Nhạc sến sống lại?

Tuấn Vũ và Giao Linh giao lưu cùng khán giả Hà Nội. Ảnh: N.M.Hà
Tuấn Vũ và Giao Linh giao lưu cùng khán giả Hà Nội. Ảnh: N.M.Hà
TP - Chỉ định làm 1 đêm diễn, cuối cùng trở thành 7 đêm đều ở Hà Nội là một kỷ lục khó ca sĩ nào hôm nay đạt được. Và Tuấn Vũ ở tuổi ngũ tuần đã đạt được. Một minh chứng cho thấy nhạc sến trở lại?
Tuấn Vũ và Giao Linh giao lưu cùng khán giả Hà Nội. Ảnh: N.M.Hà
Tuấn Vũ và Giao Linh giao lưu cùng khán giả Hà Nội. Ảnh: N.M.Hà.

Khán giả của anh khá đa dạng, đa phần là các chị tuổi trên dưới 40. Những khuôn mặt gần như rạng ngời, say sưa nghe như nuốt lấy từng lời ca sĩ, thỉnh thoảng hát theo. Họ cũng dành những tràng vỗ tay kéo dài không kém cho Giao Linh, Hương Lan… và cả Long Nhật.

Tuấn Vũ- giọng ca vang lên khắp hang cùng ngõ hẻm vào những năm 1980 theo con đường không chính ngạch. Nếu ca sĩ trẻ ngày nay hay tận dụng truyền thông để nổi tiếng thì Tuấn Vũ thời bấy giờ chìm lắng trong giới truyền thông. Vậy mà vẫn thành hiện tượng.

Thế mới biết hấp lực của một giọng hát. Và cũng là hấp lực của một dòng nhạc. Nếu dòng nhạc đó chỉ có vài ca sĩ hát, hoặc chính ca sĩ đó tạo nên một dòng nhạc, anh ta sẽ có khả năng nổi tiếng như Tuấn Vũ, hoặc hơn.

So với đàn anh, đàn chị tạo được phong cách riêng trong giọng hát, Long Nhật với nhạc sến xem ra vẫn còn như thể gà con mới nở. Sự nồng nhiệt của khán giả dành cho anh có lẽ chủ yếu vì anh đã hát những bài họ thuộc lòng. Ngay “người đương thời” Đàm Vĩnh Hưng còn phải quay sang nhạc vàng, nhạc sến. Vì khán giả của dòng nhạc này hẳn rất đông mà nhu cầu xem ra lại không được thỏa mãn.

Việc Tuấn Vũ trở nên hot phần nào cũng vì nhu cầu thưởng thức của những người yêu anh và dòng nhạc của anh bị nén quá lâu. Và một khi anh đã hot sẽ lại càng hot. Vì người ta sẽ đổ xô đi xem người mà được nhiều người nghe(!). Với sự kiện Tuấn Vũ, nhạc sến- bấy lâu tồn tại như một dòng chảy ngầm- đã chính thức đánh tiếng định vị chỗ đứng.

Thay vì tìm câu trả lời vì sao nhạc vàng (mà vẫn) được nhiều người thích, ta hãy đặt câu hỏi, nhạc vàng đã được đối xử công bằng. Nhiều bài hát bàn chuyện thất tình bây giờ lời lẽ y chang nhạc vàng cách đây nửa thế kỷ, dù hình thức âm nhạc có khác chút. Còn nếu bỏ ca từ đi, mọi ca khúc đều bình đẳng chỉ là những giai điệu.

Đàn chim Việt hay Bến xuân của Văn Cao- cùng một giai điệu nhưng nội dung khác hẳn nhau. Rồi những giai điệu có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, có thể theo kiểu sến, sang, lúc jazz, lúc rock… Phút cuối do Chế Linh- Thanh Tuyền thể hiện là nhạc vàng hẳn đi rồi. Nhưng Phút cuối với Bằng Kiều lại giống như bất kỳ bản nhạc pop đang thịnh hành nào.

Rồi những bài ra đời sau này nhưng rất có cốt cách sến như Ở hai đầu nỗi nhớ, Thơ tình cuối mùa thu của Phan Huỳnh Điểu hay Dáng đứng Bến Tre- Nguyễn Văn Tý, Biển, nỗi nhớ và em- Phú Quang... Bản thân những ca sĩ muốn hát cho ra chất sến cũng phải vận dụng khá nhiều khẩu hình và những luyến láy của âm nhạc Việt truyền thống.

Sự đón nhận nồng nhiệt của khán giả trong nước cho thấy dòng nhạc vàng, nhạc sến vẫn có đất sống, nhưng sức sống thì chưa thể khẳng định.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.