Lại “cầm nhầm”

Lại “cầm nhầm”
TP - Vụ “Biển chết” một lần nữa khiến dư luận hoang mang về tính tự trọng của người nghệ sỹ. Sau khi bức tranh bị Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh thu hồi với lí do vi phạm bản quyền, “cha đẻ” bức tranh đã gửi kiến nghị lên Hội Mỹ thuật Việt Nam. 

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam có ý kiến: Không đồng tình quyết định kỷ luật của Hội Văn học Nghệ thuật Trà Vinh với họa sỹ Nguyễn Nhân, tác giả “Biển chết”. Tuy nhiên, điều dư luận mong muốn người lãnh đạo cao nhất của Hội trả lời: Họa sỹ Nguyễn Nhân có vi phạm bản quyền hay không thì ông Chủ tịch Hội Mỹ thuật lại “cần nghiên cứu”, chưa khẳng định hay phủ định. Nhưng cũng chẳng cần đợi bao lâu, người yêu nghệ thuật đã có ngay đáp án chính xác: “Biển chết” được “tái sinh” từ bức ảnh “Điêu đứng vì biển chết” của tác giả Thành Quang, in trên trang nhất báo Thanh Niên. Chưa dừng lại, “Biển chết” còn có chi tiết giống với bức tranh “Sông chết” của họa sỹ Lê Thế Anh (Hà Nội). Đồng thời, Hội địa phương tố luôn: Năm 2009, họa sỹ Nguyễn Nhân đã từng “sao chép” tác phẩm “Giai điệu mùa xuân” của họa sỹ Nguyễn Lâm thành tác phẩm “Giai điệu tháng tư” của mình.

Xem tác phẩm nhiếp ảnh trên báo, xem tác phẩm hội họa “Sông chết” của Lê Thế Anh, độc giả dù kém tinh tế nhất cũng nhận ra, “Biển chết” ra đời nhờ sự cóp nhặt và lắp ghép từ hai tác phẩm sinh trước. Làm như vậy, sao còn gọi là sáng tạo nghệ thuật, để mà “kêu oan”? Một độc giả ngán ngẩm: “Thế này thì em cũng làm họa sỹ được”.

Lại một câu chuyện khác liên quan đến “đánh cắp bản quyền” mới xảy ra, cũng ở địa phương. Hội văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Nông mới cách chức một Phó chánh văn phòng Hội, vì truyền thống “đạo” văn, hồn nhiên lấy tác phẩm đã được xuất bản của nhiều tác giả để đăng trên tạp chí mà mình giữ vai trò quan trọng. Vụ việc này từng chấn động văn đàn từ năm 2011, đến nay kẻ “cầm nhầm văn” mới chính thức bị xử lí nghiêm khắc. Nhưng dù sao chuyện đạo văn, đạo thơ, đạo chữ cũng đã diễn ra như “chuyện thường ngày phố huyện”, ngay cả những vị đã có tên tuổi trong nước còn dính “dớp”.

Nhìn lại những vụ “đạo” văn thơ, “đạo” hội họa hầu hết đều thấy, những người “đạo” thường khá “to còi” khi bị phát hiện. Họ chỉ chấp nhận mình vị phạm bản quyền khi bằng chứng rõ như ban ngày. Hẳn không ít độc giả sẽ thắc mắc: Làm sao những tác phẩm “đạo” lại lọt vào giải thưởng nọ, kia? Để rồi đến khi đã “ẵm” giải mới lệnh thu hồi? (Trường hợp tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư cũng vậy). Với những nghệ sỹ thiếu tự trọng, thu hồi giải thưởng có đủ sức răn đe? Trở lại với “Biển chết”. Đến khi mọi chuyện được phanh phui, không ít người đặt ra câu hỏi với vị lãnh đạo cao nhất của Hội Mỹ thuật Việt Nam: Đành rằng có trách nhiệm bảo vệ hội viên nhưng sao ông không “dò cho kỹ ngọn nguồn lạch sông” rồi mới đưa ra ý kiến đồng tình hay không đồng tình với hình thức kỷ luật của Hội địa phương? Trong giải trí, hiện nay người ta nhắc nhiều đến cụm từ “tẩy chay”. Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật phải chăng đã đến lúc cần sử dụng cụm từ này? 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.