Hà Nội cuối tuần đi đâu, xem gì?

TPO - Nhiều phim mới ra rạp, chương trình nghệ thuật giải trí góp phần làm phong phú hơn lựa chọn dịp cuối tuần này.

Để mãi được gần anh

với diva Mỹ Linh, 20h tối 9 và 10/1 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình có ba khách mời nổi tiếng là Trọng Tấn, Tấn Minh và Tùng Dương. Tên chương trình lấy theo tên ca khúc hit của Mỹ Linh. Có lẽ không chỉ hát về tình yêu, mà gửi gắm thông điệp ấm áp về gia đình nên cả ba khách mời đều là các ông bố dễ có sự đồng cảm.

Hà Nội cuối tuần đi đâu, xem gì? ảnh 1

Khánh Ly trở lại với Live concert tối 10/1 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, không thể thiếu những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Chương trình còn có các ca sỹ Lệ Quyên, Quang Thành, Kim Anh. Đặc biệt, một phần lợi nhuận của chương trình sẽ dành tặng quỹ Những vòng tay nhân ái.

Hòa nhạc Nghe kiểu khác tại Viện Goethe, dành cho khán giả trên 12 tuổi tối 9/1 tại Viện Goethe. Khán giả thưởng thức và trò chuyện đa phương tiện cùng nghệ sỹ piano Cao Thanh Lan. Cô thử nghiệm để kết hợp âm thanh dương cầm với âm thanh điện tử. Cô chơi tác phẩm của Tom Rojo Poller, Alexander Kluge, Peter Ablinger, Oliver Messiaen.

Hà Nội cuối tuần đi đâu, xem gì? ảnh 2

Hai đêm múa đương đại Một câu chuyện khác tại Nhà hát Tuổi trẻ tối 9 và 10/1.Đây là chương trình do các nghệ sỹ vũ đoàn Derashinera thực hiện. Vũ đoàn được thành lập năm 2006 biểu diễn tại nhiều nơi ở Nhật Bản và trên thế giới, vừa kết thúc chuyến lưu diễn tại New York cuối năm vừa rồi. 

Phong cách múa của đoàn  lấy nền tảng từ kịch câm. Chương trình gồm hai tác phẩm Một câu chuyện khác dài 23 phút, là hành trình của hai người đàn ông và một phụ nữ ghé vào sàn bowling và một nhà hàng và không nói với nhau một lời. Chuyện xảy ra trong một đêm dài 45 phút, tái hiện lại một giấc mơ. Chương trình không dành cho trẻ dưới 6 tuổi, vé mời phát miễn phí.

Ba phim hài mới ra rạp dịp cuối tuần này. Điệp vụ chân dài lấy cảm hứng từ vụ Thánh cô cô bóc, bóc trần sự thật cuộc sống vương giả của các hoa hậu ao làng. Phim có sự góp mặt: Lê Dương Bảo Lâm, Diệu Nhi, BB Trần, Kỳ Hân, Thanh Tú. Tuy nhiên đạo diễn Nguyễn Quang Tuyến chưa gây được ấn tượng trong phim trước đó Cầu vồng không sắc. Khán giả yêu mến ba chú sóc chuột có thể lựa chọn phim Sóc chuột du hí. Trong tập phim này ba chú sóc chuột Alvin, Simon và Theodore bắt đầu hoài nghi về tình cảm của người cha yêu quý Dave Seville khi có sự xuất hiện của cô bạn gái mới. Nhiệm vụ đặt ra là họ lén đến Miami phá màn cầu hôn. Tây du ký lạ truyện-kiếp nạn 82, kể về cuộc chạm trán giữa tiểu yêu vương Đại Chùy với bốn thầy trò Đường Tăng. Đại Chùy sở hữu đôi tai nhọn, một số phép thuật làng nhàng nhưng tự xưng Đại vương, tuy nhiên cuộc đời thay đổi hẳn sau cuộc gặp với bốn thầy trò. Trong khi đó, cuộc gặp này lại trở thành kiếp nạn mới của bốn thầy trò.

Hà Nội cuối tuần đi đâu, xem gì? ảnh 3

Phim phiêu lưu có Kẻ trộm mộ có sự tham gia của Triệu Hựu Đình, Thư Kỳ, Diêu Thần, Lý Thần, Angela Baby. Phim dựa trên tiểu thuyết bán chạy tại Trung Quốc, câu chuyện của bộ ba cướp mộ huyền thoại đang tạm gác kiếm thì nhận được lời đề nghị hấp dẫn, chấp nhận trở lại con đường cũ.

Cuộc đời của Yến phim về cuộc đời một người phụ nữ Việt Nam ở nông thôn từ trước CMT8, lấy chồng từ 10 tuổi cho đến ngày có ba đứa con với những biến cố, thăng trầm khi gánh vác gia đình nhà chồng.  

Triển lãm cá nhân Quỳnh by night, khai mạc 18h30 tối 9/1, trò chuyện nghệ thuật vào 16h30 chiều 9/1 tại Nhà sàn Collective. Triển lãm kéo dài từ 10/1 đến 20/2.

Tác giả sử dụng các chất liệu có trong khuôn mẫu của các phim truyền hình dài tập ủy mị được hâm mộ tại châu Á, âm nhạc thịnh hành trong các chương trình ca nhạc, sản phẩm trang trí mô phỏng, đồ chơi của trẻ con... được nhân bản và sắp xếp thành không gian tầng tầng lớp lớp văn hóa.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.