Bệnh cấp bậc

Bệnh cấp bậc
TP - Nguyên nhân của căn bệnh này là cán bộ chưa gột sạch óc quan liêu, ngôi thứ; vì mang chứng quan cách, ích kỷ, xem nhẹ lợi ích của tập thể... 

Trong quân đội việc điều động, thuyên chuyển cán bộ từ cơ quan, đơn vị này sang cơ quan, đơn vị khác là một việc làm thường xuyên. Một mặt đáp ứng yêu cầu cấp bách của công việc trong từng đơn vị, mặt khác tạo điều kiện để cán bộ có cơ hội thể hiện mình ở lĩnh vực khác.

Đối với cán bộ có chí tiến thủ, tâm huyết thì thuyên chuyển đơn vị khác được xem là thử thách cần vượt qua, nhằm nâng cao năng lực bản thân cũng như mở rộng quan hệ. Tuy nhiên, không ít người do mang căn bệnh cấp bậc nên có thái độ không tốt.

Chẳng hạn, anh A đang công tác giảng dạy chính trị ở Tỉnh đội X, nay được phân công về trực tiếp quản lý chiến sĩ. Ý định của cấp trên là tạo điều kiện cho anh A cọ xát” với hoạt động quân sự trong hoàn cảnh mới để tích lũy kinh nghiệm hơn và thực tiễn hóa những lý luận mà anh ta đã nghiên cứu và giảng dạy. Nhưng anh lại không cho là như thế mà luôn hậm hực.

A vẫn tự hào rằng “tài năng như mình, đáng được “thăng” chức, nay lại bị “giáng” chức. Thật rõ “nam hữu tài vô duyên”. A đâm ra chán nản, tiêu cực.

Ngược lại, anh B đang là cán bộ khung ở tiểu đoàn, được điều động làm cán bộ ở Ban Chính trị thì có thái độ với mọi người rất khác nhau. Đối với cán bộ cũ ở Ban Chính trị, anh tỏ ra rụt rè, khúm núm, sợ anh em cười chê những yếu kém của mình. Đối với cán bộ cấp tiểu đoàn thì B tỏ ra tự kiêu, tự đại, ra vẻ “nay ta là cấp trên”.

Cũng vì căn bệnh cấp bậc mà mỗi người đối với anh B một thái độ, nhưng giống nhau ở chỗ sai lầm: Cán bộ cũ ở Ban Chính trị thì cho rằng B còn non nớt, chưa đủ tư cách. Cán bộ cấp tiểu đoàn thì không trọng vì “hôm qua B chẳng hơn gì chúng tôi, hôm nay không thể lãnh đạo chúng tôi được”.

Lại cũng vì bệnh cấp bậc mà những cán bộ cùng một cấp được điều động đến cùng một cơ quan, nhưng khi người thì được phân công làm chánh văn phòng còn người kia phải làm nhân viên trong văn phòng, thì người ở cấp bậc thấp hơn tỏ ra rất hậm hực, không muốn tuân theo mệnh lệnh của người kia..

Kết quả là vì bệnh cấp bậc mà cán bộ không đoàn kết, công việc không trôi chảy!

Nguyên nhân của căn bệnh này là cán bộ chưa gột sạch óc quan liêu, ngôi thứ; vì mang chứng quan cách, ích kỷ, xem nhẹ lợi ích của tập thể; không hiểu rằng trong công việc hàng ngày, không có việc sang hèn, mọi việc đều quan trọng. Mọi người đều phải làm tròn nhiệm vụ của mình.

Một điểm nữa là bất kỳ cán bộ cấp nào, khi đã được cơ quan và đoàn thể giao cho họ quyền lãnh đạo, thì cán bộ cấp dưới nhất định phải phục tùng. Đó là sự phục tùng tổ chức, đoàn thể chứ không phục tùng cá nhân ai.

Đã biết rõ kết quả không tốt của căn bệnh cấp bậc, thì từ nay mỗi người cán bộ phải cố gắng chữa. Tích cực, tự giác phê bình và tự phê bình để rửa sạch đầu óc ngôi thứ, địa vị và chủ nghĩa cá nhân...

Lê Phạm Phương Lan
3CB36 Long Thành, Đồng Nai

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.