Văn nghệ trong nỗ lực thoát khỏi “ao làng”

Bài 5: Có 'tem' Tây mới nên nổi

Sắp đặt “Mây hóa thánh” của Nguyễn Phương Linh được “Post Vidai” sưu tập. Ảnh: Hoàng Nguyễn.
Sắp đặt “Mây hóa thánh” của Nguyễn Phương Linh được “Post Vidai” sưu tập. Ảnh: Hoàng Nguyễn.
TP - Giống như số phận của phim độc lập, các tác phẩm nghệ thuật thị giác của Việt Nam muốn được ghi nhận tại  “ao làng” cứ phải có “tem Tây”. Nếu không ra được nước ngoài thì ít nhất một nhóm khán giả Tây trong  nước cũng có thể cấp “visa” cho tác phẩm.

Bàn về nỗi niềm của dân thị giác rằng “chỉ có một nhúm tồn tại được” rằng  “kẻ xuất ngoại không hết, người lần không ra” , giám tuyển của nhiều không gian nghệ thuật Việt Nam - Arlette Quỳnh-Anh Trần cho biết: “ở ta cơ hội cho nghệ sĩ bộc lộ cao hơn ở nước ngoài nhiều”. Ở Tây, thiết chế hệ thống cố định nên ít khoảng hở để tạo thay đổi. Tỉ lệ người làm nghệ thuật đương đại được trình làng thấp hơn ở ta.

Dán tem rồi vào hệ thống

Tại Việt Nam, việc nghệ sĩ bán được tác phẩm sắp đặt là chuyện hiếm. Hoặc nếu ai đó may mắn bán được (giá không quan trọng) thì “cả làng” bàn tán râm ran. Duy nhất ở Việt Nam có “Post Vi dai” dám mua tác phẩm của nghệ sĩ đương đại Việt Nam từ thời kỳ đầu đến nay.

Được thành lập vào năm 1994, “Post Vidai” (Hậu Vĩ Đại)  là bộ sưu tập độc đáo tập trung vào sự phát triển của nghệ thuật đương đại Việt Nam. Theo giám tuyển Arlette Quỳnh-Anh Trần” từ “vĩ đại” được sử dụng rộng rãi trong các khẩu hiệu và áp phích tuyên truyền thời xưa. Việc sử dụng thuật ngữ này là một cách vui vẻ để thu thập các hoạt động nghệ thuật sau thời kỳ “Đổi mới”, cải cách kinh tế  lớn (vĩ đại) của Việt Nam vào cuối những năm 1980.

Bài 5: Có 'tem' Tây mới nên nổi ảnh 1 “Forefinger” của Trần Tuấn tại Biennale Singapore 2014.

“Post Vidai” được sở hữu bởi ba nhà sưu tập Daniel Howald, Olivier Mourgue D’algue , Trần Thanh Hà. Khoảng 400 tác phẩm  của hơn 50 nghệ sĩ hiện được lưu giữ tại TP Hồ Chí Minh và Geneva (Thuỵ Sĩ).

Những sắp đặt, video art của lứa nghệ sĩ tiên phong như Nguyễn Trung, Nguyễn Cầm, Trương Tấn và Vũ Dân Tân… từng  bị cho là “điên rồ, khó hiểu” thậm chí bị cấm một thời đã được các nhà sưu tập nước ngoài mua. “Post Vidai” lặng lẽ phát triển “tài sản” của mình theo thời gian. Trong danh sách có thêm nhiều tên tuổi trẻ triển vọng như Phan Thảo Nguyên, Lý Trần Quỳnh Giang, Nguyễn Phương Linh, Đinh Thị Thắm Poong, Lê Hoàng Bích Phượng, Sung Tiêu và nhiều nghệ sĩ khác.

Theo curator Arlette Quỳnh-Anh Trần, nơi trưng bày các tác phẩm sẽ chủ yếu là ở Việt Nam. Mục tiêu của chủ nhân là kích thích thị trường và phát triển môi trường sáng tác cho nghệ sĩ đương đại Việt. Những thứ 20-30 năm trước tưởng bị bỏ đi nay quay lại để chứng minh giá trị.

Về hiệu ứng “được “Post Vidai” dán tem”, nữ giám tuyển chia sẻ, Post Vidai không có chức năng quảng cáo nghệ sĩ mới nhưng thực tế là các, nhà sưu tầm, curator quốc tế khi tìm kiếm nghệ sĩ Việt họ luôn vào trang web, network của Post Vidai. Sau khi được mua, tác giả đó thường đắt hàng lời mời các triển lãm tên tuổi quốc tế.

Mỗi tác phẩm được mua, “Post Vidai” đều đính kèm video tự sự của tác giả. Xem hai tác phẩm được sưu tập của Nguyễn Phương Linh (Nhà sàn Collective) “Muối” và “Mây hoá thánh” người xem sẽ thắc mắc “chúng đâu có quá khác với những cái không được mua” cho tới khi nghe câu chuyện đằng sau mỗi tác phẩm”. Một khối muối to nén hình con thuyền, vừa giống hạt gạo, vừa giống con mắt. Cạnh đó là một nhà đầy những quần áo nhiễm mặn bốc mùi muối của diên dân. Mỗi chiếc áo quần được cuộn lại như những bông hoa bạc màu. Người xem chạm vào không khí khắc khổ của làng nghề nhọc nhằn. Muối sẽ tan chảy, quần áo sẽ ải mục, “Post Vidai” trả tiền cho cả hành trình biến mất đó.

“Mây hóa thánh” gồm 90 bức ảnh in trên gốm trắng (in bằng tia UV light). Mỗi bức ảnh có một trạng thái mây và khói bụi khác nhau nhưng cùng tông xanh da trời. Linh đã sưu tầm ảnh bom đạn khói lửa từ chiến tranh Iraq, cắt đi đoạn dưới có hình nhà sập, người bị thương, chết chóc. Phần đọng lại là những đám mây khói xanh tưởng chừng đẹp hoàn mỹ. “Tôi muốn đặt câu hỏi về vẻ đẹp và bạo lực. Mây này như một đấng bề trên, trong một phút phá tan tất cả”.

Trở thành nghệ sĩ trẻ có “mã vạch” trong giới nghệ thuật thị giác, hầu như năm nào Phương Linh cũng có tác phẩm xuất ngoại. Mới tháng 2 vừa qua, triển lãm solo “Trùng mù” của chị đã có mặt tại Bangkok.

Chìa khóa để có visa

Không khó để nhận ra những nghệ sĩ thường xuyên mang tác phẩm đi triển lãm quốc tế có một số điểm chung: dù cách biểu đạt đương đại đến đâu vẫn giữ bản sắc hoặc tính bản địa; cập nhật thời sự xã hội; tác phẩm của họ từng trụ tại một số không gian nghệ thuật trong nước được người nước ngoài ưa thích. Chính số lượng khán giả Tây không nhiều đó là thước đo sơ khảo tác động đến lựa chọn của curator quốc tế sau này.

Nghệ sĩ Trần Tuấn (sinh năm 1981) lớn lên ở Huế, sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Huế (2006) anh mở xưởng sơn mài “After the Studio”, sau này trở thành không gian nghệ thuật Then Café.

Bài 5: Có 'tem' Tây mới nên nổi ảnh 2 “Forefinger” của Trần Tuấn tại Biennale Singapore 2014.

Trần Tuấn bắt đầu sáng tác tác phẩm nghệ thuật từ năm 2010, sau hai năm tác phẩm sắp đặt “Máy biến thế” và  “Forefinger” (Ngón trỏ) của anh được curator nước ngoài mời tham dự tại Singapore Biennale 2013-14 và Indonesia 2015.

“Ngón tay trỏ bóp cò súng và cũng là ngón tay chỉ về hướng cần ra lệnh” - Từ ý niệm ngón tay trỏ biểu trưng cho quyền lực và bạo lực, điêu khắc ngón trỏ được phóng to các góc độ tạo cảm giác hoang mang cho người xem.

Liên tiếp có tác phẩm và ý tưởng lọt mắt tây, Trần Tuấn được người trong giới cho là may mắn khi từng hai lần nhận được  tài trợ từ CDEF (Quỹ Phát triển và Trao đổi Văn hóa Đan Mạch cho các dự án cá nhân. Năm 2018 Then Café khởi động “-Dash Project” (Dự án Dấu Gạch) Nối tài trợ bởi CDEF và Quỹ Tài Trợ Văn Hóa Hội Đồng Anh.  “- Dash Project” tạo ra một không gian sáng tạo, trao đổi các ý tưởng nghệ thuật với các vấn đề xã hội, tăng cường khả năng can dự của người dân vào các hoạt động nghệ thuật.

Hỏi Tuấn “một tác phẩm độc lập có hành trình thế nào để được các curator (trong và ngoài nước) để ý, nghệ sĩ “Ngón trỏ” chia sẻ: “bọn tôi phải học ngoại ngữ, và phải nói chuyện nhiều với các currato, hầu như đó là cách duy nhất”. Ngoài ra, tại thời điểm hiện tại thì tài trợ của các quĩ nước ngoài là kênh hữu hiệu để nghệ sĩ thử nghiệm nhận được tiền đầu tư cho tác phẩm. “Còn các quĩ đó có quyết định đến sự nghiệp hay không thì nó còn nhiều yếu tố khác nữa, tôi không chắc cho câu trả lời đâu”.

Theo nhà nghiên cứu, giám tuyển Đỗ Tường Linh, nếu người nghệ sĩ may mắn được một curator có tiếng để ý thì họ có thể vào hệ thống website của nhiều curator quốc tế khác. Điều này lý giải vì sao “người thì đi Tây đều như vắt chanh, người thì lần mãi không ra cửa”.

NS nhiếp ảnh quốc tế Vũ Tiến Đạt lại có ý kiến: “Curator không phải là cầu nối duy nhất. Gần đây cũng có một vài nghệ sĩ (giỏi tiếng Anh) tự đem tác phẩm ra quốc tế qua các chương trình triển lãm kêu gọi mở (open artist call)”.

Nói về những nghệ sĩ hay được tây đầu tư hoặc mua tác phẩm, Vũ Tiến Đạt bày tỏ: “Mình thấy đây là một điều đáng mừng và hi vọng thị trường nghệ thuật trong nước sẽ phát triển hơn. Tuy nhiên, một bộ sưu tập thường sẽ mang theo gu thẩm mỹ của nhà sưu tập và curator , điều này có thể tác động tiêu cực đến những nghệ sĩ khác. Dân tình sẽ cố dùng thẩm mỹ hay nội dung mà họ biết sẽ bán chạy. 

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.