Hà Giang đề nghị Bộ Văn hóa thỏa thuận xây dựng ở dinh thự vua Mèo

Trong khuôn viên Khu nhà Vương ở huyện Đồng Văn
Trong khuôn viên Khu nhà Vương ở huyện Đồng Văn
TPO - UBND tỉnh Hà Giang có công văn đề nghị Bộ VHTTDL xem xét, có ý kiến thỏa thuận về việc xây dựng nhà ở trong khu vực II di tích quốc gia nhà Vương, huyện Đồng Văn.

Trong công văn số 3244/UBND-VHXH ngày 10/10 gửi Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Hà Giang xin thỏa thuận xây dựng nhà ở trong khu vực II di tích nhà Vương, huyện Đồng Văn.

Theo biên bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích khu nhà Vương xác lập ngày 4/5/1993 đã được phê duyệt, khu vực I bao gồm toàn bộ khu đất bên trong tường rào đá (tháng 5/2019 khu vực I này đã được UBND huyện Đồng Văn cấp CNQSD đất và tài sản khác gắn liền với đất cho 16 người con cháu dòng họ Vương); khu vực II bao gồm khu đất bao bọc xung quanh phía ngoài tường thành, bán kính cách tường thành 40m, diện tích 13.920m2, trong đó có hộ ông Vàng Mí Pó.

Ngôi nhà được làm từ năm 1994, hiện nay bức tường trình đầu hồi bị nứt kéo dài từ cổ tường đến chân tường có nguy cơ đổ sập, ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng không đảm bảo an toàn, gia đình có đơn đề nghị được tháo dỡ nhà cũ, xây nhà mới theo kiến trúc của địa phương trên phần diện tích hiện trạng của nhà cũ.

Cụ thể, diện tích xây dựng là 58,24m2 (trên thửa đất số 42, tổng diện tích 208m2). Loại công trình, cấp 4 (nhà truyền thống 3 gian), móng xây đá hộc, tường xây gạch bê tông sơn giả đất, mái lợp ngói âm dương, nền láng vữa xi măng, cửa bằng gỗ (có bản vẽ mẫu nhà ở và văn bản liên quan gửi kèm).

UBND tỉnh Hà Giang đề nghị Bộ VHTTDL xem xét, có ý kiến chấp thuận để gia đình ông Vàng Mí Pó xây dựng lại nhà ở, ổn định cuộc sống. Khu nhà Vương được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.