Chớ kỳ thị và ngộ nhận

Chớ kỳ thị và ngộ nhận
TP - Bài của Khôi Minh ("Vì sao anh đi") chưa khiến tôi nổi hứng tranh luận, dù cách đặt vấn đề quả dễ động chạm và kích thích. Có lẽ vì tôi đọc ra được điều đằng sau nhận xét nửa đùa, nửa thật của Khôi Minh khi viết về Michael Jackson.

Tuy nhiên, bài này gợi ý cho tôi trình bày một số quan điểm liên quan râu ria đến MJ, xuất phát từ những cách nhìn nhận về (không chỉ) MJ có phần khá bảo thủ, và cả ngộ nhận, sinh ra từ môi trường nghệ thuật chật chội và chậm chạp ở Việt Nam.

Khôi Minh khi nghe bài Childhood hẳn hết phàn nàn về giọng hát “quá mảnh”, từ đó “nghe cứ yểu yểu” của MJ. Nếu không có cái mảnh mảnh, yểu yểu ấy thì không có Childhood hay Heal the world làm người nghe xúc động tận đáy lòng.

Cái nhìn không thiện cảm với kiểu hát “mỏng mảnh” rất thịnh một thời. Ít nhất chúng ta cũng có lúc thấy Thanh Lam được ưu ái khen tặng hơn Trần Thu Hà. Mãi sau này khi Hà Trần nổi tiếng, được gọi là diva thì cái án giọng mảnh vẫn không buông tha mỗi khi ai đó có nhu cầu chê cô. Kể cả Ái Vân, giọng rất ngọt ngào, nhưng vì “mảnh” mà bao năm cứ mang tiếng “người đẹp hát”!

Cái nhìn ấy xuất phát từ môi trường âm nhạc kinh viện, do chậm chạp mở cửa thành bảo thủ. Với nhạc nhẹ, quan trọng nhất là tính biểu cảm của giọng hát – điều quyết định thế nào là giọng hát gây ấn tượng. Đôi khi cách hát mà soi dưới lăng kính kinh viện là đầy phốt lại cực kỳ được yêu thích và là tài sản của ngôi sao lớn.

Céline Dion lên cao rất chua, Mariah Carey hát live mỏng lét, MJ có thời nấc nhiều hơn ca. Nói cách khác, anh dùng các xảo thuật âm thanh của chất giọng nhiều hơn là hát theo một quan niệm chính thống nào đó. Tất cả họ đều là ngôi sao lớn của âm nhạc đại chúng, tầm ảnh hưởng ở mức toàn cầu.

Chị gái khẳng định Michael Jackson bị mưu sát

Theo hai tờ báo của Anh, LaToya Jackson tin rằng em trai của cô Michael Jackson bị giết bởi một nhóm những kẻ âm mưu chiếm đoạt tài sản của anh.

LaToya Jackson nói, cô biết ai phải chịu trách nhiệm cho cái chết của em trai mình và cả quyết sẽ chứng kiến ngày họ bị đưa ra trước công lý, tờ News of the World thuật lại. Theo các bài phỏng vấn đã được đăng trên hai tờ News of the World và Mail on Sunday, cô không nêu bất cứ tên nào mà cô cho rằng có liên can và không đưa ra bằng chứng để chứng minh cho tuyên bố rằng một màn kịch bỉ ổi đã được dựng lên quanh cái chết bất ngờ của em trai mình vào 25/6.

“Tôi cảm thấy tất cả đều vì tiền bạc”, News of the World trích lời La Toya. “Michael trị giá hơn một tỉ đô la từ các sở hữu về xuất bản âm nhạc và ai đó giết em tôi vì điều đó. Với họ, em tôi chết có giá trị hơn khi còn sống”.

 NPV (theo AP)

Các giáo sư thanh nhạc khả kính có thể coi thường, thậm chí khó chịu, nhưng không thể nói rằng người nghe nhạc chỉ toàn giới bình dân. Tôi tâm đắc khi nhạc sĩ Huy Tuấn nói: “Nhạc của MJ có từ trong nhà các thượng nghị sĩ, đến nhà các em tôi ở Quảng Ninh”. Thưởng thức âm nhạc cũng là một hành động cần tính dân chủ, tôn trọng sự khác biệt. Hiểu biết sự khác biệt giữa các trường phái âm nhạc để tránh kỳ thị, mới là thái độ văn minh.

Khi ca sĩ Đức Tuấn kể chuyện đi xem nhạc kịch The phantom of the opera cùng ca sĩ Mỹ Linh, và Mỹ Linh khóc trước sự choáng ngợp của vở diễn, thì trên vài diễn đàn xuất hiện ngay một số vị khả kính bắt bẻ đại loại, nhạc kịch ấy ăn khách suy ra chỉ là sản phẩm dành cho số đông, sao người học hành đàng hoàng như Mỹ Linh lại phải khóc vì thán phục.

Tôi rất muốn hỏi lại các vị khả kính kia rằng các nghệ sĩ diễn nhạc kịch ấy cũng toàn học nhạc viện ra cả đấy, mà nhạc viện của họ còn là mơ ước của nhạc viện nhà mình kia, diễn viên của họ không chỉ hát được opera mà còn nhảy múa như vũ công (từ chính kinh nghiệm của tôi khi xem vở Cats và The Phantom of the opera, diễn live). Vậy mình lấy cái thế gì mà coi thường? Mỹ Linh dù học nhạc viện thì vẫn là ca sĩ pop, rất cần hướng đến đám đông kia mà?

Cuối bài “Vì sao anh đi”, Khôi Minh có dẫn phát biểu của Thanh Lam “Tôi là ca sĩ nổi tiếng ở một nước nhỏ mà sức ép đã thế thì cỡ MJ sức ép khủng khiếp thế nào”. Tiền Phong online hôm MJ qua đời cũng dẫn bình luận của Thanh Lam “Anh là một tượng đài trong âm nhạc, tạo ra những phong trào giờ vẫn in đậm ảnh hưởng trong lớp ca sĩ trẻ”.

Tôi muốn nói về khái niệm cách tân ở ta. Tôi không có ý nhìn nhận lại thành công của Thanh Lam, chị là diva nhạc Việt hoàn toàn xứng đáng. Nhưng từ trường hợp MJ mà suy ra thì thấy ở ta cái được gọi là tiên phong, cách tân kể quá dễ. Mọi so sánh đều khập khiễng, và khi có nhu cầu so sánh nghệ sĩ Việt Nam với nghệ sĩ nước ngoài trong vai trò tiên phong, đổi mới, thì Thanh Lam thường được dẫn trước tiên, và chị cũng tự nhận như thế.

Sự thực không phải ai cũng biết, Thanh Lam đi sau rất nhiều ca sĩ Sài Gòn trong nỗ lực phá cách, du nhập các phong cách thịnh hành nước ngoài, biến thành của mình. Như Trang Kim Yến hay Nhã Phương từng làm nhiều năm, trước khi Thanh Lam nổi tiếng. Thanh Lam may mắn hơn nhiều người vì khi chị xuất hiện và nổi lên, các ngôi sao của nhạc trẻ Sài Gòn bắt đầu nghỉ hưu, và ở Hà Nội thì người tiên phong cách tân là Lệ Quyên xuất ngoại theo chồng mất rồi. Đúng lúc ấy cơn sốt nhạc Hà Nội, ca sĩ Hà Nội ào đến, thế là chúng ta có một diva!

Còn Michael Jackson- không có cơ may nào cho anh. Tất cả đều từ nỗ lực phi thường trong thế đơn độc để truyền bá thứ âm nhạc sinh ra từ tư duy khác thường. Sức ép với anh vì thế cũng rất khác với những người nổi tiếng khác, dù ở mức độ nào, vì anh đơn độc, vì anh là duy nhất!

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.