Cuộc sống giản dị đến cuối đời của người chiến sĩ, nhà biên kịch phim 'Cô Nhíp'

Cuộc sống giản dị đến cuối đời của người chiến sĩ, nhà biên kịch phim 'Cô Nhíp'
TPO - Là 1 trong 3 người miền Nam tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ít ai biết người chiến sỹ Thiếu sinh quân có tên Nguyễn Trí Việt đó lại là người biên kịch cho bộ phim cách mạng nổi tiếng năm 1976 - Cô Nhíp.

Nguyễn Trí Việt sinh năm 1930 tại Bình Đại - Bến Tre. Năm 1945 ông tham gia Cách mạng và làm việc trong lực lượng Thanh niên Tiền Phong của tỉnh. Sau ngày Nam bộ bị thực dân tái chiếm, ông tham gia Vệ Quốc Đoàn và sau đó đi học tại trường Quân chính Quảng Ngãi.

Năm 1948, ông ra Hà Nôi học tiếp rồi sau đó gia nhập quân đội, tham gia nhiều chiến dịch như Biên giới, Hoà Bình, Hoàn Hoa Thám…

Năm 1953, Nguyễn Trí Việt là Chính trị viên của đại đội xung kích 245 thuộc Trung đoàn- Ba Vì- Sư đoàn 312. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Sư đoàn 312 là một trong những mũi xung kích quan trọng, tham gia các trận đánh tại đồi Him Lam, đồi E, sân bay Mường Thanh…  góp phần quan trọng chiến thắng Điện Biên Phủ.  

Cuộc sống giản dị đến cuối đời của người chiến sĩ, nhà biên kịch phim 'Cô Nhíp' ảnh 1 Nhà biên kịch Nguyễn Trí Việt lúc sinh thời 

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ, nhờ có chút năng khiếu viết lách nên Nguyễn Trí Việt chuyển qua làm bên Cục Điện ảnh và đã tham gia viết kịch bản cho nhiều bộ phim tài liệu như “Tiếng trống Bắc Lý”; “Hợp tác xã Nam Tiến chân Đền Hùng”; “Miền Bắc bắn máy bay Mỹ”...

Năm 1966, ông chuyển về công tác tại hãng điện ảnh Giải phóng và lên đường đi vào Nam cho đến ngày Thống nhất đất nước. Năm 1975, khi nhìn tấm hình của cô gái biệt động Sài Gòn Nguyễn Trung Kiên ngồi trên xe tăng, hiên ngang dẫn đường cho những chiếc xe tăng quân Giải Phóng tiến vào đánh chiếm Tân Sơn Nhất, Nguyễn Trí Việt cảm thấy xúc động, ông đã tìm gặp cô gái để tìm hiểu và sau đó đã cho ra kịch bản phim Cô Nhíp. Kịch bản đó đã được đạo diễn- NSND Khương Mễ dàn dựng với sự tham gia của nhiều diễn viên nổi tiếng như Mộng Tuyền, Lý Huỳnh, Trần Quang, Bắc Sơn, Thuỳ Liên…. Bộ phim gây tiếng vang với người yêu điện ảnh, đoạt giải Bông sen Bạc tại liên hoan phim Việt Nam năm 1977. 

Cuộc sống giản dị đến cuối đời của người chiến sĩ, nhà biên kịch phim 'Cô Nhíp' ảnh 2 Hình ảnh cô Nhíp trong bộ phim cùng tên 

Nguyễn Trí Việt về hưu năm 1991, ông tham gia nhiều hoạt động xã hội và là Chủ nhiệm của CLB Nghệ nhận Tao Đàn đồng thời là Chủ nhiệm Hội liên lạc Cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Trong một lần tới thăm ông, người viết hoàn toàn bất ngờ bởi một người nổi tiếng như Nguyễn Trí Việt lại có cuộc sống khá đơn sơ, giản dị.

Ông sống một mình trong một căn phòng nhỏ tại một căn hẻm giữa Sài Gòn, và căn phòng chỉ toàn sách là sách. Ông bảo: “Con cái tôi đã lớn nên không phải lo gì. Còn tôi sống như vậy được rồi”. Ông không nói nhiều về mình mà chỉ kể về những công việc ông đang làm như đi vận động, giúp đỡ cho một số anh em cựu chiến binh khó khăn. 

Nguyễn Trí Việt qua đời năm 2008, khi những công việc với đồng đội của ông vẫn còn dang dở. 

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.