'Bạn nhảy là người yêu, không dễ'

Chí Anh thăng hoa cùng Nhã Khanh
Chí Anh thăng hoa cùng Nhã Khanh
TP - Sau đêm diễn 14-1 của các ngôi sao khiêu vũ thể thao quốc gia 2010, vũ công Chí Anh cởi mở thêm về chuyện nghề, chuyện riêng.

 > Đắm say mỹ nữ khiêu vũ trong đêm

Chí Anh thăng hoa cùng Nhã Khanh
Chí Anh thăng hoa cùng Nhã Khanh . Ảnh: Internet

Là một trong những người Việt Nam đầu tiên theo đuổi khiêu vũ thể thao (dance sport), anh có thể nói vài điều về thời gian theo luyện tập này?

Hồi đấy chúng tôi tập ở bên Pháp, vất vả lắm. Học phí rất đắt, mỗi tuần chỉ học một buổi cùng thầy giáo, còn lại tự túc là chính. Ngoài khoản tiền của gia đình, phải làm thêm nhiều việc chân tay khác, bởi mình là người nước ngoài, tiếng tăm rồi trình độ chuyên môn chưa có.

Không ít vũ công khiêu vũ thể thao phải làm một nghề khác để theo đuổi đam mê, còn anh?

Tôi có may mắn hơn, chỉ chuyên tâm cho khiêu vũ, thậm chí ngay từ đầu đã được bố mẹ hướng đạo theo môn này. Thực tế, mình tận tâm vì khiêu vũ thể thao nên đến lúc nó nuôi lại mình. Giờ tôi có thể dạy học, trình diễn để có thu nhập, tiếp tục đầu tư trở lại cho thi đấu, trang phục và học phí các đợt du học hằng năm.

Trong đêm biểu diễn vinh danh các ngôi sao khiêu vũ thể thao, Chí Anh tự quảng bá cho lớp học ở phố Quán Sứ?

Tôi có một lớp người lớn, dạy phổ cập cho những học viên muốn nhảy đẹp hơn và có thể quay lại dìu người khác. Một nhóm đối tượng khác là những người có tuổi, nhưng cực kỳ đam mê, yêu cái đẹp, yêu sự vận động. Lớp dành cho trẻ em mở liên tục, hiện nay đang có ba lớp dành cho trẻ từ 6 đến khoảng 14 tuổi.

Chí Anh là một trong số vận động viên khiêu vũ thể thao đầu tiên của Việt Nam. Hiện anh thuộc đoàn Hà Nội, trong đội tuyển quốc gia. Chí Anh liên tục vô địch quốc gia từ năm 2006 đến nay, chưa kể nhiều giải thưởng khác.

Nhiều phụ huynh muốn cho con vận động, học thêm một hình thức văn hóa giao tiếp, thậm chí hướng tới tính chuyên nghiệp. Ngoài ra, tôi có một đội toàn các em dưới 14 tuổi, nhiều tiềm năng, gia đình cũng có điều kiện cho các em theo đuổi, tập luyện liên tục.

Để trở thành vũ công chuyên nghiệp cần những tố chất gì, theo anh?

Cần rất nhiều. Ngoại hình, năng khiếu, đam mê và kiên trì. Chưa kể tiền, hoàn cảnh, thời điểm.

Ngoại hình trong lĩnh vực này khá quan trọng, anh tự thấy ngoại hình của mình thế nào?

Tôi khá thua thiệt về ngoại hình, vì thế hệ tôi thuộc loại không có bơ, sữa (cười), thậm chí cơm không có ăn nên rất ít người cao to. Thế hệ 8X trở đi khá hơn nhiều, chiều cao có thay đổi, được tập luyện đầy đủ hơn.

Chuyện gia đình có phải là một trong những thiệt thòi cho các vũ công?

Làm bất cứ nghề nào, đặc biệt là vũ công, vận động viên đều phải hi sinh, chưa thể lập gia đình sớm. Như mình 34 tuổi rồi, vẫn là vận động viên, khá lông bông trong khi bạn bè có gia đình, con cái hết rồi. Chắc khi nào không phải lo chuyện thi đấu, mới tính đến chuyện riêng. Cuộc sống của vũ công vốn rất bay bổng, lại tập luyện vất vả từ sáu đến tám tiếng mỗi ngày, đợt nào thi đấu còn căng hơn.

Bạn nhảy bây giờ của anh là Nhã Khanh, kém hơn chục tuổi và cũng là người yêu của anh?

Chúng tôi gặp nhau đầu năm 2009, cuối năm cùng nhau thi đấu Asian Indoor Games nội dung Standard, được một huy chương bạc Tango, một huy chương đồng Quick Step. Đang học năm hai trường múa, giờ Khanh bỏ múa đi theo môn này.

Người yêu là bạn nhảy thuận lợi rất nhiều, nhưng đôi khi ngược lại. Trên sàn nhảy về mặt cảm xúc, nếu là đôi lứa rất tốt, nhưng có những phần công việc đôi khi khó nói nhau.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.