Học trò 'chém gió' trong bài thi Văn

Giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT nhiều lúc phì cười trước bài làm của học sinh Ảnh: Hồ Thu
Giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT nhiều lúc phì cười trước bài làm của học sinh Ảnh: Hồ Thu
TP - Cũng như mọi năm, nhiều thí sinh lại được thể chém gió trong môn thi Văn tốt nghiệp THPT. Nhưng với đề Văn mở năm nay, không ít học sinh thẳng thắn nói lên bức xúc trước việc cha mẹ áp đặt con đường tương lai cho con cái.

> 'Cứu' điểm văn để tăng tỷ lệ tốt nghiệp?

Giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT nhiều lúc phì cười trước bài làm của học sinh Ảnh: Hồ Thu
Giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT nhiều lúc phì cười trước bài làm của học sinh. Ảnh: Hồ Thu.
 

Anh cu Tràng thành…du côn, cao bồi

Theo lời kể của giáo viên tham gia chấm thi môn Văn, nhiều học sinh không học hành gì, nên suy diễn, bịa và trình bày rất lan man những kiến thức khôi hài.

Cụ thể, với câu hỏi số 3 của đề thi, học sinh được lựa chọn 1 trong 2 câu hỏi: phân tích nhân vật Tràng trong chuyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân; hoặc phân tích một đoạn thơ trong bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. Đây là những câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản, học sinh đọc kỹ tác phẩm đều có thể làm bài. Tuy nhiên, có thí sinh phân tích nhân vật Tràng: Tràng có đầy đủ yếu tố của một kẻ du côn, kẻ cướp, cao bồi… (mặc dù trong tác phẩm, nhân vật này xuất hiện với sự mộc mạc, giản dị).

Hoặc có học sinh miêu tả nhân vật này là một kẻ xấu xí, bẩn thỉu, bị mọi người ghét bỏ, chê cười, nhưng lại có ý chí vượt qua đói nghèo…, rồi cuối cùng kết luận: chúng ta cần phải noi theo tấm gương sáng này!

Một câu thơ hay và tinh tế như: Mai Châu mùa em thơm nếp xôi trong tác phẩm Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng đã được học sinh hiểu sai và tán rất thô: Các chiến sĩ Tây Tiến hành quân rất vất vả, rất đói và khát; tuy vậy, khi ngửi thấy mùi cơm nếp, các chiến sĩ vẫn dằn lòng, không hề kêu ca đói khát.

Thậm chí có những thí sinh miêu tả rất lan man như chưa bao giờ biết đến tác phẩm này hay và chưa hề biết tác phẩm nằm trong chương trình học tập chính khóa của mình.

Cha mẹ phải giật mình và suy ngẫm

Ở câu nghị luận xã hội, câu hỏi thi số 2 của đề thi yêu cầu: Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình. Đây là một câu hỏi thi được các thầy cô giáo và các chuyên gia đánh giá là hay, mở, kích thích tính sáng tạo của học sinh.

Tuy nhiên, lại có rất nhiều học sinh viết rất chung chung, một giáo viên chấm thi cho biết. Điều làm người chấm thi giật mình là nhiều học sinh viết ra sự ức chế, bất bình của mình. Có học sinh “lên án” bố mẹ ép con cái thi vào trường đại học (ĐH) này kia và định sẵn cho con cái con đường tương lai mà không cần biết chúng có thích thú hay hay hay phù hợp với khả năng không: Cá nhân các con không được quyết định mà chỉ thấy bố mẹ hằm hằm tức giận và quát mắng khi chúng tôi chọn trường không đúng với mong muốn của bố mẹ.

Hay có học sinh viết: Có những bạn học sinh đã phải cầu cứu cả người khác đến giúp đỡ (trước sự áp đặt của cha mẹ- PV). Cha mẹ đã ép buộc con cái làm các con nảy sinh những tiêu cực. một học sinh kể: Tôi có một người bạn bị cha mẹ ép buộc đi thi ĐH theo ý bố mẹ nhưng bị trượt nên có hành động dại dột.

Một giáo viên chấm thi nhận xét đề thi mở kiểu này hay, vừa yêu cầu học sinh đưa ra được lựa chọn tương lai của mình, trong khi vẫn cần thiết phải tham khảo ý kiến của cha mẹ. “Tuy nhiên, rất tiếc là có không ít thí sinh làm bài theo hướng lên án các bậc cha mẹ gây sức ép cực đoan lên con cái”.

Tại một hội đồng chấm thi với khoảng hơn 20.000 bài thi ở một tỉnh khu vực phía Bắc, đến hôm qua (13- 6) hầu hết công việc chấm thi đã hoàn thành. Vị Phó chủ tịch hội đồng chấm thi môn Văn cho biết: Điểm thi các môn của học sinh từ trung bình trở lên đạt trên 80%, điều đó cho thấy tỷ lệ tốt nghiệp tương đối cao của khu vực thành phố.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG