Đừng hơi tí là ầm lên Tranh giả!

Đừng hơi tí là ầm lên Tranh giả!
Một ý kiến đáng suy nghĩ từ một người trong nghề: “Đừng hơi tí là ầm lên Tranh giả! Vì điều đó không làm thị trường tốt lên mà chỉ khiến những người yêu nghệ thuật sợ hãi rời xa tranh, ai còn dám đầu tư vào nghệ thuật Việt nữa”

Gần đây, chuyện tranh giả lại nóng. Con trai của họa sỹ Đông Dương Nguyễn Trọng Hợp, họa sỹ Nguyễn Đức Hòa khẳng định, bức tranh được một nhà sưu tập nọ rao bán không phải của bố anh vẽ, như “quảng cáo”.

Lý lẽ anh đưa ra: “Bố tôi không vẽ kém như vậy”. Nhiều học trò và người yêu mến tranh của cố họa sỹ Nguyễn Trọng Hợp cũng đồng quan điểm với họa sỹ Nguyễn Đức Hòa: “Thầy Nguyễn Trọng Hợp vẽ về miền núi kỹ, chi tiết nhưng rất giản dị, không tham tả như trong bức này”; “Tranh giả. Nhìn thua tranh sinh viên”.

Giữa làn sóng dư luận, nhà sưu tập nọ phân bua: “Tôi cũng đã khá cẩn thận khi mua tranh để chơi”. Nhà sưu tập chia sẻ, anh chỉ mua tranh từ họa sỹ và nhà họa sỹ; từ nhà đấu giá; mua qua một số nhà sưu tập có uy tín. Gallery đã bán tranh cho nhà sưu tập cũng xác nhận bức tranh do họ bán ra đã được kiểm tra kỹ  mọi chi tiết của tác phẩm, dựa trên các yếu tố khách quan và logic khoa học.

Giữa lúc căng thẳng cực điểm, con trai cố họa sỹ Nguyễn Trọng Hợp bất ngờ đăng công khai lời cáo lỗi trên trang cá nhân. Anh nói rằng, do chỉ xem hình ảnh qua màn hình điện thoại cầm tay, không nét, lại nghiêng nên nhất thời anh phủ nhận đó là tranh của cha mình. Nhưng khi được xem ảnh nét và chi tiết hơn thì công nhận “đó là một trong các bức phác thảo-thể nghiệm của bố tôi trong quá trình làm tranh. Có điều, đó là phác thảo-vẽ thử chứ chưa đạt đến tầm tranh của bố tôi”.

Theo con trai của cố họa sỹ, bức phác thảo mà nhà sưu tập gọi là tranh, được họa sỹ Nguyễn Trọng Hợp ký tên năm 1984, cùng với nhiều bản vẽ khác mà “cụ” chưa ký trước đó. Nhà sưu tập và gallery nọ đã được “giải oan”.

Từ lùm xùm tranh giả- tranh thật ở trên, đặt ra vấn đề hành xử văn hóa đối với tác phẩm nghệ thuật. Một ý kiến đáng suy nghĩ từ một người trong nghề: “Đừng hơi tí là ầm lên Tranh giả! Vì điều đó không làm thị trường tốt lên mà chỉ khiến những người yêu nghệ thuật sợ hãi rời xa tranh, ai còn dám đầu tư vào nghệ thuật Việt nữa”. Một vấn đề khác đặt ra, với tranh của các tác giả đã khuất, việc thẩm định tranh thật- tranh giả có nên chỉ trông chờ vào khẳng định từ người thân của họ? Bởi người thân cũng có khi nhầm, như trường hợp trên.

Một câu chuyện khác, hiện nay khá nhiều nhà sưu tập rao bán hoặc khoe sở hữu tranh nude của cố điêu khắc gia nổi tiếng Lê Công Thành. Song những ai từng yêu mến Lê Công Thành đều hiểu, chỉ điêu khắc mới đích thực của Lê Công Thành, còn hội họa bấy lâu nay được ghép tên chung: “Hội họa Thành- Thái”. Ai đảm bảo những bức tranh gắn tên Lê Công Thành đang được rao bán hiện nay “chuẩn” tranh Thành? Vì cả Lê Công Thành và vợ ông, Kim Thái đều say mê vẽ nude, theo lối mô phỏng tượng nude của Lê Công Thành. Vấn đề ở chỗ, giá tranh của hai vợ chồng chênh lệch trên thị trường. Nói tranh của Lê Công Thành, đương nhiên giá khác ngay.

MỚI - NÓNG
Đội viên Đề án 500 trí thức trẻ muốn vào công chức phải qua kiểm tra, sát hạch
Đội viên Đề án 500 trí thức trẻ muốn vào công chức phải qua kiểm tra, sát hạch
TPO - Lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị cho biết, đang khẩn trương xây dựng phương án kiểm tra, sát hạch để tiếp nhận các đội viên thuộc Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi (gọi tắt là Đề án 500 trí thức trẻ) vào công chức cấp xã.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Ai còn sót lòng nhân đạo?

Ai còn sót lòng nhân đạo?

TPO - Dù vẫn giữ sức hấp dẫn bằng bạo lực và độ kịch tính dồn dập, mùa ba "Squid Game” (Trò chơi con mực) lại khiến khán giả chia phe vì cách mở rộng kịch bản và nhiều tình tiết phi logic.
Một số di tích ở phố cổ Hà Nội tạm dừng đón khách đến hết năm 2025

Một số di tích ở phố cổ Hà Nội tạm dừng đón khách đến hết năm 2025

TPO - Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội vừa thông báo về việc tạm ngừng đón khách tham quan tại một số điểm di tích trên địa bàn để tu bổ, chống xuống cấp. Các di tích sau khi hoàn thành tu bổ sẽ được kỳ vọng tiếp tục là điểm đến hấp dẫn trong hành trình khám phá lịch sử, kiến trúc và đời sống văn hóa truyền thống giữa lòng phố cổ.
Điều chưa từng có ở Hoa hậu Việt Nam

Điều chưa từng có ở Hoa hậu Việt Nam

TPO - Trải qua 37 năm phát triển, Hoa hậu Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là cuộc thi nhan sắc có uy tín, tầm vóc và sức ảnh hưởng hàng đầu. Đêm chung kết năm 2024, tổ chức trên sân khấu thực cảnh bên dòng sông Hương, không chỉ tìm ra top 3 xuất sắc, mà còn là minh chứng cho giá trị vững bền của một cuộc thi mang sứ mệnh tôn vinh vẻ đẹp Việt.
Làm phim cần vấp ngã và hồn nhiên

Làm phim cần vấp ngã và hồn nhiên

TP - Hội thảo “Phát hiện và bồi dưỡng tài năng điện ảnh: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp của Việt Nam” trong khuôn khổ LHP Châu Á Đà Nẵng xoay quanh những câu hỏi về khả năng phát hiện và đào tạo một thế hệ những nhà làm phim trẻ của các khóa học điện ảnh chính quy lẫn ngắn hạn tại Việt Nam.
Thầy giáo nói về thành tích học tập xuất sắc của Hoa hậu Hà Trúc Linh

Thầy giáo nói về thành tích học tập xuất sắc của Hoa hậu Hà Trúc Linh

TPO - PGS.TS Phạm Tiến Đạt - Hiệu trưởng Đại học Tài chính - Marketing - cho biết gần 20.000 sinh viên của trường theo dõi đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024, tự hào khi chứng kiến khoảnh khắc Hà Trúc Linh đăng quang. "Nhà trường lên kế hoạch đón Trúc Linh từ sân bay Tân Sơn Nhất về trường, sau đó là đại nhạc hội chào mừng", PGS.TS Phạm Tiến Đạt nói. 
Thủ tướng yêu cầu kiểm soát, không để xảy ra quảng cáo sai sự thật

Thủ tướng yêu cầu kiểm soát, không để xảy ra quảng cáo sai sự thật

TPO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) chủ trì nghiên cứu, có chế tài xử lý nghiêm việc cá nhân, nghệ sĩ, người nổi tiếng... có hành vi quảng cáo sai sự thật, nhất là trên mạng xã hội. Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan truyền thông báo chí quản lý, kiểm soát chặt chẽ không để xảy ra tình trạng quảng cáo sai sự thật gây nhầm lẫn cho nhân dân.