Delzen Washington và John Travolta:

Cuộc trải nghiệm trên tàu điện ngầm

Cuộc trải nghiệm trên tàu điện ngầm
TP - Ai mà đi cướp tàu điện ngầm? Chắc hắn bị điên, tàu điện ngầm là hệ thống khép kín. Dù lấy được tiền thì thoát bằng cách nào? Tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ cuốn “The Taking of Pelham 1 2 3” vừa được làm mới, với đạo diễn Tony Scot và hai gương mặt ngôi sao.

Phim công chiếu tại Việt Nam từ 7/8.

Cuộc chiến

Nhân viên điều phối vận chuyển của MTA New York City – Walter Garber bị chuyển đến Trung tâm Điều hành Đường ray trong thời gian đình chức điều tra, vì cơ quan MTA nghi anh nhận hối lộ của một công ty sản xuất toa xe Nhật Bản, lót đường cho công ty này giành quyền cung cấp cho hệ thống xe điện ngầm New York.

Ngày làm việc đầu tiên của Garber, một nhóm vũ trang nặng gồm bốn người, dẫn đầu là Ryder đánh chiếm đoàn tàu sáu toa chạy tuyến Pelham, và bắt giữ con tin. Bọn bắt cóc ra giá 10 triệu USD, số tiền phải được chuyển trong vòng 60 phút. Rủi thay, Garber là người bị Ryder chỉ định thương lượng, giao tiền chuộc.

Garber phải vận dụng những hiểu biết của mình về hệ thống tàu điện ngầm để giải thoát con tin. Nhưng có hai điều anh luôn băn khoăn, vì sao Ryder biết nhiều về  anh hơn anh tưởng, và làm sao để biết thủ thuật tẩu thoát của băng cướp khi chúng có tiền trong tay?

Thú vị chuyện bên lề

Scott thuyết phục nhà quản lý cho đoàn phim của ông làm việc thực tế dưới đường hầm. “Sau Washington và Travolta, tàu điện là nhân vật quan trọng thứ ba của tôi”. Vậy là dưới cái nóng điên người dưới lòng đất, đoàn phim mất bốn tuần để quay. Cục Vận tải Thành phố New York phải cử nhân viên theo sát hướng dẫn các diễn viên cách di chuyển, quan sát trong đường hầm. Tàu sẽ đến trên bất cứ đường ray nào, bất cứ lúc nào, từ bất cứ hướng nào.

Tên của tác phẩm được đặt theo quy ước trong ngành vận chuyển, khi loa báo hiệu tàu chạy. Mỗi chuyến tàu trong hệ thống tàu điện ngầm New York đều sử dụng nơi đến và giờ tàu chạy làm tên chuyến xe. “Pelham 1 2 3” là tên của chuyến tàu chạy đến ga Pelham Bay Park, khởi hành lúc 1 giờ 23 phút chiều.

Nhân vật Ryder của Travolta mang đồng hồ hiệu Breitling, bởi Travolta là gương mặt đại diện cho hãng đồng hồ Thụy Sĩ này. Travolta không tham gia tuyên truyền cho phim vì vẫn sốc nặng sau cái chết của cậu con trai 16 tuổi.

Dù cùng là một phim song có khác biệt giữa hai bản 1974 và 2009, đó là quy mô thời đại. Điện thoại di động, laptop, webcam, GPS, đồ dùng kỹ thuật số được kẻ cướp lẫn nhân viên an ninh tận dụng sức mạnh so với thập kỉ 70. Một điểm nữa là sự xuất hiện của cột mốc 11/9 , khiến các vấn đề liên quan đến khủng bố, bắt cóc đều nhạy cảm hơn 35 năm trước.

MỚI - NÓNG
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.