sơn, Chánh Văn phòng nhà trường cho biết: “Vài năm nay trường không phải thuê cán bộ coi thi ở ngoài. Ngay cả việc sử dụng lực lượng sinh viên để coi thi, trường cũng không cần đến”.

Dù biết “thi là lỗ” nhưng Trường ĐH Công nghệ & Kinh doanh Hà Nội xem kỳ thi là một cơ hội để giới thiệu, quảng bá trường với phụ huynh và thí sinh. Trong thời gian chờ thí sinh thi, phụ huynh không phải ngồi dưới bóng cây trên vỉa hè mà tất cả được mời vào nghỉ ngơi tại hội trường lớn (có điều hòa nhiệt độ) xem phim giới thiệu về trường, được phục vụ nước uống miễn phí.

Theo ông Sơn, năm nay do số lượng sinh viên ít so với trước đây nên tiền đầu tư cho kỳ thi không nhiều, nhưng cũng phải hàng trăm triệu đồng. Tổ chức thi là chúng tôi đặt trường mình bình đẳng ngang với các trường công lập.

Năm nay, lần đầu tiên Trường ĐH Dân lập Hải Phòng không tham gia kỳ thi tuyển sinh 3 chung. Trường vừa xét tuyển căn cứ vào kỳ thi chung, vừa xét tuyển căn cứ vào quá trình học tập của các em đã tốt nghiệp THPT.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.