Nói không với hai điểm sàn

Thí sinh thi ngành tự nhiên tới đây có thể phải thi thêm một môn xã hội tự chọn Ảnh : Hồ Thu
Thí sinh thi ngành tự nhiên tới đây có thể phải thi thêm một môn xã hội tự chọn Ảnh : Hồ Thu
TP - Nhiều trường ngoài công lập kiến nghị thay đổi mức điểm sàn (ĐS) hoặc định ra 2 ĐS riêng cho trường công lập và trường dân lập. Tuy nhiên, Bộ GD& ĐT nhất quyết “nói không” với hai điểm sàn.

> Tranh cãi về điểm sàn

Thí sinh thi ngành tự nhiên tới đây có thể phải thi thêm một môn xã hội tự chọn Ảnh : Hồ Thu
Thí sinh thi ngành tự nhiên tới đây có thể phải thi thêm một môn xã hội tự chọn. Ảnh : Hồ Thu.
 

Trường dân lập lo sốt vó

Ông Đỗ Xuân Tùng, Phó Hiệu trưởng trường ĐHDL Thăng Long cho biết, tại hội nghị của Hiệp hội Các trường đại học ngoài công lập tại Hà Nội sáng qua (5-8), nhiều trường đề nghị Bộ GD&ĐT tính toán để đảm bảo cho các trường tuyển đủ chỉ tiêu.

Các trường cũng đề nghị nới lỏng tỷ lệ vượt chỉ tiêu vì năm nay có chủ trương cho thí sinh rút ra nộp vào hồ sơ tuyển sinh theo nguyện vọng (NV) 2 và 3 trong 15 ngày khiến họ không chủ động được kế hoạch.

Điều gì sẽ xảy ra khi thí sinh rút hết hồ sơ? Các đại biểu cũng lo ngại hiện tượng này làm nảy sinh tiêu cực hoặc tạo kẽ hở cho tiêu cực khi có một lực lượng trung gian tạo dư luận để thí sinh rút hồ sơ… Không ít đại biểu lo ngại khi nghe tin: vì điểm năm nay thấp nên các trường công lập (CL) đều phải lấy sát ĐS và đó là điều nguy hiểm đối với trường dân lập (DL).

“Tuy nhiên, các trường DL vẫn phải nhìn thẳng vào thực tế. Thiếu chỉ tiêu là một thực trạng không giải quyết được dù Bộ có cho thí sinh thoải mái rút, nộp hồ sơ, có nới lỏng thời gian nộp hồ sơ các NV2,3…”, ông Tùng nói. Mặc dù ĐHDL Thăng Long không có nỗi lo tuyển không đủ chỉ tiêu nhưng năm nay cũng khó làm chủ tình thế khi thí sinh được cầm hồ sơ chạy từ trường này sang trường khác.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nói, không nên có hai ĐS. Bởi Luật Giáo dục đã quy định bằng cấp giữa trường ĐH CL và DL có giá trị như nhau, nên không thể mỗi trường có mức ĐS khác nhau. Làm như thế tức là thừa nhận chất lượng trường DL thấp hơn, ảnh hưởng đến uy tín lâu dài của trường DL.

Phụ thuộc uy tín các trường

Để giải quyết bài toán không tuyển đủ chỉ tiêu của các trường, ông Ga cho biết: Ngày 8- 8, Bộ GD&ĐT sẽ họp về ĐS, đảm bảo tỷ lệ số dư thí sinh làm nguồn tuyển NV2 và 3 tương đương năm ngoái và không thấp hơn.

Theo ông Ga, số dư thí sinh ở trường tốp trên rất nhiều, với tỷ lệ: khối A dư 1,5 lần số chỉ tiêu khối A; các khối B, C,D sẽ gấp nhiều lần (như vậy sẽ cao hơn tỷ lệ 50% như có trường DL đề nghị).

Cũng theo ông Ga, năm trước các trường không tuyển đủ là do thí sinh chỉ được nộp hồ sơ xét tuyển NV2, 3 một lần khiến rủi ro cao hơn - “rớt 1 lần là rớt luôn”.

Năm nay thí sinh có cơ hội tìm được chỗ học nhiều hơn. Việc còn lại là ở các trường dù CL hay DL, hãy tạo thương hiệu, uy tín để thu hút thí sinh vào học. “Nếu nguồn tuyển vẫn nhiều, thí sinh trên điểm tuyển còn nhiều mà không vào học các trường thì Bộ cũng …chịu”, ông Ga nhấn mạnh. “Nếu các trường chưa có đủ uy tín hoặc do khoảng cách địa lý hoặc chưa có đủ sức hút với thí sinh thì có hạ điểm nữa cũng không tuyển đủ”.

Thi ngành tự nhiên phải thêm môn xã hội

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: Bộ GD&ĐT đang quyết tâm đổi mới thi tuyển sinh theo hướng tích cực: đổi mới giảng dạy ở trường phổ thông và khuyến khích học các môn xã hội. Theo ông Ga, học sinh phổ thông hiện nay thường nhìn vào thi cử để học. Vì vậy, thí sinh thi các ngành tự nhiên tới đây cũng sẽ phải quan tâm và học các môn xã hội vì các môn học này sẽ là một môn thi tự chọn nhưng bắt buộc.

Thí sinh thi ngành nào cũng phải thi một môn học xã hội như Văn , Sử, Địa ngoài Toán, Lý, Hóa. Khi xét điểm tuyển, điểm môn xã hội sẽ được cộng vào điểm tổng. “Dù dạy tốt, giáo trình hay đến mấy mà không thi thì học sinh sẽ không học”, ông Ga nói.

 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.