Lại Bắc Hải Đăng được bổ nhiệm làm phó ban VTV3

Nhà báo Lại Bắc Hải Đăng. Ảnh: Bá Ngọc.
Nhà báo Lại Bắc Hải Đăng. Ảnh: Bá Ngọc.
Nhà báo Lại Bắc Hải Đăng đảm nhận vị trí Phó ban Sản xuất các chương trình Giải trí VTV3 từ 1/7, sau khi nhà báo Lại Văn Sâm nghỉ hưu.

Chiều 15/8, nhà báo Lại Bắc Hải Đăng xác nhận về việc được bổ nhiệm làm Phó ban VTV3 từ 1/7, dưới sự phân công của lãnh đạo Đài. Trước đó, anh là Phó giám đốc kênh VTV9.

Hiện, Tạ Bích Loan là Trưởng ban sản xuất các chương trình giải trí VTV3 sau khi nhà báo Lại Văn Sâm về hưu.

Lại Bắc Hải Đăng sinh năm 1979, là cựu sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Anh bắt đầu làm việc ở VTV từ rất sớm. Năm 2010, con trai nhà báo Lại Văn Sâm gác bỏ công việc đi du học tại Australia.

Sau khi về nước, anh đảm nhiệm vai trò đạo diễn của hàng loạt chương trình Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng, Ai là triệu phú... Anh còn làm Tổng đạo diễn chương trình Điều ước thứ bảy.

Tuy nhiên, với Điều ước thứ 7, do không xác nhận thông tin trong chương trình liên quan đến cặp vợ chồng hát rong phát sóng ngày 10/1/2015, Lại Bắc Hải Đăng cùng biên tập viên chương trình này bị kỷ luật, đình chỉ công tác.

Sau sự cố này, tháng 6/2015, anh được VTV điều động làm Trưởng phòng Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Huế. 

Tháng 11/2015, Lại Bắc Hải Đăng tiếp tục được bổ nhiệm là Phó Giám đốc kênh VTV9.

Lại Bắc Hải Đăng từng trả lời phỏng vấn: "Đầu năm 2015, chương trình Điều ước thứ bảy do tôi phụ trách có sự cố nhưng tôi không nghĩ nó quá nặng nề. Nhiều người gặp tôi, bắt tay chia sẻ nhưng thật ra, tôi không đau đớn, buồn phiền như mọi người nghĩ đâu. Trong cái không may thì vẫn có cái được đó chứ. Đó là bài học về cách nhìn người, đánh giá vấn đề".

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.