Ký ức về cuộc sống nghèo khổ của NSND Trịnh Thịnh
Để nuôi 5 con gái lớn lên, NSND Trịnh Thịnh ngoài những ngày đi quay phim còn đi bán bánh mì. Ông thường để 5 cô con gái vào thùng bánh mì, xếp lên chiếc xe xích lô cũ, rồi cả 6 bố con cùng đi lấy bánh.

Chúng tôi đến nhà của NSND Trịnh Thịnh sau khi biết ông qua đời, căn nhà tập thể cũ kĩ trên phố Nguyễn An Ninh trở nên im ắng lạ thường. Lúc chúng tôi còn rụt rè đứng ở hành lang, cô con gái thứ tư của cố nghệ sĩ đã hồn hậu mời chúng tôi vào nhà và nán lại trò chuyện với phóng viên chúng tôi về cuộc đời và sự nghiệp của NSND Trịnh Thịnh.

Cả một đời ông vất vả, đến khi có phần sung sướng hơn một tí thì tuổi ông cũng đã cao, sức khỏe yếu dần. Nhà cũng neo người lại chỉ toàn con gái, khi ông ốm đau, tôi có những lúc phải cõng ông chạy đôn chạy đáo ở bệnh viện Việt Xô để làm xét nghiệm, thương ông nhiều lắm.”
Những ngày cuối cùng của cố nghệ sĩ, gia đình đã dành mọi thời gian để được bên cạnh ông, động viên tinh thần ông. Biết ông thích ăn phở sốt vang, nên hôm nào cô con gái cả của ông cũng mua cho ông ăn. Hôm nào mà thấy bảo cái Vân xuống là ông đều chờ, chốc chốc lại hỏi nó sắp đến chưa vì biết cô sẽ mua phở xuống.
Hôm trước ngày mất, ông có hỏi: “Hôm qua cái Vân nó không vào à?” mà không cầm được nước mắt, hôm đó cô có đến vào gọi bố nhưng mà bố yếu quá, bố mở mắt ra xong lại nhắm mắt vào rồi thiếp đi không biết gì nữa.
Lần cuối cùng gặp bố thì bố nói rằng: “Thôi con ơi, con nhớ giữ gìn sức khỏe nhé, không cần phải mua cho bố phở sốt vang nữa đâu. Bố mệt quá rồi.”

Lúc ấy khổ lắm, ông bà phải tính nước là không nấu nướng ở nhà mà mua cơm ngoài hàng cho đỡ tốn kém, nhà có 7 người thì mua 5 suất thức ăn, về thổi thêm một ít cơm nữa là đủ cho cả nhà ăn. Phải tính toán mọi cách để làm sao các con không bị đói.
Từ đồng quà cái bánh, ông đi đâu về cũng để dành phần cho con. Có lần cô út bị viêm xoang mũi, ông đạp xe liên tục trong 12 ngày lên tận xưởng phim để đưa cô đi tiêm thuốc. Ngay cả lúc ông ốm ông cũng phải một hai đèo cô đi cho bằng được, sợ mất 1 lần tiêm thuốc bệnh lại nặng hơn thì khổ con.
Những lần đi sơ tán, cứ đến ngày nghỉ, ông lại cặm cụi lo chuẩn bị thức ăn, gạo… để chở mang đến cho các con. Lúc ấy, phải đi bộ trên những bãi cát, đi đò, máy bay thì liên tục thả bom. Có hôm trời mưa, bùn bết đặc cứng vào bánh xe không thể đi nổi, vất vả đủ đường, nhưng vẫn tìm mọi cách để tiếp tế cho các con. Lo các con không có cái ăn.
Bây giờ con cái ai cũng lớn tuổi cả rồi nhưng những kỉ niệm thời thơ ấu nghèo khó đó vẫn không bao giờ quên được.
Gương mặt có phần mệt mỏi vì thức đêm, vợ của NSND Trịnh Thịnh, bà Nguyễn Thị Ngọc Khanh vẫn tiếp phóng viên rất tận tình. Chốc chốc cuộc trò chuyện lại bị gián đoạn bởi những cuộc điện thoại động viên, chia buồn từ bạn bè, trong đó có cả NSND Trà Giang, Ngọc Lan, những người rất thân với NSND Trịnh Thịnh lúc ông còn sống.

Trong giọng kể trìu mến của bà, “ông Thịnh” là người hiền lành, sống tình cảm, tuy có phần nghiêm khắc. Trên phim “ông ấy” hài hước, vui nhộn thế nhưng ở ngoài “ông ấy” trái ngược hoàn toàn. Đặc biệt, “ông Thịnh” rất tâm huyết với nghề, nhận vai nào mới ông đều nghiền ngẫm kịch bản rất kĩ, cho nên hầu hết các vai của ông đều có diễn xuất tự nhiên, chân chất. Nghiệp diễn cũng chính là đam mê lớn nhất của cuộc đời “ông ấy”.
Dẫu cho quy luật cuộc sống khắc nghiệt là vậy, nhưng những cống hiến của cố NSND Trịnh Thịnh, những cố gắng mang lại tiếng cười trong các bộ phim ông đã đóng sẽ luôn luôn còn mãi. Những ông nội thằng Bờm, ông Củng… sẽ là những dấu ấn không thể quên trong lòng khán giả hâm mộ và yêu mến NSND Trịnh Thịnh.
Dân Trí
Cùng chuyên mục

Kỳ nhân Ðặng Ðình Hưng

Vụ á hậu Philippines: Sa thải cảnh sát trưởng Makati và 3 nhân viên khác

Profile toàn 'quan lớn' của dàn Táo Quân

Chia sẻ xúc động về bố, NSND Đặng Thái Sơn nhận tràng vỗ tay không ngớt

Diva Thanh Lam đã nhận lời cầu hôn của bạn trai

Người tung tin sai sự thật về việc nhạc sĩ Trần Tiến qua đời bị xử lý thế nào?

Trường Vũ bật mí chuyện tình 'thời đan áo'

Trên 1.100 bài viết tham dự cuộc thi viết 'Thương nhớ miền Trung'
Trên 1.100 bài viết tham dự cuộc thi viết 'Thương nhớ miền Trung'