LHP Việt Nam thấp thỏm chờ Bông sen vàng

Phim “Truyền thuyết Quán Tiên” do Nhà nước đặt hàng mới hoàn thành, kịp tranh Bông sen vàng
Phim “Truyền thuyết Quán Tiên” do Nhà nước đặt hàng mới hoàn thành, kịp tranh Bông sen vàng
TPO - Sau một thời gian vắng mặt, phim nhà nước đặt hàng xuất hiện trong danh sách tranh giải Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21, tuy nhiên dư luận đặt câu hỏi liệu có sự ưu ái nào cho các phim này.

Liên hoan phim (LHP) Việt Nam lần thứ 21 diễn ra từ 23 đến 27/11 tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, với khẩu hiệu “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam dân tộc, nhân văn, sáng tạo và hội nhập". Trong 74 tác phẩm tranh Bông sen vàng, phim truyện điện ảnh có 16 tác phẩm. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Cục phó Cục Điện ảnh nói phim được chọn dự thi “giàu bản sắc dân tộc, nội dung tư tưởng giàu tính nhân văn, giàu sáng tạo nghệ thuật”.

So với lượng phim Việt Nam được cấp phép phát hành hai năm qua, số lượng 16 phim không nhiều. Trả lời câu hỏi về tiêu chí lựa chọn, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông nói trong họp báo chiều 14/11: tất cả phim được cấp phép phát hành đều có quyền đăng ký tham dự. Lãnh đạo Bộ khẳng định 16 phimtranh giải ở hạng mục Phim truyện điện ảnh có sự nổi trội về nghệ thuật hoặc doanh thu kỷ lục. Phim doanh thu khủng có thể kể t Cua lại vợ bầu hơn 191,8 tỷ đồng, Hai Phượng khoảng 200 tỷ đồng, Lật mặt: Nhà có khách (117 tỷ), Tháng năm rực rỡ (84 tỷ).Tín hiệu vui cho điện ảnh nhà nước: có bốn tác phẩm nhà nước đầu tư dự liên hoan như Thạch Thảo, Truyền thuyết Quán Tiên...

Một trong những vấn đề được bàn tán nhiều nhất sau mỗi kỳ LHP là Bông sen vàng có xứng đáng hay không. Một số kỳ LHP, giám khảo cố đôn phim chưa thật sự xứng đáng nhận giải vàng nên bị dư luận phản ứng là “vàng non”. “Nếu như không tìm được phim thực sự xuất sắc thì cũng không trao giải Bông sen Vàng” ông Tạ quang Đông khẳng định.

LHP Việt Nam thấp thỏm chờ Bông sen vàng ảnh 1

Kim Tuyến trong phim đề tài chiến tranh "Nơi ta không thuộc về"

LHP vẫn chấp nhận phim làm lại (remake) từ kịch bản/phim nước ngoài. Nếu được chọn vào vòng dự thi sẽ được xét các giảivề đạo diễn, diễn viên, quay phim, họa sĩ, âm thanh, âm nhạc, trừ giải cho phim và tác giả kịch bản.

Bên cạnh hoạt động trình chiếu phim dự thi và phim toàn cảnh, các cuộc giao lưu giữa khán giả và các đoàn làm phim, BTC mở hai cuộc hội thảo: “Bối cảnh quay phim tại Việt Nam” và “Nâng cao chất lượng điện ảnh Việt Nam trong hội nhập quốc tế” ...

Dù lần đầu tiên tổ chức tại Bà Rịa-Vũng Tàu, quy mô LHP lần này có phần thu gọn hơn. Cách ngày khai mạc chưa đầy tuần lễ, BTC vẫn chưa “chốt” danh sách khách mời quốc tế cũng như gương mặt điện ảnh trong nước. Trước LHP, Cục Điện ảnh công bố một số tên tuổi là giám khảo như PGS.TS Trần Luân Kim,, nhà sản xuất, diễn viên Trương Ngọc Ánh, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng… tuy nhiên chiều 14/11Thứ trưởng Bộ lại đáp chưa thể công bố vì không muốn gây áp lực cho giám khảo.

Sự kiện thảm đỏ, lễ khai mạc và bế mạc năm nay được cho rằng có sự đổi mới. BTC không giao cho đơn vị tổ chức sự kiện và truyền thông, thay vào đó chọn VOV làm đối tác. Điều này đồng nghĩa hai buổi lễ chính của liên hoan là khai mạc tối 23/11 và bế mạc tối 27/11 không được trực tiếp trên sóng quốc gia VTV, tmà là VOV.

MỚI - NÓNG