Dòng sông lạc

Dòng sông lạc
TP - Sông đối với tôi lúc nào cũng lung linh. Nhiều tiểu thuyết về sông, câu chuyện về sông và sông trong tôi luôn có những câu chuyện chảy dài. Sông không có điểm đầu, điểm cuối, chỉ là những khúc ngoặt mà chính sông hay con người trải qua. Sông đó có thể trôi (với nước) nhưng đôi bờ chỉ có lên xuống mà thôi. Lúc vơi lúc đầy. Nhưng sông của Vũ Đức Sao Biển sao lại lạc đường về, hay thật nhỉ?

> Tháng Giêng Đà Lạt mưa phùn
> Nắng của ngày cùng tháng tận

Vậy là đọc một hơi. Sách giờ hiện đại, nhẹ hều, chữ in thoáng, bìa có thòng gấp, tranh bìa yêu, gợi. Cái con thuyền đó hút trong xoáy sâu của sông, vừa như bị lút xuống, vừa như lại trồi lên.

Ông nghe con người mình như chiếc thuyền nhỏ đang nhô lên hụp xuống trên dòng sông đầy sóng lớn.

(*) Nhân vật chính bị lên cơn nhồi máu cơ tim, tiên liệu cho một cơn đột quỵ chóng vánh. Một người con lạc loài, cha nuôi, bố đẻ đều đã mất mà ông không thể đến bên.

Năm 60 tuổi con thuyền đời người mới tạm đậu vậy, cô đơn tới tận cùng giống như con thuyền kia hay cũng như dòng sông lớn nọ.

Trước đó, Hoàng Trọng Mậu, tên khai sinh là Đỗ Tuấn đáng nhẽ là chiến sĩ Việt Minh, thoắt thành người phía bên kia. Mất 23 tháng đi cải tạo và sạch bách những bằng cấp của riêng mình.

Cuộc đời của nhân vật chính trong Sông lạc đường về cứ trôi dập dềnh trong con sông của một đời người. Anh nghĩ, lẽ nào mình như dòng sông lạc đường về. Phận người như những giọt nước mắt mất đi trong biển đời bão tố mà. (*)

Tụ cả lại là chính những cô đơn của nhân vật chính tên Mậu hay của chính tác giả cuốn sách, chắc chỉ có thể tìm câu trả lời nơi thân chủ.

Nhưng cái tương đồng về thân thế, con người, thời gian, câu chuyện và những tác phẩm của Hoàng Trọng Mậu đều đa phần giống với Vũ Đức Sao Biển, cha đẻ của Sông lạc đường về.

Vũ Đức Sao Biển từng đã là nhân vật trên Tiền Phong năm 2007. Không chỉ nói chuyện báo chí, nói về những cảm xúc nhạc đầu đời của mình, ông kể chuyện những nỏ tôm và ăn thịt gà (thực ra là chuột) ở Gành Ráng đầy tươi vui, yêu đời…

Người đọc hẳn muốn truy vấn tận nơi về gốc rễ nhân vật Mậu là ai, nhưng tác giả đã phủ đầu ngay từ lời tựa: “Nếu có sự trùng hợp hoặc tương cận giữa tình huống tiểu thuyết với tình huống cụ thể nào đó trong cuộc sống hiện thực thì đó là điều không cố ý của tác giả. “Sông lạc đường về” của tôi chỉ là tiểu thuyết và nó chỉ là tiểu thuyết mà thôi”.

Đây là một khúc sông trôi lạc của một con người, với ngồn ngộn những góc độ thế thời, báo chí và góc khuất của tình đời. Không những thế, giọng văn của Vũ Đức Sao Biển rất thơ và nhiều góc hình điện ảnh.

Sông như một dải lụa vàng chảy vắt ngang thành phố… Sương phủ những hàng cây, sương lan trên phố, sương len vào những ngôi nhà.(*)

(*) Trích tiểu thuyết “Sông lạc đường về” của Vũ Đức Sao Biển.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).