Chút lăn tăn về hoa sen

Hoa phượng
Hoa phượng
TP - “Tôi hoan nghênh các ý kiến tranh luận. Phải tranh luận mới tìm được quốc hoa xứng đáng”- GS Vũ Khiêu tiếp tục đóng góp về tiêu chí lựa chọn quốc hoa, và nêu đề cử mới của ông sau đề cử hoa mào gà (Tiền Phong số 177).

 >> Chọn Quốc hoa: Tôi chọn sen

Hoa phượng
Hoa phượng.

GS nghĩ sao khi đề cử hoa mào gà làm quốc hoa của ông không nhận được nhiều sự đồng thuận?

Bạn chọn hoa nào làm quốc hoa?
  •   Hoa Sen
  •   Hoa Đào
  •   Hoa Mai
  •   Loài hoa khác
  •   Không cần quốc hoa
    

Tôi thấy không sao. Chúng ta nên đưa ra những gợi ý để cùng lựa chọn. Chọn quốc hoa phải dựa trên ý kiến của đa số.

Nếu ít người thích hoa mào gà thì ta có thể chọn hoa khác. Tôi hoan nghênh sự tranh luận chứ không ngoan cố giữ lựa chọn của mình. Điều quan trọng là chọn được quốc hoa xứng đáng.

Nếu xét thấy hoa mào gà không phù hợp, tôi có thể giới thiệu hoa khác. Thí dụ hoa phượng, hoa súng.

Hoa phượng cũng rất đẹp, nở đỏ chói. Thành Thăng Long năm xưa còn có tên Phượng thành (thành hoa phượng). Như vậy, hoa phượng vừa đẹp, vừa có giá trị lịch sử. Liệu có thể chọn được không?

Hoa súng lại là một loại hoa quen thuộc của dân gian. Nó nở rộ trên đồng ruộng Việt Nam với màu sắc rực rỡ, ai cũng có thể mang về nhà chơi. Hoa súng còn có thể gợi những liên tưởng có ý nghĩa - như khi giặc đến nhà thì hoa cũng có thể biến thành súng, đuổi giặc đi rồi hoa trở về là hoa. Nó gần gũi với khí tiết anh hùng của chúng ta lắm chứ. Vậy có thể lấy hoa súng không?

Hoa súng
Hoa súng.

Có vẻ hoa mào gà, hoa phượng, hoa súng là những lựa chọn dựa trên cảm xúc và phân tích phù hợp với sở thích của riêng GS. GS thử căn cứ vào tiêu chí mà ban soạn thảo Bộ VHTT&DL đưa ra?

Tôi đã đọc 13 tiêu chí. Thấy có nhiều thứ phải bàn lại. Như có nhất thiết phải có nguồn gốc lâu đời ở VN không? Nếu loại hoa nào đó chỉ xuất hiện ở VN vài trăm năm nhưng được người dân yêu thích và xứng đáng với cốt cách dân tộc thì cũng được chứ?

Cũng không nhất thiết nở quanh năm hoặc kéo dài trong năm. Nhiều loài hoa chỉ nở một lúc thôi, nhưng vẻ đẹp và cốt cách của nó rất đáng quý, hoa quỳnh chẳng hạn. Rồi “có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai” cũng không cần thiết. Loài hoa nào được yêu thích sẽ dễ dàng phát triển. “Có giá trị hội họa, thẩm mỹ” và “có giá trị văn học nghệ thuật” cũng trùng lặp.

Theo GS thì yêu cầu nào quan trọng hơn cả? Phía soạn thảo nói sẽ rút gọn tiêu chí. Giả sử tiêu chí “Có giá trị văn học nghệ thuật” được giữ nguyên thì loài hoa nào nổi bật về phương diện này?

Điều quan trọng đầu tiên, đó là thể hiện được bản sắc văn hóa, ý chí, cốt cách và tinh thần của dân tộc Việt Nam. Rồi bền, đẹp về màu sắc, hương thơm. Được đại đa số người dân yêu thích, chấp nhận và tôn vinh. Có giá trị văn học nghệ thuật.

Hoa sen đáp ứng đòi hỏi “có giá trị văn học nghệ thuật”. Nó có rất nhiều trong ca dao, thơ ca.

Thực ra sen là lựa chọn tốt, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”- rất tiêu biểu cho cốt cách, tinh thần dân tộc. Hoa sen còn được ví với hình ảnh cụ Hồ. Tuy nhiên, sen là biểu tượng của Phật giáo. Điều làm tôi băn khoăn là một đất nước đa tôn giáo như nước ta có nên chọn loài hoa tiêu biểu cho một tôn giáo làm quốc hoa hay không?

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.