Cướp phết Hiền Quan: Muốn như cũ

Lãnh đạo xã Hiền Quan đề nghị giữ nguyên hình thức tổ chức hội cướp phết.
Lãnh đạo xã Hiền Quan đề nghị giữ nguyên hình thức tổ chức hội cướp phết.
TP - Trước nhiều ý kiến cho rằng lễ hội cướp phết bạo lực và phản cảm, đề nghị phải thay đổi, ông Bùi Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ) cho biết, đang làm báo cáo xin ý kiến huyện để tổ chức lễ hội như hiện, tại tăng cường lực lượng công an huyện hỗ trợ an ninh trật tự”.

Người dân băn khoăn

Anh Ngô Ngọc Thành ở xã Hiền Quan, người từng năm lần cướp được phết cho biết, nếu thay đổi cách thức so với các năm trước thì sợ không ai chơi nữa. “Bình thường vẫn tranh cướp hàng chục năm nay. Không có vấn đề gì xảy ra cả. Tất nhiên cũng có tranh giành, mâu thuẫn một chút, nhưng không có vụ việc nào đi quá giới hạn”, anh Thành nói. Ngay cả chị Ngần, vợ anh Thành cũng quả quyết là cướp phết không có gì bạo lực hay phản cảm. “Phụ nữ chúng tôi thì không tranh được, chứ nam giới thì thoải mái. Tôi chứng kiến cả chục lễ hội rồi. Không ai bị làm sao cả. Nếu sợ thì sao tôi lại để cho chồng, con tôi tham gia làm gì?”, chị Ngần nói.

Nhiều người có tuổi ở Hiền Quan cũng băn khoăn, lo sợ việc thay đổi cách thức tổ chức lễ hội truyền thống. Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Lê Văn Loan, nguyên lãnh đạo xã Hiền Quan từng nhiều năm làm công tác tổ chức hội cướp phết cho biết, vừa qua, hội thảo về lễ hội có các giáo sư, tiến sĩ sử học nêu ý kiến nhưng đa phần chỉ nói chung chung. “Tôi tâm đắc với ý kiến của Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông. Hội phết phải tổ chức như hiện tại thì mới có người xem. Đây không phải đánh nhau mà chỉ giành nhau quả phết thôi. Đánh nhau thì mới là chuyện”, ông Loan nói. Theo ông Loan, hội cướp phết có lịch sử từ những năm đầu sau Công nguyên, có thời điểm chính quyền không tổ chức thì người dân tự tổ chức. “Trải qua lịch sử như thế, có thời điểm người dân tự bỏ tiền, làm thay công việc của nhà nước, người dân tôn vinh lịch sử, tự dân tưởng nhớ người xưa. Học lịch sử học ở đâu? Học ở đây là nhanh nhất. Lễ hội của nhân dân giờ lại bảo là phản cảm, kết luận cái đó là sai. Việc gì quá thì hướng dẫn vào quy trình. Còn bây giờ bảo đem quả bóng nhựa ra để cướp thì không ai cướp”, ông Loan nói.

Vẫn tổ chức như cũ?

Trong hội thảo mới đây, nhiều chuyên gia, cơ quan quản lý đề nghị hội cướp phết phải thay đổi, một là quay lại hình thức như ngày xưa, đánh biểu diễn bằng gậy tre, hai là giữ theo hình thức hiện tại, nhưng phải chia phe và huấn luyện trước để kiểm soát và tránh xô xát trong lễ hội. “Trước đây đánh phết đúng là có chia phe, dùng gậy, gọi là dùi phết. Đánh kiểu như thế thì cũng xảy ra một số tai nạn. Hăng quá bên nọ bên kia tranh cướp, rồi phang vào đùi, vào ống chân, gẫy chân, gẫy tay, vỡ đầu cũng có. Thấy thế, nhân dân quyết định không tổ chức chơi bằng gậy nữa mà chơi bằng tay”, ông Thanh chia sẻ. Trước đây chủ yếu là người địa phương tổ chức với nhau, nhưng bây giờ khách thập phương về đông nên quản lý có phần khó khăn hơn. “Tất nhiên trong hàng vạn người tránh sao khỏi việc xô xát. Có khi săn nhau để cướp phết thôi nhưng báo chí lại đưa là săn để đánh nhau. Hoặc là cướp phết xong bị mệt, ra nằm nghỉ ở bờ đê thì bảo bị đánh gần chết. Xưa nay chưa có trường hợp nào chết, cũng không có trường hợp vỡ đầu, gãy tay gãy chân cả”, ông Thanh phân trần.

“Về chia phe bên xanh bên đỏ không làm được. Ngày xưa ít người, giờ làm sao mà giữ được. Năm 2000 Sở Văn hóa yêu cầu chúng tôi dựng lại theo truyền thống ngày xưa. Chúng tôi chặt tre để quây kín lại, phục dựng đánh bằng dùi tre cổ truyền nhưng không đánh nổi. Chưa hết một quả là xô vào không giữ được nữa. Gậy tre cứ đánh đi đánh lại, phang vào chân gãy chân ngay. Bây giờ bảo cướp phết tập thể có người tham gia chứ chia phe thì chẳng ai chơi". 

Ông Bùi Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Hiền Quan

“Hàng vạn người thì không thể chia phe được. Với lại, lúc cướp phết thì đông, chứ ngày thường thanh niên đi làm ăn xa hết, lấy ai mà chia vào phe này phe kia. Không có người thì tập luyện thế nào. Mà có tổ chức như thế thì cũng không ai tham gia”, ông Thanh nói và cho biết hình thức hiện tại vẫn là cướp phết theo phe. Hiền Trung, Hiền Tây, Hiền Bắc, Hiền Đông mỗi làng một phe, cũng thành các nhóm để cướp chứ không phải mạnh người nào người ấy cướp. “Hình thức tranh cướp bằng tay không vẫn tốt hơn. Trèo lên nhau, chồng đống lên nhau nhưng chẳng việc gì. Con tôi cũng đi cướp suốt, có năm nào bỏ đâu, chẳng vấn đề gì cả. Nhiều người trung niên còn khỏe vẫn đi cướp”, ông Thanh nói.

Theo ông Bùi Văn Thanh, năm nay tổ chức lễ hội sẽ chặt chẽ hơn, tăng cường công an huyện để hỗ trợ an ninh trật tự. “Chúng tôi sẽ giới hạn bãi phết, mua dây căng thành bãi. Thoát khỏi vòng vây và vượt qua ranh giới là không cướp nữa. Chúng tôi sẽ ra quy định, không gây mất trật tự, đánh nhau, nghiêm cấm cờ bạc, bói toán, bán hàng, nghiêm cấm cả người ăn xin. Ngoài ra sẽ tăng cường công an với lực lượng thôn đội trưởng ra để đan xen vào bãi phết, có vấn đề gì ngăn chặn ngay”, ông Thanh nói. 

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây. 
Nữ thần Đài Loan lười biếng
Nữ thần Đài Loan lười biếng
TPO - Quách Bích Đình khiến khán giả mong chờ khi trở lại với show Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng sau thời gian dài tạm ngừng hoạt động nghệ thuật để lo cho gia đình. Tuy nhiên, biểu hiện của nữ diễn viên trong show gây nhiều tranh cãi.