Loạt lễ hội lớn nào bị dừng vì dịch Corona?

Lễ hội đền Trần Nam Định cũng phải tạm dừng vì dịch bệnh do chủng mới virus Corona gây ra
Lễ hội đền Trần Nam Định cũng phải tạm dừng vì dịch bệnh do chủng mới virus Corona gây ra
TPO - Tháng Giêng là tháng ăn chơi với hàng nghìn lễ hội miên man không còn đúng trong mùa xuân 2020. Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra khiến nhiều lễ hội lớn phải tạm dừng, hoặc bị thu hẹp quy mô.
Chỉ thị mới nhất của Thủ tướng, Công điện mới nhất của Bộ trưởng Bộ VHTTDL yêu cầu các địa phương đã công bố dịch dừng tất cả các lễ hội, kể cả lễ hội đã khai mạc; tạm dừng mọi hoạt động tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (trừ trường hợp thực hiện nhiệm vụ theo phân công) để tránh tập trung đông người; kịp thời thông báo cho nhân dân, du khách biết, thực hiện. Ba tỉnh đã công bố dịch Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Khánh Hòa không có lễ hội lớn nào diễn ra dịp này. Nhưng trước đó, Vĩnh Phúc dừng Lễ hội Đúc Bụt (huyện Sơn Dương) (hay còn gọi lễ hội cướp chiếu). Lễ hội vốn diễn ra Mùng 8 tháng Giêng, gần đây thu hút đông đảo du khách thập phương bởi nghi thức cướp chiếu thiếng tại lễ hội.
Loạt lễ hội lớn nào bị dừng vì dịch Corona? ảnh 1 Lễ hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ) phải tạm dừng
Chiếc chiếu dùng để bao bọc các ông Bụt (thanh niên gương mẫu được lựa chọn và rước đi tắm, trát bùn kín người) được tung ra để cho nhiều thanh niên cướp, bởi theo quan niệm dân gian ai lấy được lộc này sẽ sinh con trai. Sau nhiều năm xuất hiện tình trạng bạo lực, năm ngoái BTC thay đổi hình thức để chiếc chiếu dễ bung ra, hạn chế xô sát không đáng có. Tại Phú Thọ: Lễ hội chọi trâu Phù Ninh (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) dừng tổ chức sát ngày khai hội Mùng 8-9 tháng Giêng. Lễ hội truyền thống này được tạm dừng sau khi có công văn của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) để hoàn thiện phương án đổi mới, và quan trọng hơn là nguy cơ dịch bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra.
Loạt lễ hội lớn nào bị dừng vì dịch Corona? ảnh 2 Lễ hội chọi trâu Phù Ninh không bóng người do dừng tổ chức
Lễ hội Phết Hiền Quan (Phú Thọ) ban đầu dự kiến duy trì nghi lễ khai mạc truyền thống (12-13 tháng Giêng), chỉ bỏ màn đánh phết theo tinh thần đề nghị của Bộ VHTTDL, và chính quyền sở tại, tuy nhiên trước diễn biến của bệnh Corona, lễ hội vốn là “điểm nóng” hằng năm chính thức ngừng tổ chức. Quảng Ninh dừng Lễ hội Yên Tử trước ngày khai mạc, trước khi có công văn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra công văn yêu cầu dừng mọi lễ hội, khóa tu tập tại các cơ sở thờ tự. Tuy nhiên, Yên Tử vẫn là nơi không ít người dân và du khách. Nhiều đoàn du khách vẫn hành hương xuyên đêm lên đỉnh non thiêng.
Loạt lễ hội lớn nào bị dừng vì dịch Corona? ảnh 3 Không khai mạc lễ hội, nhưng người dân vẫn hành hương về Yên Tử
Lễ hội chùa Ba Vàng cũng không diễn ra, theo tinh thần của công văn của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Loạt lễ hội lớn nào bị dừng vì dịch Corona? ảnh 4 Chùa Tam Chúc thưa vắng khách sau khi dịch diễn biến phức tạp
Tại Hà Nội, một loạt lễ hội lớn cũng không diễn ra: Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh kết hợp với khai mạc du lịch Ba Vì, dù ban đầu dự kiến rước kiệu liên vùng. Lễ hội Đền Và (Thị xã Sơn Tây) dự kiến tổ chức to ở mức “đại đám” nay ngừng lại vì dịch bệnh Corona. Nam Định dừng Lễ khai ấn Đền Trần-lễ hội thường thu hút hàng vạn người đổ về xin ấn đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng. Lễ khai mạc đền Trần Thái Bình 2020 cũng phải tạm dừng. Lễ hội mới nổi Tây Yên Tử (Bắc Giang) thu hút hàng vạn người cũng lỡ hẹn. Lễ hội chùa Tam Chúc (Hà Nam) ngay đầu năm thu hút hàng vạn người đổ về, dù 12 tháng Giêng mới khai mạc. Tuy nhiên sau các văn bản về dừng lễ hội, BTC quyết định dừng khai hội. Du khách cũng không còn đổ về quá đông đúc.

Tại các địa phương, hàng loạt lễ hội truyền thống và sự kiện văn hóa lớn cũng phải dừng lại để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus Corona.
Không riêng các lễ hội lớn dừng khai mạc, lễ hội chùa Hương vốn lớn bậc nhất và kéo dài hết ba tháng đầu năm cũng thưa vắng khách, giảm hơn 2/3 lượng du khách đổ về trong dịp cuối tuần đầu tiên của năm mới.

Tăng cường kiểm tra, giám sát
Trong công điện mới nhất 396, Bộ trưởng Bộ VHTTDL đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có) việc chấp hành các Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ; Văn bản, Công điện của Bộ VHTTDL về tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra tại lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.


Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy trao đổi với Tiền Phong về một số giải pháp cho mùa lễ hội này. Lãnh đạo Bộ giao Cục Văn hóa cơ sở chủ trì, phối hợp Cục Di sản Văn hóa, Thanh tra Bộ kiểm tra công tác quản lý lễ hội tại một số địa phương trong phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Bộ đặc biệt giám sát việc tuân thủ Chỉ thị của Thủ tướng tại các địa phương có dịch.


Lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở nói rằng, sớm thành lập các kiểm tra tại nhiều tỉnh có dịch, hoặc các tỉnh có lễ hội lớn và di tích-danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo du khách như Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.