Mạnh Quỳnh kể chuyện hát vọng cổ bằng tiếng Anh gây 'bão' một thời

TPO - Người đầu tiên hát vọng cổ bằng tiếng Anh ở Việt Namchính là danh ca Mạnh Quỳnh. Anh hát trên sân khấu ca nhạc Thúy Nga, vào năm 2002. Ngay tại sân khấu thu hình trực tiếp, Mạnh Quỳnh đã khiến khán giả cười ngả nghiêng, khi DVD có phần biểu diễn của anh về Việt Nam đã gây “bão”.

“Honey, do you know I love you and miss you so much? Night after night I cannot sleep so well...”. Đây là câu ca đầu tiên trong trích đoạn vọng cổ  bằng tiếng Anh gây “bão” một thời của Mạnh Quỳnh, nói về nỗi nhớ nhung người yêu trong đêm trắng và hoàn cảnh “không nhà, không tiền”, không có gì để quyến rũ và giữ chân người yêu của một chàng trai.

Khi Mạnh Quỳnh cất giọng ca vọng cổ bằng tiếng Anh, hiếm khán giả nào kiếm chế được tiếng cười. Anh ghi danh người hát vọng cổ đầu tiên bằng tiếng Anh. Màn biển diễn có “1-0-2” này được Mạnh Quỳnh thực hiện lần đầu trong Paris by night 67 tại San Jose, California, Mỹ.  Sau đó, vì màn ca vọng cổ bằng tiếng Anh được khán giả khắp nơi yêu thích nên Mạnh Quỳnh thường biểu diễn lại.

Mạnh Quỳnh kể chuyện hát vọng cổ bằng tiếng Anh gây 'bão' một thời ảnh 1

Mạnh Quỳnh hát vọng cổ bằng tiếng Anh trên sân khấu Thúy Nga gần 20 năm về trước (Ảnh: Chụp từ màn hình)

Mới đây, trong chương trình Music Box số 22, do Trung tâm Thúy Nga thực hiện, Mạnh Quỳnh tái xuất bên nữ ca sỹ Hương Thủy. Khi Hương Thủy hỏi nguyên nhân khiến anh nảy ra sáng kiến ca vọng cổ bằng tiếng Anh, nam ca sỹ đã “khai” sự thật. Một nghệ sỹ thắc mắc: Mạnh Quỳnh hát vọng cổ tiếng Việt rất hay, sao không thử hát vọng cổ tiếng Anh? Lúc đó, chính Mạnh Quỳnh cũng ngạc nhiên, đáp: “Vọng cổ tiếng Anh ai làm được, kỳ quá”. Rồi hai nghệ sỹ nói chuyện với nhau một hồi. Mạnh Quỳnh nhớ đồng nghiệp của anh hay ca bài “Where did you go?”, nên anh thử hát câu vọng cổ đó. Không ngờ, đồng nghiệp khen Mạnh Quỳnh ca vọng cổ tiếng Anh hay quá. Được khuyến khích, Mạnh Quỳnh mạnh dạn nêu ý kiến với lãnh đạo của Trung tâm ca nhạc Thúy Nga. Được chấp thuận, anh đã trình diễn màn cải lương độc đáo này trong chương trình Paris by night 67. Chính Mạnh Quỳnh không thể ngờ ca vọng cổ bằng tiếng Anh lại gây “sốt” với khán giả Việt Nam.

Mạnh Quỳnh kể chuyện hát vọng cổ bằng tiếng Anh gây 'bão' một thời ảnh 2

Khán giả hải ngoại cười ngả nghiêng khi nghe Mạnh Quỳnh ca vọng cổ bằng tiếng Anh (Ảnh: Chụp từ màn hình) 

So với thời kỳ ca vọng cổ bằng tiếng Anh, Mạnh Quỳnh của thời hiện tại không  gày gò như trước. Nữ ca sỹ Hương Thủy nói đùa với Mạnh Quỳnh: Do anh hát với Hương Thủy nên mới đẹp ra. Chị còn thắc mắc hộ khán giả: Tại sao Mạnh Quỳnh cứ trẻ mãi, ngay cả thời dịch bệnh cũng không ảnh hưởng tới phong độ của anh? Người ca vọng cổ đầu tiên bằng tiếng Anh bật mí, trong 3 tháng không bay “sô” vì dịch bệnh, anh ở nhà lo cho con cái ăn uống, từ sáng qua trưa đến tối.

Mạnh Quỳnh cho biết, anh không thể chế biến “sơn hào hải vị” song hoàn toàn nấu được những món  truyền thống của người Việt như canh chua, cá kho tộ, thịt kho, dưa giá, bún riêu, phở… Nam ca sỹ giải thích tếu táo: Vì chăm nấu ăn, cứ ăn riết, nên anh tăng cân, không “ốm nhom” như xưa.

Mạnh Quỳnh kể chuyện hát vọng cổ bằng tiếng Anh gây 'bão' một thời ảnh 3

Mạnh Quỳnh, Hương Thủy trong Music Box số 22 (Ảnh: Chụp từ màn hình) 

Nhưng Mạnh Quỳnh cũng nói thêm: Ngoài việc nấu nướng anh không quên rèn nghề. Anh có một phòng thu nhỏ ở nhà, để tiện lợi cho công việc. Anh vừa luyện ca, vừa sáng tác. Nhớ lại quá khứ huy hoàng, Mạnh Quỳnh ghi nhận của trung tâm Thúy Nga đã tạo điều kiện để cặp đôi Mạnh Quỳnh- Phi Nhung làm sống lại tân cổ giao duyên, bắt đầu từ sự kết hợp tình cờ, khi họ hát tân cổ “Căn nhà màu tím”. Anh nhẩm tính, đã sáng tác khoảng 25 bài tân cổ giao duyên trên Paris by night, từ CD đến Video.

Mạnh Quỳnh kể kỷ niệm khi biểu diễn ở Úc. Vì mê Mạnh Quỳnh- Phi Nhung nên có vị khán giả tưởng họ là vợ chồng. Nhưng hôm ấy, không có sự xuất hiện của Phi Nhung, thay vào đó là Hương Thủy. Mạnh Quỳnh- Hương Thủy hát xong thì ra bán CD như các nghệ sỹ khác. Họ ngồi kế nhau trong một dãy, khán giả ùa đến quầy bán CD của Mạnh Quỳnh và bảo: CD Mạnh Quỳnh- Phi Nhung đâu tôi mua hết. Mạnh Quỳnh khuyến khích nên mua ủng hộ Hương Thủy.Vị khán giả nói: “Tôi thích Phi Nhung- Mạnh Quỳnh, không thích Hương Thủy”.

Đã thế, “thượng đế” còn trách Mạnh Quỳnh: “Tại sao bỏ Phi Nhung cưới Hương Thủy?”. Vì quá yêu mến cặp đôi Mạnh Quỳnh- Phi Nhung trên sân khấu nên nhiều khán giả cứ tưởng ngoài đời họ yêu nhau, là vợ, là chồng. Khi Mạnh Quỳnh hát chung với Hương Thủy, người ta lại tưởng anh đã bỏ Phi Nhung để cưới Hương Thủy, khiến các nghệ sỹ “dở khóc, dở cười” khi bị trách oan.

Mạnh Quỳnh kể chuyện hát vọng cổ bằng tiếng Anh gây 'bão' một thời ảnh 4

Sau Phi Nhung, Mạnh Quỳnh hay "cặp" với Hương Thủy trên sân khấu (Ảnh: Chụp từ màn hình) 

Hiện nay, ngoài sáng tác tân cổ giao duyên, Mạnh Quỳnh còn sáng tác tân nhạc. Anh tiết lộ, đã viết khoảng 50 ca khúc: “Tôi chỉ định sáng tác cho mình hát thôi. Vì muốn làm cái gì cho riêng mình”, Mạnh Quỳnh nói trong Music Box số 22. Nhưng một số ca sỹ trẻ đã tìm đến Mạnh Quỳnh xin ca khúc của anh. Mạnh Quỳnh sáng tác cho Hà Thanh Xuân, một mỹ nhân của làng nhạc hải ngoại, bài “Màu hoa dang dở”, giúp cô giành được nhiều tình cảm của khán giả. Vì thành công đó, Mạnh Quỳnh viết tiếp “Màu hoa dang dở 2”, đó chính là ca khúc “Trả lại em màu tím”, anh đã trình bày trong Music Box 22. Vì sao Mạnh Quỳnh hay viết về hoa bằng lăng? Bởi anh yêu màu tím.

Mạnh Quỳnh kể chuyện hát vọng cổ bằng tiếng Anh gây 'bão' một thời ảnh 5

Photo: Mạnh Quỳnh phong độ ở tuổi 48 (Ảnh: Internet)

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.