Đừng gọi tao là mẹ

Đừng gọi tao là mẹ
TP - Con vào đại học, gánh nặng cơm áo càng siết chặt gia đình chị Lý. Chồng chị sức khoẻ kém, không làm được việc nặng. Vì thế, chị để chồng quán xuyến gia đình, còn mình đi buôn đồng nát kiếm thêm tiền trang trải chi tiêu nuôi con ăn học.

Hằng ngày, với chiếc xe đạp cũ, chị rong ruổi khắp các ngõ hẻm gom góp những thứ người ta bỏ đi.

Chị biết cuộc sống phố thị ngày càng đắt đỏ. Bởi vậy chị hiểu tại sao số tiền con chị xin mỗi tháng mỗi nhiều. Dù gì chị cũng cố lo cho con ăn học nên người.

Nhưng lần này chị bàng hoàng thực sự. Con chị gọi điện về xin những 4 triệu đồng. Nghe con nói mà tai chị như ù đi, tưởng mình nghe nhầm. Hỏi thì nó bảo dạo này phải đi thực tế nhiều nên tốn kém.

Chạy vạy họ hàng, chị gom đủ số tiền con cần. Nhưng số tiền lớn quá, vả lại chị cũng muốn xem con ăn ở thế nào nên bắt xe mang tiền cho con. Đến nhà trọ, chị bắt gặp mấy gã bặm trợn đang túm cổ áo con chị đòi tiền. Thì ra con chị chơi lô đề nợ tiền chúng.

Chị Lý bước vào đúng lúc hai bên to tiếng. Thằng con chị lí nhí chào tiếng “mẹ”. Chị quát:

- Đừng gọi tao là mẹ. Tao vất vả để mày hư đốn thế hả con?

Chị ngồi thừ xuống sân, khóc oà như trẻ nhỏ.

Bạn đọc cộng tác với chuyên mục “Sau lũy tre làng” xin gửi bài vào hộp thư sauluy@gmail.com hoặc gửi đến Tòa soạn báo Tiền Phong.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.