Lăng kính:

Lười

Lười
TP - Hội nghị lí luận, phê bình văn học lần thứ IV do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức vừa khép lại. Một vài nhà văn ngồi với nhau, họ phàn nàn:

Các nhà văn của ta yêu mình quá, đến độ  chẳng biết lắng nghe? Nhà thơ Đặng Huy Giang bình luận: Hội nghị của ta năm nay tiến bộ là có người điều khiển thời gian phát biểu. (Nhưng cần gì đến người điểu khiển thời gian, ở ta lâu nay vốn thịnh hành kiểu “vỗ tay đểu” thay lời… xin mời xuống, nếu người nghe chán). 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó chủ tịch Hội nhà văn tiết lộ, anh từng phải lên tiếng “đuổi”  khéo trong hội nghị: Nếu ai có chuyện riêng xin mời ra ngoài, ở ngoài có cà phê, có nơi hút thuốc và cả… gió mát nữa. Hội nghị của Hội nhà văn hẳn hoi với hơn 200 nhà văn tham dự để bàn luận chủ đề nghiêm túc “Văn học 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển 1986-2016”, thế mà lại thế. Người phát biểu riêng to hơn người phát biểu chính. Điều này, phản ánh ý thức lắng nghe của nhà văn và cả chất lượng của tham luận.

Một số người nói rằng: Chẳng biết có phải nhiễm trào lưu “ném đá” trên mạng xã hội hay không mà bây giờ trong phê bình văn học hình như người ta cũng thiếu kiên nhẫn. Có những bài thơ dài, người phê bình có khi chỉ đọc vài câu, thấy hình như… không ra gì, không mới mẻ, đã vội vã cầm bút “phang”. Nhà thơ Đặng Huy Giang phàn nàn: “Như bài thơ “Đồng chí” đó, câu “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh  vá”, có gì thơ đâu? Nhưng cả bài thơ, giá trị lại nằm ở câu cuối, “đầu súng trăng treo”. Nếu “đánh” Chính Hữu vội vàng có phải thiệt cho nhà thơ và thiệt cho không ít độc giả (dễ bị ám ảnh bởi lời khen, tiếng chê của những vị nhân danh nhà phê bình)?”.

Chuyện vội vàng tẩy chay một tác phẩm nghệ thuật nào đó không chỉ diễn ra trong văn học mà còn lan tỏa sang nhiều lĩnh vực khác ngoài nghệ thuật. Biết lắng nghe, biết đọc chậm bỗng trở thành bài học khó khăn trong thời đại cái tôi cá nhân phát triển thịnh vượng. 

Mới rồi, tác giả tiểu thuyết thành phim “Quyên”  đột ngột kêu, sách của anh được rao bán giá 0 đồng trên trang Waka, mở ra câu chuyện lùm xùm trong việc kí kết hợp đồng ủy quyền giữa Nguyễn Văn Thọ và Trung tâm quyền tác giả văn học Việt Nam - VCLL. 

Sau khi nhận ra lỗi tai hại ở chỗ chính mình nhắm mắt ký bừa, dẫn tới “bút sa gà chết”,  Nguyễn Văn Thọ lại kêu: Do bản thân “mù quáng, lơ ngơ, không hiểu văn bản là gì” nên mới đặt bút ký vào hợp đồng  ủy quyền cho VCLL, dẫn đến tình trạng không kiểm soát được tác phẩm khiến “người ta” mang “con” mình ra giữa chợ tùy tiện. Bạn đọc chỉ còn biết bình luận: “Buồn… cho các nhà văn sống với con chữ mà lại không chịu đọc văn bản”. Nhà văn còn nhận mình lơ nga, lơ ngơ, ngại nghe, ngại đọc thì trách gì  người ta lười chạm vào thế giới câu chữ? 

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.