Nghệ sĩ sơn mài hội ngộ trong Đối thoại Cửa võng

Ú ớ - Sơn điều, sơn ta trên gỗ. Họa sĩ muốn nói lên sự hoài nghi về những giá trị mỹ thuật trong bối cảnh Việt Nam hiện tại và với cái nhìn giễu nhại về thời đại văn minh vật chất làm lu mờ những giá trị văn hóa tinh thần.
Ú ớ - Sơn điều, sơn ta trên gỗ. Họa sĩ muốn nói lên sự hoài nghi về những giá trị mỹ thuật trong bối cảnh Việt Nam hiện tại và với cái nhìn giễu nhại về thời đại văn minh vật chất làm lu mờ những giá trị văn hóa tinh thần.
TPO - 8 nghệ sĩ có tiếng tăm trong lĩnh vực sơn mài đã cùng góp mặt trong triển lãm Câu chuyện sơn mài: Đối thoại “cửa võng” tại không gian Cuci Art Studio.

Đập vào mắt khách xem triển lãm là 250 bức sơn mài nhỏ, như hình bảng học trò, kích thước 30x40 cm và 20x30 cm, với dòng chữ “em xin lỗi lần sau em không thế nữa” dùng đế sắp đặt nên tác phẩm “Sau cửa võng”, một cánh cổng thực sự được xây dựng lên với chi chít các bảng chữ xin lỗi, bập lập, mất chữ, đủ chữ - một gạch nối giữa các miền không gian.

Đây là một trong những cụm tác phẩm được trưng bày trong Câu chuyện sơn mài: Đối thoại “cửa võng” tạo nên nên sự ám ảnh và những vết hằn trong tâm tưởng.

Nghệ sĩ sơn mài hội ngộ trong Đối thoại Cửa võng ảnh 1 Nghệ sĩ Nguyễn Hồng Phương bên tác phẩm sắp đặt "Sau cửa vong"
8 nghệ sĩ có tác phẩm trưng bày là Nguyễn Trường Linh, Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Đoan Ninh, Nguyễn Tuấn Cường, Chu Viết Cường, Vũ Trung, Công Quốc Thắng và Phạm Hoài Anh. Rất lâu rồi Hà Nội mới có một triển lãm chuyên đề quy tụ các nghệ sĩ sơn mài và các nghệ sĩ đương đại phương tiện, sử dụng chất liệu sơn mài để đối thoại với hình tượng “cửa võng”. Đây là triển lãm đem đến thử thách mới cho mỗi nghệ sĩ: phá bỏ giới hạn của chất liệu và tôn vinh ngôn ngữ tạo hình. Thông qua đó mang đến cho người thưởng lãm câu chuyện sáng tạo của mỗi cá nhân.
Nghệ sĩ sơn mài hội ngộ trong Đối thoại Cửa võng ảnh 2 Người xem đang chiêm nghiệm tác phẩm Không gian dịch chuyển của nghệ sĩ Công Quốc Thắng
Ở Miền Bắc, cửa võng là một cách bài trí nội thất đặc biệt ở những không gian thờ tự linh thiêng. Cửa võng vốn là một khung cửa giả, chia ba phần, hai phần bên phải và trái được gắn liền vào đôi cột cái, sát với câu đối, phần trên đường gắn ngay bên dưới bức hoành phi. Khung cửa này được hiểu như là chỉ dấu ngăn cách giữa toàn bộ khu vực thờ phụng linh thiêng với phần đời thế tục. Trong không gian thờ tự,cửa võng như vừa ngăn cách, vừa mở thông hai thế giới thế tục và tâm linh. Chính vì vậy mà các nghệ nhân dân gian dồn trút rất nhiều tâm huyết vào mọi khâu hoàn thiện, từ xây dựng ý tứ nội dung tới kỹ thuật trạm trổ và đặc biệt là kỹ thuật và nghệ thuật sơn son thiếp vàng.
Nghệ sĩ sơn mài hội ngộ trong Đối thoại Cửa võng ảnh 3 Ngai - Nguyễn Tường Linh
Ý nghĩa đặc biệt của “cửa võng” chính là một cánh cửa kết nối tâm linh, cánh cửa kết nối quá khứ và hiện tại, cánh cửa tiếp nối văn hóa, cánh cửa kết nối với tâm hồn của nghệ nhân, nghệ sĩ. Triển lãm muốn các nghệ sĩ đối thoại với “Cửa võng” theo cách riêng của mình, để chính mình và công chúng có thể kết nối và bước qua cánh cửa ấy, tiếp nối và chạm tới những giá trị đích thực của hội họa.
Nghệ sĩ sơn mài hội ngộ trong Đối thoại Cửa võng ảnh 4 1980s - Vũ Trung
Điều đặc biệt của Câu chuyện sơn mài: Đối thoại cửa võng là sự đa dạng trong phong cách của nghệ sĩ tham gia. Có người chỉ chuyên chú với sơn mài, những câu chuyện trong sáng tác của họ thường được gợi từ cảm hứng từ truyền thống và lịch sử dân tộc. Có nghệ sĩ lại coi sơn mài như một biểu trưng truyền thống và thông qua triển lãm họ muốn kết nối nó với những câu chuyện mới, mang tính thời đại, phá vỡ kết cấu thông thường của một sáng tác hội họa, mở rộng nhiều chiều không gian trưng bày và tiếp cận tác phẩm cho người xem. Có người lại xem sơn mài còn hơn cả một chất liệu, sơn mài như một người bạn đồng hành, chia sẻ và cùng nghệ sĩ chiêm nghiệm về những giá trị bất biến, thiên biến của cuộc đời.
Triển lãm kéo dài đến 31/7/2019 tại không gian Cuci Art Studio 25 Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội.
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.