'Nghiệp' với trâu, của Hùng
“Nghiệp”, triển lãm cá nhân với 30 tác phẩm sơn dầu, acrylic khổ lớn về chủ đề con Trâu của họa sĩ trẻ Ngô Thanh Hùng vừa khai mạc chiều 21/1 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng đang thu hút người xem.

“Nghiệp”, triển lãm cá nhân với 30 tác phẩm sơn dầu, acrylic khổ lớn về chủ đề con Trâu của họa sĩ trẻ Ngô Thanh Hùng vừa khai mạc chiều 21/1 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng đang thu hút người xem.
Tuổi Nhâm Tuất (1982), thuộc “tứ hành xung” với Sửu, nhưng con trâu lại chính là nguồn cảm hứng mạnh nhất với họa sĩ Ngô Thanh Hùng. Quen biết với Hùng khá lâu, tôi ấn tượng mãi với bức “Chọi trâu” sơn dầu khổ lớn vạm vỡ chiếm gần hết bức tường chính trong ngôi nhà trọ của hai vợ chồng trẻ gốc Nghệ An đều là họa sĩ cùng “lò” Đại học Nghệ thuật Huế này.
Nay đã sắm được nhà riêng đàng hoàng, có những “tác phẩm” lớn nhất đời là hai cậu con trai, công việc ổn định (giảng viên Đại học Kiến trúc Đà Nẵng), và một bút pháp nghệ thuật ngày càng chắc tay, bước đầu tạo phong cách riêng, Ngô Thanh Hùng vẫn đam mê với Trâu. Từ hàng chục năm nay.
Chọn hình tượng con trâu cho triển lãm cá nhân đầu tiên tại Đà Nẵng, giáp thềm xuân Tân Sửu với chủ đề “Nghiệp”, ngắn gọn, nhưng là sự xác quyết bước thực hành nghệ thuật đã rõ ràng phía trước của Hùng.
“Nghiệp”, với người thưởng lãm tôi nghĩ có lẽ cảm giác đầu tiên sẽ là một chữ “ngợp”. Ngợp với những chú trâu vạm vỡ, rực lửa tấn công trong những đòn thế dũng mãnh bùng nổ, được chủ ý xử lý theo bút pháp thiên về biểu hiện. Cảm xúc tiếp theo sẽ là “lặng”. Lặng, với đôi mắt đầy chất tự sự và thoáng buồn của loài vật đã ngàn đời quen thuộc với ruộng đồng, bờ bãi, với người nông dân Việt. Lặng, với những đường nét, nhịp điệu của những khối màu tưởng như rối rắm như cách họa sĩ diễn dụ về những lễ hội chọi trâu, hay nhịp điệu của những cặp sừng. Nóng, và lặng - hai thứ ngôn ngữ tưởng như đối chọi trong họa pháp về trâu của Hùng, đã được diễn trình theo một trật tự hợp lý, đủ sức gợi.
Ánh mắt/cặp mắt trâu trong hội họa của Ngô Thành Hùng cũng khá đặc biệt. Đặc tả dũng khí, nhưng dù dữ dội bốc lửa đến đâu, với tôi, vẫn thấy toát lên chiều sâu của nỗi niềm, sự trầm tĩnh và trấn tĩnh cần thiết. Không chỉ là nghĩa vụ và thân phận của một kiếp vật, mà hơn thế, là sự vượt lên tầng trên cao lắm giữa cõi nhân sinh này.
“Nghiệp” của trâu, hay của Hùng, một họa sĩ suốt tháng năm cày cuốc trên cánh đồng màu sắc, tôi nghĩ là ở tầng sâu và chiều cao ấy. Của một khát vọng vượt lên vượt trên mọi thứ thông lệ.
Ngô Thanh Hùng vốn tu nghiệp sau đại học ở Thái Lan, từng góp mặt trên 20 cuộc triển lãm mỹ thuật nhóm tại Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, miền Trung - Tây Nguyên và Triển lãm mỹ thuật các nước khu vực tiểu vùng sông Mê Kông tại Thái Lan (lần thứ I, II, III). Một nội lực đầy hy vọng, với cuộc triển lãm cá nhân đầu tay này.
Triển lãm “Nghiệp” diễn ra từ ngày 21/1 đến hết ngày 31/1/2021 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng (số 78 Lê Duẩn, TP. Đà Nẵng).
Tuổi Nhâm Tuất (1982), thuộc “tứ hành xung” với Sửu, nhưng con trâu lại chính là nguồn cảm hứng mạnh nhất với họa sĩ Ngô Thanh Hùng. Quen biết với Hùng khá lâu, tôi ấn tượng mãi với bức “Chọi trâu” sơn dầu khổ lớn vạm vỡ chiếm gần hết bức tường chính trong ngôi nhà trọ của hai vợ chồng trẻ gốc Nghệ An đều là họa sĩ cùng “lò” Đại học Nghệ thuật Huế này.
Nay đã sắm được nhà riêng đàng hoàng, có những “tác phẩm” lớn nhất đời là hai cậu con trai, công việc ổn định (giảng viên Đại học Kiến trúc Đà Nẵng), và một bút pháp nghệ thuật ngày càng chắc tay, bước đầu tạo phong cách riêng, Ngô Thanh Hùng vẫn đam mê với Trâu. Từ hàng chục năm nay.
Chọn hình tượng con trâu cho triển lãm cá nhân đầu tiên tại Đà Nẵng, giáp thềm xuân Tân Sửu với chủ đề “Nghiệp”, ngắn gọn, nhưng là sự xác quyết bước thực hành nghệ thuật đã rõ ràng phía trước của Hùng.
“Nghiệp”, với người thưởng lãm tôi nghĩ có lẽ cảm giác đầu tiên sẽ là một chữ “ngợp”. Ngợp với những chú trâu vạm vỡ, rực lửa tấn công trong những đòn thế dũng mãnh bùng nổ, được chủ ý xử lý theo bút pháp thiên về biểu hiện. Cảm xúc tiếp theo sẽ là “lặng”. Lặng, với đôi mắt đầy chất tự sự và thoáng buồn của loài vật đã ngàn đời quen thuộc với ruộng đồng, bờ bãi, với người nông dân Việt. Lặng, với những đường nét, nhịp điệu của những khối màu tưởng như rối rắm như cách họa sĩ diễn dụ về những lễ hội chọi trâu, hay nhịp điệu của những cặp sừng. Nóng, và lặng - hai thứ ngôn ngữ tưởng như đối chọi trong họa pháp về trâu của Hùng, đã được diễn trình theo một trật tự hợp lý, đủ sức gợi.
Ánh mắt/cặp mắt trâu trong hội họa của Ngô Thành Hùng cũng khá đặc biệt. Đặc tả dũng khí, nhưng dù dữ dội bốc lửa đến đâu, với tôi, vẫn thấy toát lên chiều sâu của nỗi niềm, sự trầm tĩnh và trấn tĩnh cần thiết. Không chỉ là nghĩa vụ và thân phận của một kiếp vật, mà hơn thế, là sự vượt lên tầng trên cao lắm giữa cõi nhân sinh này.
“Nghiệp” của trâu, hay của Hùng, một họa sĩ suốt tháng năm cày cuốc trên cánh đồng màu sắc, tôi nghĩ là ở tầng sâu và chiều cao ấy. Của một khát vọng vượt lên vượt trên mọi thứ thông lệ.
Ngô Thanh Hùng vốn tu nghiệp sau đại học ở Thái Lan, từng góp mặt trên 20 cuộc triển lãm mỹ thuật nhóm tại Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, miền Trung - Tây Nguyên và Triển lãm mỹ thuật các nước khu vực tiểu vùng sông Mê Kông tại Thái Lan (lần thứ I, II, III). Một nội lực đầy hy vọng, với cuộc triển lãm cá nhân đầu tay này.
Triển lãm “Nghiệp” diễn ra từ ngày 21/1 đến hết ngày 31/1/2021 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng (số 78 Lê Duẩn, TP. Đà Nẵng).
Một số tác phẩm về trâu tại triển lãm "Nghiệp" của Ngô Thanh Hùng













Chọi trâu 6 - Sơn dầu (140 x 120 cm)

Cùng chuyên mục

Quanh chuyện 'hội đồng mới' của làng văn

Trần Lực bất ngờ 'bóc phốt' đào hoa của Trọng Trinh

Chứng kiến bệnh tình nghệ sĩ Hoàng Lan trở nặng, đồng nghiệp không kìm được nước mắt

Xúc động giây phút các nghệ sĩ rơi nước mắt trong lễ truy điệu NSND Trần Hạnh

Nhớ mãi cái nheo nheo mắt, nụ cười hiền lành của NSND Trần Hạnh

Những lời chúc 8/3 ngọt ngào và ý nghĩa nhất ‘đốn tim’ phải đẹp

NSND Công Lý, Trung Hiếu và các thế hệ nghệ sĩ tiễn biệt NSND Trần Hạnh
