Múa quyền tại lễ ra mắt sách “Sư đệ” của võ sư Trần Việt Trung

Võ sư biểu diễn võ thuật tại lễ ra mắt sách của võ sư Trần Việt Trung. Ảnh: BẢO HÂN
Võ sư biểu diễn võ thuật tại lễ ra mắt sách của võ sư Trần Việt Trung. Ảnh: BẢO HÂN
TPO - Trong khuôn khổ Triển lãm - Hội chợ sách quốc tế Việt Nam lần thứ 6, các môn sinh của học phái Dưỡng sinh - Nhu quyền góp vui mấy màn biểu diễn đan xen giữa phần giao lưu “Học võ như học làm người”.

“Sư đệ-Học phái Dưỡng sinh Nhu quyền”, NXB Trẻ ấn hành xoay quanh Tám, một học sinh Hà Nội trong suốt quãng đường trưởng thành hơn 40 năm từ những nóng nảy ban đầu, trải qua thời gian học võ thành tâm và nghiêm cẩn để trở thành võ sư luôn giữ vững đạo nghĩa của một môn phái.

Sư đệ là cuốn thứ hai viết về võ học của võ sư Trần Việt Trung. Cuốn “Quyền sư” từng gây ngạc nhiên trong văn giới khi ra mắt, nhanh chóng trở thành sách bán chạy ngoài mong đợi.
Có mặt trong lễ ra mắt sách và giao lưu với tác giả với chủ đề “Học võ như học làm người”, cô giáo dạy văn thời cấp 3 Lý Thường Kiệt (1973-1976) của nhóm học sinh Trần Việt Trung, Lưu Khánh Thơ đánh giá là những học sinh trong sáng hồn nhiên. “Trần Việt Trung ngay thời ấy có sức thu hút với bạn bè bởi những câu chuyện dí dỏm, ý chí mãnh liệt bảo vệ tập thể lớp”, cô giáo cũ của tác giả kể.

Múa quyền tại lễ ra mắt sách “Sư đệ” của võ sư Trần Việt Trung ảnh 1 Các khách mời từ trái qua Đỗ Phấn, Thụy Anh, tác giả Trần Việt Trung và nhà thơ Hữu Việt. Ảnh:Bảo Hân

TS. Nguyễn Thụy Anh theo dõi Trần Việt Trung từ thời “Quyền sư” tới “Sư đệ” nói rằng chị nhận ra rất nhiều câu chuyện hay về giáo dục trong cuốn sách mới, đặc biệt thích những trang sách về tình thầy trò, đạo, tình nghĩa để dẫn đến giác ngộ. “Tôi cho rằng thầy Trung không chủ tâm làm văn, sắp đặt thành tiểu thuyết nhưng trong những câu chuyện lại có sự lấp lánh và lôi cuốn”, TS. Thụy Anh nói. Chị nói rằng sẽ đọc cho con nghe các câu chuyện nho nhỏ trong cuốn sách.

Múa quyền tại lễ ra mắt sách “Sư đệ” của võ sư Trần Việt Trung ảnh 2 Môn sinh biểu diễn bài quyền trên nhạc nền "Phiên chợ Ba Tư". Ảnh: Bảo Hân
Không xét cuốn “Sư đệ” dưới góc độ văn chương, nhà văn Đỗ Phấn cho rằng nên nhìn nhận cuốn sách này ở góc độ khác. Ông đánh giá cuốn sách dạng như thế này đôi khi còn cần thiết hơn văn học, tiểu thuyết. “Cuốn Sư đệ gần như biên niên sử, bức tranh tả cảnh cụ thể về lứa thanh niên Hà Nội cuối thập kỷ 60 đầu 79. Tất cả câu chuyện của anh Trung gắn kết với nhau bằng mối quan hệ của lũ trẻ, lũ học sinh Hà Nội”, Đỗ Phấn nói. Ông cho rằng đọc cuốn “Sư đệ” để thấm, ngấm lại không gian, không khí, môi trường, chân dung Hà Nội rất gần nhưng bây giờ bỗng nhiên quá xa. Võ sư Trần Việt Trung cũng chia sẻ thêm về chuyện học võ, những kỷ niệm của thời học sinh Hà Nội những năm 1960, 1970.
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.