Bảo tàng Văn hóa Huế 'xóa tên' sau 8 năm

Bảo tàng Văn hóa Huế (tại số 23 và 25 Lê Lợi, TP Huế) đã bị xóa tên sau khi sáp nhập vào Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế.
Bảo tàng Văn hóa Huế (tại số 23 và 25 Lê Lợi, TP Huế) đã bị xóa tên sau khi sáp nhập vào Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế.
TPO - Bảo tàng Văn hóa Huế sau 8 năm hoạt động đã bị 'xóa tên' và chỉ còn là một bộ phận của Trung tâm Văn hóa - Thông tin & Thể thao TP Huế. 
 Bảo tàng Văn hóa Huế bị "xóa tên", hoạt động nửa vời (VIDEO: NGỌC VĂN)
Bảo tàng Văn hóa Huế 'xóa tên' sau 8 năm ảnh 1

Năm 2012, UBND tỉnh TT-Huế ban hành quyết định thành lập Bảo tàng Văn hóa Huế đóng tại địa chỉ 23 - 25 Lê Lợi, TP Huế. Trụ sở bảo tàng là hai ngôi nhà Pháp cổ có kiến trúc độc đáo còn sót lại không nhiều ở Huế hiện nay. Hai công trình này trước đó là trụ sở Văn phòng HĐND-UBND TP Huế. Theo báo chí thời đó thông tin, việc thành lập Bảo tàng Văn hóa Huế đi đôi với việc hình thành đề án cải tạo, nâng cấp và trang bị hệ thống trưng bày liên quan... với tổng mức đầu tư lên đến 53 tỷ đồng.

Bảo tàng Văn hóa Huế 'xóa tên' sau 8 năm ảnh 2

Bảo tàng ra đời nhằm tập trung nghiên cứu, trưng bày và giới thiệu những giá trị nổi trội của vùng Huế theo nhiều chủ đề về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, tâm linh... Kế thừa từ Nhà bảo tàng Huế, Bảo tàng Văn hóa Huế được sở hữu khá nhiều sưu tập hiện vật, đáng chú ý như: hệ thống văn bản Hán - Nôm vùng Huế, hiện vật văn hóa Chăm, đồ đồng, đồ gốm cùng rất nhiều tư liệu ảnh, hiện vật nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau diễn ra trên đất Huế.

Bảo tàng Văn hóa Huế 'xóa tên' sau 8 năm ảnh 3  
Bảo tàng Văn hóa Huế 'xóa tên' sau 8 năm ảnh 4

Tuy nhiên, mới đây UBND tỉnh TT-Huế lại ban hành Quyết định số 676/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế trên cơ sở hợp nhất Đài Truyền thanh thành phố Huế, Bảo tàng Văn hóa Huế và Trung tâm Văn hóa và Thể thao thành phố Huế. Việc sáp nhập này cũng đồng nghĩa, Bảo tàng Văn hóa Huế đã bị xóa tên, nơi đây chỉ còn là bộ phận trưng bày thuộc Trung tâm Văn hóa Thông tin & Thể thao TP Huế.

Bảo tàng Văn hóa Huế 'xóa tên' sau 8 năm ảnh 5
 
Bảo tàng Văn hóa Huế 'xóa tên' sau 8 năm ảnh 6

Điều đáng nói, sau khi có quyết định sáp nhập, cơ sở trưng bày của Bảo tàng Văn hóa Huế (cũ) rơi vào tình trạng hoạt động nửa vời. Nơi đây chỉ thực hiện đón khách đối với phần trưng bày ở tòa nhà số 25 Lê Lợi, cạnh Công viên Tứ Tượng. Không gian trưng bày hiện vật tại tòa nhà số 23 Lê Lợi (cạnh Bảo tàng nghề thêu) thường xuyên đóng cửa.

Bảo tàng Văn hóa Huế 'xóa tên' sau 8 năm ảnh 7

Khách đến với cơ sở trưng bày của Bảo tàng Văn hóa Huế (cũ) chủ yếu để uống cà phê. Xe cộ, ô tô đậu đỗ ngổn ngang khắp sân bãi của bảo tàng trước đây.

Bảo tàng Văn hóa Huế 'xóa tên' sau 8 năm ảnh 8

Giải thích về việc đóng cửa không gian trưng bày tòa nhà 23 Lê Lợi, lãnh đạo UBND TP Huế cho biết, vì nơi đây đang dành trưng bày chuyên đề (ca Huế) theo định kỳ, nên hoạt động không mang tính thường xuyên. Việc đóng cửa này cũng nhằm chuẩn bị cho Festival Huế 2020. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, theo điều chỉnh của UBND tỉnh TT-Huế, thì lễ hội này phải đến đầu tháng 9 năm nay mới diễn ra, việc đóng cửa chuẩn bị đến 4-5 tháng trời đối với một không gian trưng bày bảo tàng là một quãng thời gian quá dài. Đây được xem là sự lãng phí về cơ sở vật chất, đặc biệt đối với khu đất "vàng" như tại số 23 Lê Lợi - TP Huế.

Bảo tàng Văn hóa Huế 'xóa tên' sau 8 năm ảnh 9

Mục kích bên trong tòa nhà 23 Lê Lợi thường xuyên đóng cửa này, không gian trưng bày ở đây là những nội dung, hiện vật về hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình... Cùng với đó là nhiều tủ, hộp kính trống không. Khi thấy PV xuất hiện, bảo vệ tòa nhà vội vàng đóng cửa ra vào không gian này, với lý do “để làm vệ sinh”.

Bảo tàng Văn hóa Huế 'xóa tên' sau 8 năm ảnh 10
 
Bảo tàng Văn hóa Huế 'xóa tên' sau 8 năm ảnh 11

Liên quan quán cà phê hoạt động bên trong khuôn viên bảo tàng, theo Văn phòng UBND tỉnh TT-Huế thông tin, tháng 7/2019, UBND thành phố Huế đã có Công văn số 2621/UBND-NC về việc đồng ý cho Bảo tàng Văn hóa Huế tiếp tục gia hạn hợp đồng với Công ty Cổ phần Đầu tư An Dương, thời hạn không quá 1 năm. Đồng thời, yêu cầu Bảo tàng Văn hóa Huế (cũ) xây dựng Đề án sử dụng tài sản công tại Bảo tàng Văn hóa Huế vào mục đích cho thuê kinh doanh dịch vụ phục vụ khách tham quan tại đơn vị trình UBND tỉnh TT-Huế phê duyệt. Tuy nhiên, gần 1 năm trôi qua, đề án này vẫn chưa được xây dựng xong.

MỚI - NÓNG