Buổi giao lưu thú vị nhân ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh”

Buổi giao lưu thú vị nhân ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh”
Một doanh nghiệp thành đạt, trong quá trình khởi nghiệp nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thậm chí có lúc bên bờ vực thẳm. “Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh” từ 2014 đến nay Tân Hiệp Phát có nhiều biến cố, nhưng đọc cuốn sách độc giả sẽ không thấy chuyện bào chữa, hay thanh minh mà chỉ là câu chuyện gia đình, rất lạc quan.

Hãy cùng nghe câu chuyện giao lưu thú vị của các văn, nghệ sỹ, biên kịch và chính tác giả cùng nhân vật chính Dr Thanh trong buổi giao lưu ra mắt cuốn sách này với lời dẫn của MC- Nghệ sỹ Chí Trung, Giám đốc Nhà hát kịch Tuổi trẻ

1.     Nhà văn - nhà biên kịch Lê Chí Trung:

-  Những câu chuyện kể, chi tiết trong tự truyện của Trần Uyên Phương rất gần gũi với đời sống, trong đó chứa đựng cả mâu thuẫn và kịch tính. Ông có đồng cảm với những trang viết của một người trẻ như Trần Uyên Phương?

-         Nhà biên kịch Lê Chí Trung:Tôi thấy có nhiều đoạn rất hay. Tôi ấn tượng nhất về cảnh ông Dr. Thanh bị quăng lên trại trẻ mồ côi ở trên Đà Lạt. Mà lúc đó có trên 10 tuổi. Trong một đêm trốn khỏi trại trẻ chạy vào rừng ông ôm thằng cháu cũng tầm tuổi đấy. Hai người rất là sợ, ông Thanh ông bảo mày yên tâm đi, tao nằm ngoài tao ôm mày, nếu có con nào nó tới nó ăn thịt tao trước thì mày chạy đi. Chi tiết đó là chi tiết văn học rất là hay. Giá trị văn học của cuốn sách thì dành cho độc giả cảm thụ văn học của độc giả. Tôi thấy giá trị gia đình lớn hơn. Vì chúng ta biết, trong cuộc sống hôm nay, nền tảng đạo đức gia đình đang bị đe dọa bởi sự thực dụng, đe dọa bởi cuộc sống ảo ở trên mạng, ở sự sa đọa nhân cách con người.

2.      Đại tá, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc:

Thưa Đại tá, nhà văn Nguyễn Minh Ngọc, ông đã đọc hết bản thảo và cuốn sách “Chuyện nhà Dr. Thanh”. Với tư cách là một nhà văn chuyên nghiệp, ông có thể có ý kiến phát biểu và nhận xét gì về tác giả Trần Uyên Phương - một người không chuyên viết cuốn tự truyện?

Nhà văn Nguyễn Minh Ngọc: Tôi tiếp nhận bản thảo này và đã đọc tới 3 lần. Tôi phải nói đây là tấm lòng của một người con viết về người cha, người mẹ của mình và rộng ra là cả gia tộc quãng đời, rồi sự khởi sự làm ăn.  Cuốn sách đã truyền tải nhiều thông điệp nhưng điều tôi bất ngờ nhất ở chỗ tác giả Trần Uyên Phương là một doanh nhân trẻ. Hiện có nhiều người viết tự truyện, kể cả doanh nhân, gia đình nhà Dr Thanh có thể bỏ tiền ra thuêngười có nghề viết cực kỳlâm li, cực kỳbi thiết nhưng sẽ không bao giờ chuyển tải được các nội dung mà Trần Uyên Phương chuyển tải trong cuốn sách. Đấy chính là tấm lòng người conviết về người mẹ, người cha của mình, gia tộc của mình.

Buổi giao lưu thú vị nhân ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh” ảnh 1

Điều tôi phục nhất là tác giả  rất giỏi nghệ thuật đan cài, xẻ dọc, xẻ ngang, xẻ chéo, rất nhiều sự kiện đan cài vào nhau; giống như một bức tranh thêu rất nhiều màu sắc nhưng người ta không lần ra được các mấu nối ở chỗ nào cả. Đó là cái giỏi, nghề làm sách của tôi thì tôi đọc là biết ngay.

Về góc độ biên tập cuốn sách, ngôn ngữ viết rất giản dị,không cầu kỳ. Chúc cuốn sách đến được với tay bạn đọc và được đón nhận hết sức nồng nhiệt.

3 Nghệ sỹ nhân dân Đoàn Dũng:

Thưa Nghệ sỹ nhân dân Đoàn Dũng, ông là một nghệ sĩ có tên tuổi gắn bó với nhân vật, với tư cách là độc giả và là người làm nghệ thuật ông có cảm tưởng gì khi đọc cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh”?

Nghệ sỹ nhân dân Đoàn Dũng:  Nhận tác phẩm chị Uyên Phương gửi tặng, tôi đọc và rất cảm động.  Đây không phải tác phẩm bình thường như mọi tác phẩm mà ở đây là tấm lòng,tình thương tình yêu là cái người con nghĩ về số phận của người cha, luôn luôn có vinh quang và cay đắng song song tồn tại. Ở đây không phải chỉ đơn thuần kể về chi tiết câu chuyện gia đình mà ở đây toát lên được điều hết sức quan trọng là muốn thành công có 3 điều quan trọng cho lớp trẻ học tập. Một là nội lực, cái nội lực này là cái gì, là phải có đam mê, say mê cháy bỏng, có tâm huyết đến cùng. Hai là phải có kỹ năng, kỹ năng ở đây là nhiệt tình, say mê, cháy bỏng rèn luyện, và cuối cùng là thái độ đạo đức, đó là ba điều quan trọng.

Buổi giao lưu thú vị nhân ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh” ảnh 2

Tôi là người được thể hiện nhiều cuộc đời, nhiều hoàn cảnh, nhiều mối mâu thuẫn quyết liệt, khốc liệt… Tôi ngồi tôi nghĩ, đây là tác phẩm tuyệt vời của tác giả Uyên Phương, rất trẻ. Uyên Phương không phải doanh nhân bình thường mà là một nghệ sỹ như gia đình của Dr Thanh. Mục đích tối cao của tác phẩm hãy lấy kinh nghiệm trước, tiền tài rồi sẽ đến sau.

4.     Tác giả Trần Uyên Phương: “Cần sống thật với bản thân”!

     Tác giả Trần Uyên Phương thân mến, chị có gặp khó khăn gì khi bắt tay viết cuốn tự truyện này không? Có điều gì khiến chị lo lắng, băn khoăn, trăn trở khi viết? Chị có thể bật mí lý do viết cuốn sách này?

Tác giả Trần Uyên Phương: Chân thành cảm ơn anh Chí Trung (nghệ sỹ Chí Trung, GĐ Nhà hát kịch Tuổi Trẻ). Tôi thấy thực sự xúc động khi đến gặp anh Chí Trung về chuyện cuốn sách thì anh Chí Trung đã điện thoại lại để nói là anh sẽ đến để làm MC. Tôi rất là bất ngờ…

Buổi giao lưu thú vị nhân ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh” ảnh 3

Lý do tôi viết sách mặc dù đã không dưới hai lần ba nói  con không cần gấp gáp, cứ từ từ, lúc nào tự tin thì hãy ra cuốn sách. Còn đối với tôi thì rất tâm huyết và muốn năm nay phải ra cuốn sách bởi  năm 2014 mẹ tôi có căn bệnh khá nặng, bây giờ thì tôi có thể nói là mẹ tôi đã bình phục 6,5 điểm trên thang điểm 10, nhưng qua những năm tháng và những giai đoạn thập tử nhất sinh khiến tôi cảm nhận được nếu bố mẹ còn sống thì mình cần làm những gì có thể.

Nói chuyện rất nhiều, rất nhiều với bố mẹ, tôi cảm nhận là bố mẹ chỉ hỏi 1 câu là khi nào, khi nào các con lập gia đình, khi nào các con thành đạt nhưng chưa bao giờ tôi nghe nói là khi nào bố mẹ cần con cảm ơn mình. Tâm huyết và tất cả những gì tôi muốn dành cho bố mẹ tôi để nói rằng con cảm ơn bố mẹ đã cho con có những những gì ngày hôm nay và tình cảm của bố mẹ dành cho con quá lớn.

 Nghề viết sách của các nhà văn chuyên nghiệp là một nghề lao động cực nhọc, chị là một người không chuyên, lại còn phải lo việc kinh doanh của Tập đoàn.. Vậy chị có cảm thấy khó khăn không, khi cả chuyện trong gia đình hay chuyện kinh doanh đều thuộc dạng khó chia sẻ với độc giả?

Tác giả Trần Uyên Phương:  Viết cuốn sách là để thay lời cảm ơn cho nên tôi cũng đã rất thận trọng. Quá trình viết sách thì tốn rất nhiều thời gian của tôi cho cái việc sưu tập dữ liệu…Đó là lý do vì sao cho đến bây giờ đã là gần 10 năm để có thể cho ra mắt và ra đời cuốn sách. Tôi rất cảm ơn ba đã đồng ý và đã ngồi nhậu với một số các anh chị và nghe họ kể lại những câu chuyện cũ, sau đó ba tôi kiểm chứng và cho tôi biết cái nào đúng, cái nào là quan điểm cá nhân, cái nào là quan điểm và cơ sở dữ liệu. Từ đó tôi từng bước, từng bước mà thu thập thông tin, tư liệu.

Đồng thời tôi cũng cảm ơn mẹ tôi. Tôi muốn hoàn tất cuốn sách nên cho đến khi bà ốm tôi cũng liên tục đến hỏi thăm và chia sẻ cũng như là kể chuyện. Nhưng mà cũng bị giới hạn bởi sức khỏe của mẹ tôi không cho phép. Còn những nhân vật khác có trong truyện thì đoạn nào có liên quan đến họ, tôi đều phải đến và đọc cho họ nghe từng đoạn… Cũng có một số người không muốn xuất hiện trong cuốn sách tôi tôn trọng không nêu tên họ trong cuốn sách. Nhờ sự giúp đỡ của họ tôi có thêm tư liệu để kiểm tra lại cuốn sách và hoàn tất nó.

Buổi giao lưu thú vị nhân ra mắt cuốn sách “Chuyện nhà Dr Thanh” ảnh 4

Chị có thể kể lại cảm giác phải lục tung quá khứ và viết lại những biến cố của gia đình mình, những sóng gió, thất bại và vượt qua để được điều gọi là bình an như ngày hôm nay?

Tác giả Trần Uyên Phương:  Khó nhất là làm sao để ráp nối tất cả những dữ liệu đó, những cảm xúc đó để thành câu chuyện. Câu hỏi đó cũng giúp cho tôi gửi lời cảm ơn đến em gái tôi là Bích đang ngồi phía dưới. Có những đoạn thì Bích tận tâm biên tập. Như lời nói đầu, Bích đã dứt khoát để muốn tôi viết nên một số thứ, đã chia sẻ và thẳn thắn đề nghị với tôi là phải như thế này. Và kể cả những đoạn hai chị em phải mâu thuẫn với nhau mà tôi phải xin phép để đưa vào sách và cuối cùng cũng được đưa vào sách.

Để cuốn sách được hoàn thành như ngày hôm nay thì tôi cũng phải cảm ơn đến các anh chị, đặc biệt là những anh chị biên tập cuốn sách đã tổ chức một số các nhóm để đọc cuốn sách để các anh chị cảm nhận và phê bình, dựa vào đó mà tôi tiếp tục cải tiến. Sự thành công của nó không phải là một mình tôi làm nên để hôm nay cuốn sách có thể xuất bản.

Trong sách, Người đàn bà thép đã trải qua những cay đắng và sóng gió như thế nào để có được ngày hôm nay. Phương có thể chia sẻ cảm xúc về người đàn bà này? (Người đàn bà thép trong sách).

Tác giả Trần Uyên Phương:  Tôi chọn tên cuốn sách là “Chuyện nhà Dr Thanh” vì chữ Dr Thanh nhiều người biết đến, dễ gợi nhớ và dễ làm cho mọi người hình dung ra là tôi đang nói về ai. Tuy nhiên, tôi viết cuốn sách được một vài năm và tôi cảm thấy là cuộc đời của Dr Thanh sẽ không trọn vẹn nếu thiếu Madam Nụ. Đó cũng là một người mà tôi luôn luôn thấy là so với mình thì tôi luôn luôn là nhỏ bé.

Ba cũng từng nói không có má thì cuộc sống của ba không có ý nghĩa. Có thể nói: “Viết về chuyện nhà Dr Thanh nhưng đó là món quà con muốn dành tặng cho má”.

5.     Câu hỏi dành cho ông Trần Quí Thanh (Dr. Thanh): ”Nên chia sẻ để thế hệ sau học được gì từ thất bại của mình”

Cảm xúc của chú như thế nào khi cầm cuốn sách con gái viết về mình ngày hôm nay?

Ông Trần Quí Thanh: Thật ra, Uyên Phương đã nói có món quà gì đó cho ba và đã chuẩn bị trong thời gian rất là lâu. Tôi thì cũng không biết việc viết sách này. Cách đây hơn 1 tháng, Phương có nói là muốn ra cuốn sách về nhà Dr Thanh, thì tôi hơi lo lắng. Thứ nhất, con mình thì rõ ràng là mình thương rồi, con mình có viết một lá thơ thì mình cũng cảm động huống hồ là cuốn sách. Tuy nhiên là về mặt xã hội thì không biết là xã hội sẽ đọc cuốn sách này và nghĩ thế nào, phải chăng là con đi khen cha và sẽ có nhiều dư luận trái chiều. Tuy nhiên, đứng trước tấm lòng của con, và đã mô tả sự thật thì tôi thấy rằng chẳng có gì phải ngại cả. Và tôi rất hãnh diện, rất tự hào khi con mình cũng làm món quà cho cha mẹ nhân Ngày Của Cha, tôi rất tự hào và cảm động.

Ông có thể chia sẻ với bạn đọc về suy nghĩ của ông khi ra mắt cuốn tự truyện về gia đình Dr. Thanh do tác giả Trần Uyên Phương, con gái ông viết?

Ông Trần Quí Thanh: Khi tôi gập cuốn sách lại thì thấy mình hơi thép quá. Các anh chị đã đọc cuốn sách thì biết từ nhỏ tôi đã mồ côi, rồi học trường Tarbe, cho nên sống cuộc sống rất là kỷ luật. Lớn lên, mình luôn luôn đứng trên đôi chân của mình chứ không nhờ vả ai cả. Kể cả mấy đứa con, tôi cho nó định hướng: ba không muốn con tự hào con có người cha như ba mà ba muốn ba tự hào có người con như con. Thế thì nhiệm vụ của con là làm cho ba tự hào.

Và ngay khi chúng tôi dẫn nhau đi học về quản trị doanh nghiệp gia đình ở Thụy Sỹ, tôi và các con phải định nghĩa thế nào là thừa kế. Người thừa kế một sự nghiệp lớn là một sự hi sinh rất lớn. Vậy thừa kế là quyền lợi hay nghĩa vụ hay là trách nhiệm?  Nếu chúng ta tiếp nhận một di sản lớn mà bản lĩnh không đi đôi với năng lực và đối với di sản thì là một tai họa. Tôi tạo nhiều môi trường để tạo sức ép để các con mình phải thử thách. Tôi cũng nói thẳng luôn, lớn lên, sự nghiệp nếu có mất thì ba cho tụi con 10%, 90% còn lại ba cho về xã hội. Con thấy những ngày khởi đầu của ba có tiền gì đâu, giờ với 10% này thì quá lớn để con lập nghiệp và phát triển nó lên.

Tôi cũng chia sẻ với các con là sống không phải để tồn tại khi ăn, mặc rồi chờ chết mà phải làm cho cuộc sống có ý nghĩa. Và trong cuộc sống thì chúng ta để cho khi người ta nhắc đến mình thì là sống, chứ đi uống cafe suốt mà không làm gì thì cũng coi như chết mà chưa chôn thôi, nên mình sống thì phải để lại và chứng tỏ những cái gì hữu ích.

THÔNG TIN CUỐN SÁCH

“CHUYỆN NHÀ DR THANH”

•                     Thể loại: Tự truyện

•      Thông tin tác giả: Tác giả Trần Uyên Phương là con gái cả của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh tại Singapore, cô trở về Việt Nam tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình từ những vị trí thấp nhất để có thể nắm giữ cương vị Phó tổng giám đốc như hiện tại. Chuyện  nhà Dr. Thanh là tác phẩm đầu tay của cô.

•                     Thông tin xuất bản: NXB Phụ nữ  phát hành tháng 6/2017

•                     Số trang: 224 trang - Khổ: 14,5 x 20,5

•                     Tìm hiểu thêm tại trang web: http://www.tranquithanh.com hoặc liên hệ số điện thoại: 01234902222 (phía Bắc) và 0906742348 (phía Nam).

•                     Độc giả cũng có thể tìm mua sách và được tác giả ký sách tại Gala âm nhạc “Mùa Hè Không Độ” sẽ diễn ra ở SVĐ ĐH Bách Khoa Hà Nội (17/6) và SVĐ Quân Khu 7 TP.HCM (18/6).

MỚI - NÓNG