Kinh nghiệm ăn chơi ở 'thiên đường sống ảo' Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn có nhiều góc chụp ảnh đẹp cả ngày lẫn đêm
Phượng Hoàng cổ trấn có nhiều góc chụp ảnh đẹp cả ngày lẫn đêm
TPO - Những dãy nhà gỗ rêu phong ở thị trấn nghìn tuổi Phượng Hoàng cổ trấn, những chiếc cầu đá, cầu gỗ vắt ngang Đà Giang đều có thể làm nên những “góc sống ảo” tuyệt đẹp.

“Check-in” cực ảo
Vài năm gần đây, Phượng Hoàng cổ trấn nổi lên là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn du khách. Hiện nay mỗi tuần hàng chục nghìn người đổ tới Phượng Hoàng. Khách tới Phượng Hoàng có thể chọn nhiều loại tour đa dạng từ tự túc, tour đường bộ tới tour charter bay thẳng.

Kinh nghiệm ăn chơi ở 'thiên đường sống ảo' Phượng Hoàng cổ trấn ảnh 1

Một góc "sống ảo" bên dòng Đà Giang

Anh Đường Tổ Dịch, hướng dẫn viên bản địa phân tích, nếu khách đi đường bộ có thể tiết kiệm chi phí (chỉ 6-7 triệu đồng/người), tuy nhiên khách phải mất khoảng 22 tiếng ngồi tàu xe. Khách mua tour charter mất khoảng hơn 11 triệu đồng cho 6 ngày 5 đêm du lịch trọn gói, chỉ mất khoảng 2 tiếng bay thẳng từ Hà Nội tới sân bay quốc tế Trương Gia Giới.

Kinh nghiệm ăn chơi ở 'thiên đường sống ảo' Phượng Hoàng cổ trấn ảnh 2

Thị trấn cổ nghìn năm được gìn giữ rất tốt

Phượng Hoàng là trấn cổ nằm tại huyện Phượng Hoàng, Châu tự trị của người Miêu Tương Tây phía Tây tỉnh Hồ Nam. Những dãy nhà gỗ ở đây được bảo tồn khá tốt, nằm ôn trọn hai bên bờ Đà Giang và kéo dài khoảng 2 km.

Cây cầu đá Nam Hoa vắt qua Đà Giang phân chia trấn cổ Phượng Hoàng thành khu vực thượng lưu, trung lưu và hạ lưu. Khu vực tập trung sầm uất dịch vụ nhất vẫn là trung lưu với loạt công trình nổi bật giữa dòng sông xanh mát: Hồng Kiều, lầu Miêu Miêu, cầu đá nhảy, tháp Vạn Danh, cung Vạn Thọ.

Kinh nghiệm ăn chơi ở 'thiên đường sống ảo' Phượng Hoàng cổ trấn ảnh 3

Ánh đẹp thắp sang đôi bờ Đà Giang


Khách đi bộ theo lối cầu thang đá từ cầu Nam Hoa xuống phía dưới để dẫn xuống hai bên bờ Đà Giang, hoặc có thể vào Phượng Hoàng cổ trấn từ đường khác trong phố. Tuy nhiên, khu vực tập trung các cụm kiến trúc độc đáo vẫn nằm ven sông.

Những góc ảnh “sống ảo” đẹp dành cho giới trẻ và du khách nói chung khi tới Phượng Hoàng cổ trấn không thể không nhắc tới cầu đá nhảy. Hai hàng đá song song cho hai dòng khách đi lại sang đôi bờ, gần như lúc nào cũng ken đặc người vì đúng mùa cao điểm du lịch.
Kinh nghiệm ăn chơi ở 'thiên đường sống ảo' Phượng Hoàng cổ trấn ảnh 4 Dòng người di chuyển trên cầu đá nhảy đông đúc từ sáng tới khuya
Du khách muốn có những tấm ảnh thưa vắng người, nên chọn thời điểm sớm tinh mơ. Người cầm máy nên đứng từ chiếc cầu gỗ bên cạnh để có được góc ảnh đẹp nhất. Ban ngày Phượng Hoàng khá trầm, bớt huyên náo hơn ban đêm. Phượng Hoàng về đêm náo nhiệt hơn hẳn, lại mang vẻ đẹp huyền ảo. Ánh sáng hắt ra từ các dãy nhà, đèn trang trí ở những lầu gác hắt lên trời vệt sáng lung linh. Dọc bờ sông, gần phía Hồng Kiều, Phong Kiều khách có thể đứng cạnh mép nước chụp ảnh.
Kinh nghiệm ăn chơi ở 'thiên đường sống ảo' Phượng Hoàng cổ trấn ảnh 5 Nườm nượp du khách đổ về Phượng Hoàng
Xuôi về phía hạ lưu với một loạt công trình cầu gỗ, tháp Vạn Danh ban đêm càng trở nên kỳ ảo hơn. Khách có thể mua vé ngồi thuyền, khoảng 80 Nhân dân tệ (tương đương hơn 250 nghìn đồng) đi dọc quãng sông Đà. Nước sông tháng 8 đã mát lịm. Đi thuyền giữa sông và lia mắt nhìn dãy nhà cổ đôi bờ cũng là trải nghiệm nên thử khi tới Phượng Hoàng cổ trấn. Ẩm thực đường phố đa dạng
Phượng Hoàng cổ trấn không chỉ giữ gìn được những công trình kiến trúc đặc trưng, mà những nét văn hóa và ẩm thực đặc trưng của người Miêu, người Thổ Gia ở vùng này được khai thác tốt để phục vụ du lịch. Giá cả ẩm thực đường phố ở khu trấn cổ không quá đắt đỏ, khách có thể nhẩn nha lần lượt thưởng thức.
Kinh nghiệm ăn chơi ở 'thiên đường sống ảo' Phượng Hoàng cổ trấn ảnh 6 Nhiều đặn sản bánh kẹo thủ công ở Phượng Hoàng cổ trấn
Kẹo gừng là đặc sản nổi tiếng nhất định phải thử khi tới Phượng Hoàng. Dọc đường phố cổ rất nhiều cửa hàng bán kẹo gừng, nhưng theo tư vấn của một hướng dẫn viên người Việt thì cửa hàng lớn nhất này lưu giữ truyền thống làm kẹo gừng hơn trăm năm. Kẹo mua ở đây ngọt thanh và thơm gừng. Vịt trời hun khói cũng là đặc sản khác của vùng trấn cổ này. Vịt tẩm ướp gia vị thơm phức, hun khói và đóng gói hút chân không giúp du khách mang về làm quà. Giá giao động khoảng 100 NDT/nửa con vịt trời hun khói đóng gói.
Kinh nghiệm ăn chơi ở 'thiên đường sống ảo' Phượng Hoàng cổ trấn ảnh 7 Củ cải muối đặc sản Phượng Hoàng
Dọc các dãy phố chốc chốc lại có những quán nướng với đủ lựa chọn từ thịt xiên, hải sản, cua, cơm nếp nướng, rau củ quả nướng, há cảo chiên… phục vụ mua mang theo hoặc ngồi thưởng thức tại chỗ. Thật thiếu sót nếu không kể tới món bánh tép. Tép tươi rói còn bật tanh tách được vớt lên từ Đà Giang. Đầu bếp trộn tẹp với chút bột và chiên ngập trong chảo dầu sôi, bánh tép thơm ngon, giòn rụm nếu ăn nóng. Sản vật từ Đà Giang còn tạo nên món lẩu cá cay đặc trưng của đất Phượng Hoàng.
Kinh nghiệm ăn chơi ở 'thiên đường sống ảo' Phượng Hoàng cổ trấn ảnh 8  Ẩm thực phong phú thưởng thức tại chỗ hoặc "khuân" về
Đậu phụ thối hẳn nhiều người Việt từng thử hoặc nghe qua, có thể ban đầu nhiều người sẽ e dè. Thực chất đây là đậu phụ lên men. Nhìn vỏ ngoài đậu chuyển màu đen, khi chiên lên mùi chua ủng bốc lên khá nồng xung quanh nồi chiên nhưng miếng đậu cho vào miệng cắn có vị ngậy, thơm. Đầu bếp phủ lên những miếng đậu chút nước sốt chua cay đậm đà, rắc thêm chút rau thơm đẹp mắt khiến những người thưởng thức một lần khó quên mùi vị đặc biệt này. Cảnh vật thay đổi khá bất ngờ giữa ban ngày với đêm xuống, cộng với cửa hàng ăn uống khá đa dạng, nên du khách có thể dành trọn vẹn ngày đêm khám phá Phượng Hoàng không chán. 
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.