Ai sẽ là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội?

Nhà văn Hồ Anh Thái (bìa trái) từ nhiệm,chức Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội thuộc về Phạm Xuân Nguyên (giữa) hay Bằng Việt (phải)?. Ảnh: N.Đ.Toán
Nhà văn Hồ Anh Thái (bìa trái) từ nhiệm,chức Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội thuộc về Phạm Xuân Nguyên (giữa) hay Bằng Việt (phải)?. Ảnh: N.Đ.Toán
TP - Ngày đầu tiên Đại hội lần thứ 9 Hội Nhà văn Hà Nội chọn được 24 ứng viên để bầu ra 11 ủy viên chấp hành nhưng chỉ có 6 nhà văn được phiếu quá bán. Như vậy phải chờ kết quả sáng nay bầu lại. Người cao phiếu nhất là Phạm Xuân Nguyên, đương kim Phó Chủ tịch Hội.
Nhà văn Hồ Anh Thái (bìa trái) từ nhiệm,chức Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội thuộc về Phạm Xuân Nguyên (giữa) hay Bằng Việt (phải)?. Ảnh: N.Đ.Toán
Nhà văn Hồ Anh Thái (bìa trái) từ nhiệm,chức Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội thuộc về Phạm Xuân Nguyên (giữa) hay Bằng Việt (phải)?.
Ảnh: N.Đ.Toán.

Số phiếu từ cao xuống thấp của 6 ứng viên qua ngày bầu cử đầu tiên: Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ, Bằng Việt, Nguyễn Việt Chiến, Dương Kiều Minh, Nguyễn Sĩ Đại. Nhiều hội viên ngắm vị trí của Chủ tịch Hội vào Bằng Việt vì có uy tín văn chương nhưng cũng có nhiều người lại muốn là Phạm Xuân Nguyên vì có vẻ là nhân tố mới hơn, trẻ hơn.

Hơn 550 hội viên, trong đó nửa già là nhà thơ. Đại hội kéo dài hai ngày 22 và 23-11 tại bán đảo hồ Thiền Quang. Không ít hội viên ở Hà Tây cũ phải bỏ tiền túi thuê phòng qua đêm để dự hết Đại hội.

Hội Nhà văn Hà Nội không có bộ máy hành chính văn phòng, ủy viên BCH không có lương hoặc chế độ phụ cấp. Tuy nhiên, trong khả năng tài chính cho phép, Hội vẫn hỗ trợ các nhà văn cao tuổi để họ sắp xếp lại bản thảo đã có, hoặc viết hồi ký.

Nguyên Chủ tịch Hội hai nhiệm kỳ vừa qua, nhà văn Hồ Anh Thái mong muốn: “Hình thức hoạt động của Hội có thể là gợi ý cho một mô hình hội nghề nghiệp trong tương lai: Phấn đấu tự trang trải và không trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước”.

Nhân có hội viên đề nghị mua báo Người Hà Nội phát không cho hội viên, ông cựu Chủ tịch hội giải trình, ngân sách hằng năm của Hội dao động từ 50 triệu đến 130 triệu, nếu chi tiền mua báo thì mất đứt hơn 20 triệu/tháng. Các nhà văn dùng từ “thảm” để miêu tả ngân sách của Hội mình.

Trong khi nhà văn Trần Nhương đề nghị Đại hội vỗ tay khen ngợi BCH nhiệm kỳ 2006-2010 đã giúp Hội hoạt động được trong phạm vi kinh phí ít ỏi, đại biểu Lê Tư cho rằng: “Hội không có tiền, BCH phải chịu,” và “Chúng tôi không cần ai dạy làm văn thơ, mà cần kinh phí để hội viên hoạt động, xây dựng phong trào sáng tác, đi thực tế”.

Các tham luận và ý kiến phát biểu chiều 22-11 đề cập nhiều vấn đề. Có đại biểu đăng đàn để bày tỏ bức xúc của bản thân trước những mặt trái của quá trình đô thị hóa ở vùng ven đô nơi ông sống, người dân xa lạ với sách báo. Một hội viên lão thành lại bức xúc đề nghị Hội nên có ý kiến về việc các nhà hàng trên phố đặt tên bừa bãi làm ông xấu hổ...

Nói đến chuyện giải thưởng, nhà văn Hoàng Minh Tường cho rằng: “Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội có chất riêng, không dĩ hòa vi quý như giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam”. Nhà văn Hồ Anh Thái báo cáo: “Mọi tác phẩm, một khi đã xuất bản, đều có thể ở trong tầm ngắm và không thể lảng tránh sự định giá của Hội (Nhà văn Hà Nội). Hội có trách nhiệm phát hiện cho ra, không thể bỏ sót những cái hay, thậm chí là những tín hiệu mới, còn đang khuất lấp trong biển văn chương và kịp thời vinh danh”.

Nhà văn Hồ Anh Thái xin rút khỏi danh sách bầu cử BCH nhiệm kỳ mới dù cử tọa hơn một lần tỏ ý muốn anh ở lại vì hội đủ những ưu điểm như: Có cốt cách Hà Nội, đổi mới... Tổng hợp từ ý kiến của cử tọa Hồ Anh Thái đưa ra những tiêu chuẩn cho Ủy viên BCH mới: Có uy tín văn chương, có khả năng quản lý và nhiệt tình cống hiến cho Hội.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
TPO - Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong quý 1, lực lượng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 1,03 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có hơn 275.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.