Bốn 'trận đánh' để đời của kỳ nhân thần tượng Napoleon: Kỳ 3

Bốn 'trận đánh' để đời của kỳ nhân thần tượng Napoleon: Kỳ 3
“Những lúc thời gian vô cùng hạn hẹp nhưng tôi vẫn không mất đi sự tự tin, thoải mái. Bởi vì không có sự thoải mái thì sẽ không có sáng tạo”

* Đọc lại Kỳ 1, kỳ 2: Bốn 'trận đánh' để đời của kỳ nhân thần tượng Napoleon: Không Waterloo, chỉ có Austerlitz!  

* Nội dung các bài viết được rút từ tự truyện "Không bao giờ là thất bại, Tất cả là thử thách" của người sáng tập Tập đoàn Hyundai Chung Ju Yung và nhiều tài liệu tham khảo khác. Đây là một trong 5 cuốn sách quý nền tảng đổi đời được Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tự tay tuyển chọn, viết thư ngỏ, với mong mỏi sách sẽ đến tay tất cả các bạn trẻ và nhân dân cả nước, để thay đổi nhận thức, thôi thúc khát vọng vươn lên làm giàu, cùng xây dựng đất nước hùng cường.

Bốn 'trận đánh' để đời của kỳ nhân thần tượng Napoleon: Kỳ 3 ảnh 1  

Song song với việc tiến ra thế giới, Hyundai vẫn nỗ lực với các công trình trong nước, đặc biệt là các dự án lớn nhằm tái thiết đất nước. Những công trình như đập đa năng trên sông Soyang, xây dựng cảng chắn sóng ở phía vùng biển Tây Nam đất nước, ngăn biển để có thêm đất đai màu mỡ... đã đem đến vô vàn thách thức nhưng bằng tinh thần làm việc không mệt mỏi của những con người Hàn Quốc kiên cường, tất cả các dự án đều đã thành công.

Trong tất cả các công trình xây dựng, dù ở trong hay ngoài nước, Hyundai luôn đặt CHỮ TÍN lên hàng đầu, nỗ lực làm ra những sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất và nhanh nhất. Một trong những công trình giá rẻ đáng nể ấy chính là đường cao tốc Seoul - Busan, dự án khổng lồ mà cho đến nay vẫn khiến cả thế giới phải thán phục, gọi đó là huyền thoại xa lộ giá rẻ nhất hành tinh.

Chung Ju Yung: "Ngày hôm nay nếu không làm các công việc mà các nước công nghiệp phát triển chưa làm, làm những việc mà các nước phát triển không đủ năng lực, tìm thị trường mà các nước tiên tiến chưa đặt chân tới thì ngành công nghiệp Hàn Quốc chẳng còn gì để làm".

Năm 1967, Tổng thống Park Chung Hee quyết định cho xây đường cao tốc Seoul - Busan và xem đây là một trong những kế hoạch khai thác đất đai nằm trong đại kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ 2 của Hàn Quốc.

Lúc đó, công trình này được xem là dự án khổng lồ đầy thách thức tại Hàn Quốc. Kinh phí dự toán là 43 tỷ won, một số tiền rất lớn nhưng lại không thể vay nợ ngân hàng Thế giới. Đặc biệt, nếu so với quãng đường cần làm thì vẫn là thách thức. Để có lãi, Chung Ju Yung cho rằng phải đẩy nhanh tốc độ thi công bằng cách cơ giới hóa công trình. Ông đã đầu tư 8 triệu USD cho trang bị máy móc và gần như, không một đêm nào ngủ nổi vì dành gần hết 24h cho công việc.

Bốn 'trận đánh' để đời của kỳ nhân thần tượng Napoleon: Kỳ 3 ảnh 2 Sau nhiều vất vả, hy sinh cả máu và nước mắt, ngày 7/7/1970 - một tháng trước thời hạn, toàn bộ đường cao tốc Seoul- Busan hoàn tất. Xa lộ này trở thành công trình công cộng lớn nhất kể từ thời lập quốc Triều Tiên từ 5.000 năm trước

Mọi việc khá thuận lợi ngoại trừ công trình ở đường hầm Tangche ở Okchon. Công nhân làm việc hăng say đến nỗi cả tháng không về nhà, khi nắng lên thì biết đó là mùa hè mà lúc lạnh thì nghĩa là mùa đông. Tuy nhiên, địa hình ở đây rất nguy hiểm, có những dãy núi dài 4km chắn ngang đường mà công nhân phải đào hầm xuyên qua. Núi đá không cứng do toàn đá vụn hợp thành nên khi đào được chừng 20m về phía thung lũng Tangche thì bỗng tường đất đổ sập xuống khiến 3 công nhân thiệt mạng và 1 người khác bị thương. Từ đó về sau, các tai nạn sập hầm cứ liên tục xảy ra, tiến độ công trình kéo dài, có ngày chỉ đào được 30cm đường hầm.

Để động viên công nhân, Chung Ju Yung quyết định tăng lương lên gắp đôi nhưng vẫn khan hiếm nhân lực. Mọi người đồn nhau chuyện oan hồn báo oán khiến lao động khắp công trường đều sợ hãi. Ngay cả máy móc được đầu tư bằng số tiền khổng lồ nhưng cứ đưa vào sử dụng chẳng bao lâu thì hỏng hóc. Hyundai đã huy động tới hơn 600 thiết bị công nghiệp nặng và rất nhiều xe tải lớn nhưng vẫn không ăn nhằm gì. Toàn bộ công trình khởi công 2 tháng thì đình trệ trong khi thời gian hoàn công chỉ còn vỏn vẹn 6 tháng.

2 tháng trước ngày hoàn công, dự án vẫn còn 350m phải đào hầm, Hyundai rơi vào tình trạng khẩn cấp. Tổng thống Park Chung Hee - người từng rất tin tưởng Chung Ju Yung - cũng phải nổi giận khi số tai nạn đã lên tới 13 vụ. Báo chí, truyền thông bủa vây dồn áp lực. 

Bốn 'trận đánh' để đời của kỳ nhân thần tượng Napoleon: Kỳ 3 ảnh 3  

Trước tình hình đó, Chung Ju Yung quyết định bỏ qua lợi nhuận, bằng mọi cách phải cứu lấy danh dự của Hyundai. Ông chỉ thị cho nhà máy xi măng Danyang, khi đó chưa thể sản xuất xi măng cứng, lập tức làm ra loại xi măng có khả năng đông cứng nhanh gấp 10 lần xi măng thông thường.

Từ cách đây khoảng 20 năm, chỉ một ngành xây dựng của Hyundai thôi cũng có thể giao dịch được với 20 ngân hàng lớn trong thị trường tiền tệ quốc tế. Không cần giấy bảo lãnh của chính phủ, không cần thế chấp, chỉ cần một lời hứa sẽ chi trả của công ty xây dựng Hyundai cũng có thể mượn được 2-3 tỷ USD (một số tiền rất lớn vào thời điểm đó).

Với sự đầu tư này, Hyundai xác định chịu lỗ nhưng họ vẫn cố gắng làm việc bằng tất cả khả năng có thể. Tổ lái xe đã vận chuyển xi măng từ nhà máy Danyang, băng 200km đến công trường xuyên ngày đêm để giúp người công nhân có thể cố định đường hầm nhanh, tránh sạt lở.

Cuối cùng, Hyundai đã hoàn công trước 1 tháng. Năm 1969, 11 tháng sau ngày khởi công, công trình đường cao tốc Seoul - Busan đã hoàn tất với tổng chiều dài 428 km. Trong đó, Hyundai đảm nhận 105 km từ Seoul tới Busan và 28 km từ Deajon tới Okchon, tức 2/5 tổng công trình.

Bằng tất cả sự nhiệt huyết của những người công nhân lao động quên mình, sau đại dự án này, Hyundai là doanh nghiệp duy nhất trong số 17 công ty xây dựng ứng thầu không bị thua lỗ. Đường cao tốc Seoul - Busan, xa lộ được xây đắp với mức giá rẻ nhất hành tinh sau đó đã khiến nhiều công ty lỗ nặng đến mức gặp nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, khi con đường này khai thông, đúng như như tính toán của Tổng thống Park, nó đã giúp nền kinh tế của Hàn Quốc tăng trưởng vượt bậc.

Bốn 'trận đánh' để đời của kỳ nhân thần tượng Napoleon: Kỳ 3 ảnh 4  

Bốn "trận đánh" oai hùng nêu trên vẫn là chưa đủ nói hết tầm vóc sự nghiệp Chung Ju Yung, vì còn rất nhiều dự án lớn khác ông đã chèo lái Hyundai theo đúng tinh thần "Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách". Trong đó, "trận đánh thứ năm" sẽ được chúng tôi sẽ kể ở bài tiếp sau...

Ý chí vĩ đại tạo nên dân tộc vĩ đại!
KHI CÙNG NHAU, KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ!

Bốn 'trận đánh' để đời của kỳ nhân thần tượng Napoleon: Kỳ 3 ảnh 5  

“Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 Triệu Thanh Niên Việt” do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng nhằm kiến tạo Khát Vọng Lớn, Chí Hướng Vĩ Đại cho thế hệ Thanh Niên Việt Nam; xây dựng Trí Huệ và sự Minh Triết toàn diện cho 30 triệu Thanh niên Việt thông qua việc trao tặng hàng chục triệu cuốn sách quý đổi đời tới Thanh niên Việt để có sức mạnh tri thức đúng đắn và toàn diện, để từ đó chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần, sức mạnh vật chất và sức mạnh thể chất, tạo nên sức mạnh của Quốc gia.

“Tủ sách nền tảng đổi đời” gồm hơn 100 đầu sách quý được CHỦ TỊCH Tập đoàn Trung Nguyên Legend ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng triệu cuốn sách, từ hàng ngàn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại. Tủ sách thấm đẫm tư duy biện chứng, tuần hoàn liên thông từ lập thuyết đến thực hành, hợp nhất tinh hoa của toàn nhân loại để giúp học hỏi toàn diện và đúng đắn về 12 lĩnh vực căn cốt nhất: Khoa Học, Triết Học, Huyền Học, Y Học, Võ Học, Kinh Tài Học, Chính Trị Học, Đạo Đức Học, Xã Hội Học, Mỹ Học, Âm Thanh Học và Ngôn Ngữ Học. Trong đó, 5 cuốn sách “Nghĩ Giàu Làm Giàu”, ‘Khuyến Học”, “Quốc Gia Khởi Nghiệp”, “Đắc Nhân Tâm”, “Không Bao Giờ Là Thất Bại – Tất Cả Chỉ Là Thử Thách” là những cuốn sách mở đầu của “Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời”.

Từ năm 2018 - 2023, “Hành trình Từ Trái Tim” mong muốn trang bị đến hơn 20 triệu hộ gia đình, mỗi hộ gia đình là một thư viện ánh sáng tri thức toàn diện; từng “Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời” đến 11.085 nhà văn hoá xã; 212 nhà văn hoá quận; 1.642 nhà văn hoá huyện, thị trấn; 1.135 nhà văn hoá phường; thư viện của 713 đơn vị hành chánh gồm: 68 thành phố trực thuộc tỉnh, 50 thị xã, 49 quận và 546 huyện; trang bị toàn bộ hệ thống thư viện các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội,… và 30 triệu thanh niên trên mọi miền Tổ Quốc.

Số lượng sách dự kiến đạt tới trên 200 triệu cuốn, với nguồn lực chi phí cần có là gần 5 tỉ đô la. Trung Nguyên Legend hy vọng và tin rằng, Hành trình sẽ nhận được sự hưởng ứng, hội tụ, đoàn kết, lan tỏa và được tổ chức sâu rộng hơn, rộng khắp hơn trên mọi miền đất nước; cùng sự đồng hành ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, các nhân vật ảnh hưởng, giới tinh hoa, truyền thông…vì một Chí Hướng Lớn, vì một Khát Vọng Vĩ đại, Khởi Nghiệp Kiến Quốc không chỉ cho 30 triệu thanh niên Việt mà cho mọi gia đình, mọi công dân Việt Nam. Với nguồn lực còn hạn chế về nhân lực, vật lực… nhưng Tập đoàn Trung Nguyên Legend sẽ thực hiện bằng Tâm Thiện Lành và trách nhiệm cao nhất.

Đến nay, “Hành trình từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại - Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt” đã có sự đồng hành của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam… cùng nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các nhân vật ảnh hưởng trong nước và quốc tế; cùng các cơ quan truyền thông: Một Thế Giới, Thanh Niên, Soha, Tiền Phong…Hành trình đang tiếp tục tổ chức các chương trình hoạt động dành cho học sinh, sinh viên, thanh niên quân đội…tại hệ thống các trường Đại học, Học Viện, Cao đẳng, phổ thông trung học; hệ thống các nhà thư viện, nhà văn hóa… trên khắp cả nước và vùng biển đảo xa xôi nhất của tổ quốc.

Thông tin chi tiết về ‘Hành trình từ Trái tim - Hành trình Lập Chí Vĩ Đại - Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt” liên tục được cập nhật tại www.hanhtrinhlapchividai.com   hoặc https://www.facebook.com/lapchividai  

Triệu con tim chung một tấm lòng, vì khát vọng một Việt Nam hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!

MỚI - NÓNG