Không cung cấp bằng chứng tiêu cực cũng phạm quy

Thí sinh cần tập trung trong ngày làm thủ tục dự thi để nghe phổ biến quy chế thi, tránh những sai lầm đáng tiếc do không nắm quy chế. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Thí sinh cần tập trung trong ngày làm thủ tục dự thi để nghe phổ biến quy chế thi, tránh những sai lầm đáng tiếc do không nắm quy chế. Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trước kỳ tuyển sinh, ông Đỗ Thanh Duy, Trưởng phòng Khảo thí và Công nhận văn bằng, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã gửi đến thí sinh những lời khuyên trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Thanh Niên.

Trước kỳ tuyển sinh, ông Đỗ Thanh Duy, Trưởng phòng Khảo thí và Công nhận văn bằng, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã gửi đến thí sinh những lời khuyên trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Thanh Niên.


* Kỳ thi ĐH năm nào cũng có rất nhiều thí sinh vi phạm quy chế dẫn đến việc bị đình chỉ thi. Xin ông cho biết thí sinh cần lưu ý những điều gì để tránh tình trạng này?

- Khi vào phòng thi, thí sinh chỉ được mang bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có thẻ nhớ cắm thêm vào và không soạn thảo được văn bản; các loại máy ghi âm và ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác; không được mang vào phòng thi vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, giấy than, bút xóa, tài liệu, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin có thể lợi dụng để gian lận trong quá trình làm bài thi và quá trình chấm thi. Không được hút thuốc trong phòng thi.

Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng. Nghiêm cấm làm bài bằng hai thứ mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng compa được dùng bút chì). Các phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xóa. Nếu không thực hiện đúng quy định này, bài làm của thí sinh bị xem là đánh dấu bài và sẽ bị xử lý trong quá trình chấm thi. Đặc biệt là không viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi. Nếu có hiện tượng này, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi hoặc sẽ bị hủy bỏ kết quả thi của cả 3 môn thi. Trong quá trình làm bài, thí sinh không được nhìn bài của bạn, trao đổi với bạn, đồng thời cần bảo vệ bài làm cẩn thận tránh để bị quay cóp vì nếu giám thị phát hiện những lỗi này thí sinh sẽ bị khiển trách và sẽ bị trừ 25% số điểm bài thi. Thí sinh không được mang điện thoại di động vào phòng thi vì sẽ bị đình chỉ thi.

Đối với phần tự chọn (nếu có) trong đề thi, thí sinh chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn; nếu làm bài cả hai phần thì bị coi là phạm quy và không được chấm điểm cả hai.

Không cung cấp bằng chứng tiêu cực cũng phạm quy ảnh 1 Ông Đỗ Thanh Duy 

* Thưa ông, nếu đề thi được đưa lên mạng xã hội trong khi thí sinh còn đang làm bài thì hành vi này có bị coi là làm lộ đề thi hay không?

- Bộ chỉ quy định đề thi, đáp án, thang điểm kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ khi chưa công bố thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “tối mật”. Để đảm bảo không xảy ra các hiện tượng tiêu cực như đưa đề thi ra ngoài, giải bài thi để tuồn vào phòng thi, Bộ đã có những quy định cụ thể đối với thí sinh và cán bộ làm nhiệm vụ tuyển sinh. Những thí sinh có hành vi đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi thì sẽ bị đình chỉ thi. Đối với cán bộ coi thi cũng có những quy định chặt chẽ như: Chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất là sau 2/3 thời gian làm bài, sau khi thí sinh đã nộp bài làm và đề thi. Trong trường hợp giám thị đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi trong lúc đang thi thì sẽ bị buộc thôi việc hoặc bị xử lý theo pháp luật.

* Trong trường hợp phát hiện tiêu cực nhưng người dân hoặc thí sinh không cung cấp cho Bộ như quy định mà chỉ để đưa lên mạng hoặc sử dụng vào việc khác thì Bộ sẽ làm gì?

- Bộ luôn khuyến khích thí sinh, những người tham gia công tác tuyển sinh, quần chúng nhân dân phát hiện và tố giác những hành vi vi phạm quy chế tuyển sinh. Tuy nhiên khi phát hiện thì cung cấp thông tin, bằng chứng về việc vi phạm đến các địa chỉ tiếp nhận của ngành giáo dục. Quy chế cũng đã có quy định nếu người có bằng chứng tiêu cực là thí sinh nhưng không cung cấp theo quy định thì sẽ bị tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong 2 năm tiếp theo hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với người dân thì không thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ, tuy nhiên sẽ có các cơ quan liên ngành có trách nhiệm bảo vệ kỳ thi xem xét và xử lý. 

Theo Vũ Thơ 

Theo Thanh Niên
MỚI - NÓNG